Với cường độ bức xạ nhiệt cao và số giờ nắng trung bình hàng năm trên 2.000 giờ, Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh phía Bắc có tiềm năng lớn về phát triển điện mặt trời mái nhà. Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng, giá điện lưới biến động và yêu cầu cấp bách về chuyển dịch năng lượng xanh, điện mặt trời mái nhà đang trở thành giải pháp được nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình quan tâm và chủ động đầu tư.
Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã tích cực triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
TAND thị xã Nghi Sơn vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trần Văn Sơn và 9 đồng phạm, bị xét xử về tội 'Sản xuất, buôn bán hàng giả' quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự.
Mới đây, TAND thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trần Văn Sơn và các đồng phạm về tội 'Sản xuất, buôn bán hàng giả' quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự.
Tập đoàn Sumitomo Corporation của Nhật Bản sẽ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa giai đoạn 1, với tổng diện tích 167 ha, kỳ vọng tạo bước đột phá về thu hút đầu tư công nghệ cao cho thành phố Thanh Hóa.
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã và đang thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH quê hương, đất nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ đối với môi trường nếu mỗi nhà đầu tư, doanh nghiệp không nâng cao ý thức, trách nhiệm, ngành chức năng không có sự quản lý chặt chẽ.
Đến nay, KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 723 dự án, trong đó có 651 dự án đầu tư trong nước và 72 dự án đầu tư nước ngoài.
Sau Hội nghị giới thiệu phương án bố trí tái định cư không thành công, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã đề xuất phương án quy hoạch Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga lên UBND tỉnh Thanh Hóa.
Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện 8) đặt mục tiêu đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 30 - 40% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia và tỷ lệ này có thể đạt 50 - 60% vào năm 2045. Cùng với khuyến khích các doanh nghiệp (DN) đầu tư các hệ thống điện năng lượng tái tạo tự dùng, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực thực hiện các giải pháp xúc tiến thu hút các dự án mới theo đúng lộ trình này.
Tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, cử tri đã kiến nghị tới các cấp, ngành 39 nội dung liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các quy hoạch, rà soát tình hình đầu tư xây dựng và và trả lời các nội dung cử tri quan tâm.
Sau khi Báo Thanh Hóa điện tử đăng bài viết 'Tràn lan rác thải trước cổng chào phố Tân Lập, phường Đông Thọ', chiều 4/12, UBND phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN) khẩn trương xử lý tình trạng này.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số 17208/UBND-CN về việc đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa.
Giai đoạn 2021-2025, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thu hút một số dự án lớn, trọng điểm, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Tiếp tục thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, trong ngày 24/9, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận sự ủng hộ của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đa phần hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tuy nhiên cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất...
Tranh cãi, chưa thống nhất về vấn đề thu phí quản lý hạ tầng tại Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2) là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự việc 'lùm xùm' liên quan đến việc cấp nước cho gần 100 doanh nghiệp (DN) mà Báo Thanh Hóa đã phản ánh những ngày vừa qua. Sau cuộc họp của Ban Quản lý KKTNS và các KCN với chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp (DN) thứ cấp, vấn đề cấp nước đã đi tới những thống nhất cơ bản. Còn vấn đề thu phí quản lý hạ tầng, các bên liên quan cần phải phối hợp giải quyết trên cơ sở tôn trọng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết, hướng tới sự phát triển chung của KCN.
Sống cạnh khu công nghiệp (KCN) có nhiều nhà máy, xí nghiệp hiện đại, song người dân nơi đây lại luôn đau đáu nỗi buồn vì những thiệt thòi mà họ đã phải chịu đựng trong suốt 20 năm. Câu chuyện xảy ra tại tổ dân phố Tân Lập, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa).
Sáng 12/8, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa thông tin: Đơn vị đã tổ chức hội nghị giữa các bên liên quan để giải quyết mâu thuẫn theo phản ánh của báo chí và chỉ đạo của UBND tỉnh để giải quyết kiến nghị khẩn cấp việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trong KCN Tây Bắc Ga, giai đoạn 2. Các bên đã cơ bản thống nhất một số nội dung làm cơ sở giải quyết hài hòa các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra.
Nước được quy định là một trong những loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế - xã hội. Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nằm trong Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, với những điều kiện giao dịch chung của cả nước.
Ngày 20/4, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa có Công văn số 41/CN-BTP thông báo chuyển đổi đơn vị quản lý nước đối với khách hàng trong Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2) cho Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng trở thành đơn vị trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ cấp nước. Các doanh nghiệp (DN) tại KCN cho rằng, phía Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa đơn phương chấm dứt hợp đồng khi họ không vi phạm các điều khoản là sai quy định và vi phạm hợp đồng đã ký. Nhưng Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa khẳng định, việc chuyển đổi chủ thể cấp nước là có lý do chính đáng.
Ký hợp đồng dịch vụ cấp nước ổn định với Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa hàng chục năm nay, tuy nhiên từ 1/5/2024, gần 100 doanh nghiệp (DN) tại Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2), TP Thanh Hóa đột ngột bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Các DN cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự việc là do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng - chủ đầu tư hạ tầng 'tự ý' thỏa thuận để trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ, với mục đích ký lại hợp đồng cung cấp nước có kèm theo điều khoản 'ép' các DN phải đóng thêm các khoản phí quản lý hạ tầng trái quy định.
Dự án chống sạt lở khẩn cấp tại xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư gần 37 tỉ đồng. Dự án mới thi công được 90% khối lượng thì tiếp tục bị sạt lở. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa thống nhất chủ trương phương án bổ sung hơn 54 tỉ đồng để khắc phục.
Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh có tính chất, chức năng là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, quy mô lao động khoảng 30.000 người...
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành loạt kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh hiện Thanh Hóa hiện có 9 dự án đầu tư khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Trong đó, có 6 dự án đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp, còn lại 3 dự án đang triển khai thực hiện...
Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm dệt len, may mặc chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu, xây dựng tại Cụm công nghiệp Thái Thắng...
Ngày 25-5, Tập đoàn Nam Ích (Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited - HongKong South Aisia Group) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng tổ chức lễ động thổ dự án Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng, vị trí tại Lô CN-01, cụm công nghiệp Thái Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng của Tập đoàn Nam ích được xây dựng trong Cụm công nghiệp Thái – Thắng huyện Hoằng Hóa, với tổng mức đầu tư 1.090 tỷ đồng.
Với mục tiêu đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, đồng thời cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp (DN) của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, triển khai, đưa các chính sách vào thực tiễn.
Công tác quy hoạch mà trọng tâm là hoàn thành việc lập, thẩm định và trình phê duyệt các quy hoạch phân khu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN), nhằm điều chỉnh những bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất giữa các loại quy hoạch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư cũng như triển khai các dự án.
Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan của tỉnh và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.
Các đối tượng thuê nhà xưởng, thành lập công ty để sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan rồi tung ra thị trường tiêu thụ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.
Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
Mặc dù vẫn đang phải đối diện với khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan, song những dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp không chỉ cho thấy đà phục hồi của ngành kinh tế quan trọng này; mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thanh Hóa hiện có hàng trăm sản phẩm công nghiệp, trong đó có 25 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Trong những năm qua, tăng trưởng ổn định của các sản phẩm công nghiệp chủ lực và sự gia nhập của các sản phẩm mới đã tạo động lực đưa ngành công nghiệp Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp cao vào GRDP của tỉnh. Với kỳ vọng tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, Thanh Hóa đang chú trọng ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp mới, đồng thời tạo mọi thuận lợi để các dự án sớm đi vào giai đoạn đầu tư, khai thác.
Lịch sử là sự tiếp nối, vùng đất bên bờ sông Mã, sông Chu giờ đây không chỉ là đất thiêng, mà còn trở thành đất phát.
Mặc dù các đơn hàng đã tăng trở lại, song một bộ phận doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động ảnh hưởng nặng nề kéo dài từ đại dịch Covid-19 sang đến năm nay kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp đã suy giảm sức chống chọi. Do đó, lương, thưởng Tết năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa những năm qua là đẩy mạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp (CCN). Kết quả bước đầu đã có, nhưng đồng thời không ít khó khăn, thách thức cũng đang đặt ra và đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp trong giải quyết, tháo gỡ.
Từ tháng 7/2023 đến nay giá dứa nguyên liệu luôn dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ. Với giá bán này, 1 ha dứa sau khi trừ chi phí đem lại nguồn thu nhập cho người trồng trên dưới 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, từ khi giá dứa tăng cao, các doanh nghiệp chế biến dứa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, phải tạm dừng hoạt động do không còn khả năng bù lỗ.
Những tưởng tình trạng đìu hiu chỉ diễn ra bên trong các khu kinh tế (KKT) 'đình đám' với không gian kinh tế riêng biệt, rộng lớn, với môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, tại rất nhiều khu công nghiệp (KCN) ở miền Trung, nhà đầu tư lại vào cũng hết sức lèo tèo, chẳng khác cảnh… 'chợ chiều'. Sau nhiều năm được thành lập, nhiều KCN hiện vẫn chỉ là bãi đất đầy cỏ hoang giữa vùng gió cát đặc thù của 'khúc ruột', thành nơi nhởn nhơ gặm cỏ lý tưởng của những đàn trâu, bò đông đúc. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, trong đó có hậu quả do dịch COVID-19 mang lại, chính quyền thừa nhận đã có sự tính toán thiếu khoa học…
Gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ được ví như 'phao cứu sinh', giúp doanh nghiệp (DN) sớm hồi phục sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hơn 1 năm triển khai, thực hiện, số DN tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất này không nhiều.
Tính đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Thanh Hóa đã thu hút được 3 dự án đầu tư hạ tầng và 325 dự án thứ cấp, với tổng số vốn đăng ký hơn 16.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 59.146 lao động.
Cụm công nghiệp Liên Hoa có diện tích khoảng 38,43 ha với tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng, dự kiến có thể cho thuê từ cuối năm 2026.
Với TP Thanh Hóa, công nghiệp giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế. Nhằm đưa công nghiệp của thành phố phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong chặng đường mới, Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra Chương trình trọng tâm 'Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề'. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện chương trình trọng tâm trên lĩnh vực công nghiệp của thành phố đã có bước phát triển mới, là những tín hiệu cho sự kỳ vọng.
Từ đầu năm đến nay tình hình kinh tế trong nước nói chung, của tỉnh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN). Do vậy, kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng năm 2023 không cao. Để hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2023 cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tháo gỡ khó khăn cho DN; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách.
Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các khu công nghiệp (KCN) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa. Song, không thể phủ nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, để KKTNS và các KCN tiếp tục khẳng định vai trò 'đầu tàu' phát triển.
Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) - 1 trong 8 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư và là 1 trong 4 tứ giác phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương, tỉnh, KKTNS và các khu công nghiệp (KCN) đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách như hiện nay, để hoạt động thu hút đầu tư tại KKTNS và các KCN đạt hiệu quả cao, sôi động hơn nữa cần có nỗ lực, năng động, sáng tạo, tinh thần quyết tâm cao, triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, mang tính bền vững.