Bệnh nhân 1108 nhập cảnh ngày 6/10 tại sân bay Tân Sơn Nhất, trên chuyến bay 6E9471, được chuyển đến cách ly tập trung tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).
Ngày 28/10, ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, chuyên gia người Ấn Độ, ông B.N (48 tuổi, bệnh nhân số 1108) đã được xuất viện sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Đại dịch Covid-19 ở một số nước đã bắt đầu lắng xuống, giao thương giữa các nước đang dần được khơi thông. Hiện các doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai đang tập trung khai thác Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Đồng Nai được đánh giá có nhiều mặt hàng lợi thế khi xuất vào các nước thành viên của CPTPP.
Trong đợt dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Đồng Nai vẫn duy trì được sản xuất ổn định là do đã chuyển giao công nghệ sản xuất, công tác quản lý cho người Việt và chỉ điều hành từ xa.
Ngày 14-10, tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai), Hội đồng trách nhiệm xã hội tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam (VRCC) thuộc Hội Hóa học Việt Nam (CSV) đã tổ chức diễn tập về 'Ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất trên đường vận chuyển', với sự tài trợ của Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư mới vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh Covid-19 và diện tích đất cho thuê trong các KCN còn rất ít.
Việc dừng xe khi tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông trên các tuyến đường chỉ được thực hiện bởi lực lượng chức năng, chủ yếu là cảnh sát giao thông, công an các đơn vị, địa phương và thanh tra giao thông.
Theo Công ty TNHH Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (JSC), sau 5 năm hình thành và phát triển, dự án khu nhà xưởng cho thuê của công ty nằm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 đã có hơn 50 nhà đầu tư vào thuê nhà xưởng làm mặt bằng sản xuất. Các công ty này chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Italy... với những ngành nghề như: cơ khí, phụ kiện ô tô, khuôn đúc, sản phẩm nhựa, sản phẩm may mặc.
Định hướng phát triển công nghiệp của Đồng Nai là hướng đến việc thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao. Mục đích là để thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp (DN) và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. Năm 2020, dự tính chỉ số công nghiệp tăng 9%.
Mâu thuẫn khi nhắc nhở chạy xe máy trong khu công nghiệp, ba bảo vệ đã xông vào đánh một công nhân bị thương.
Ngày 18/9, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã tạm giữ hình sự 3 đối tượng là nhân viên bảo vệ để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích khi tham gia đánh một công nhân trong Khu Công nghiệp gãy mũi. Các bảo vệ bị tạm giữ gồm Huỳnh Văn Phường, Trần Hoàng Trang, Võ Đình Lộc...
Ông H. đang chạy xe máy trong đường nội ô số 1 trong KCN Nhơn Trạch 3 thì bị Phó giám đốc Công ty dịch vụ bảo vệ Hoàng Huy cùng 2 cấp dưới đánh thương tích, phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 17-9, Công an H.Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang tạm giữ 3 nhân viên một công ty dịch vụ bảo vệ trong KCN Nhơn Trạch để điều tra về hành vi 'cố ý gây thương tích' đối với 1 công nhân.
Với các lợi thế về hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn 5-10 năm tới, Đồng Nai là nơi được nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lựa chọn. Vì thế, Đồng Nai sẽ có những thay đổi trong thu hút đầu tư, cụ thể chọn những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động và đạt giá trị gia tăng cao.
Theo Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Phạm Văn Cường, đến đầu tháng 8-2020, có 150/207 doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 đã phục hồi sản xuất, chiếm tỷ lệ khoảng 73%. Do đó, gần 24,1/32,8 ngàn lao động phải ngừng việc và tạm hoãn hợp đồng lao động do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được trở lại làm việc.
Tốt nghiệp trung cấp kế toán năm 2006, bà Đỗ Thị Thúy Kiều vào làm việc tại Phòng Nhân sự của Công ty TNHH Advanced Multitech Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, H.Nhơn Trạch, gọi tắt là Công ty Minh An).
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đồng Nai lo lắng. Nguyên nhân là do một số chuyên gia nước ngoài sau khi về nước đã gặp nhiều khó khăn trong việc trở lại Đồng Nai làm việc, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của DN.
Từ tháng 5-2020, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh bắt đầu khôi phục sản xuất. Thế nhưng, DN trên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ khả năng phục hồi chậm hơn so với nhiều ngành nghề khác, do thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế.
Thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN mẫu D cho các doanh nghiệp (DN) để tạo thuận lợi trong xuất khẩu. Theo đó, các thủ tục xuất khẩu của DN vào khối ASEAN đơn giản và nhanh hơn.
Liên quan việc xử lý đoàn xe tải ben 27 chiếc với nhiều vi phạm của Công ty TNHH thương mại Âu Châu và Công ty TNHH MTV Ngọc Minh Anh, sau khi ra quyết định xử phạt hơn nửa tỷ đồng, Công an tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tịch thu 727 tấn than đá do đoàn xe này vận chuyển.
Công an tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định tịch thu 727 tấn than đá vận chuyển trên đoàn xe 'vua'.
Công đoàn Công ty TNHH Advanced Multitech Việt Nam (KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) ngày 29-3 cho biết từ đầu năm đến nay, công ty đã có hơn 20 sáng kiến của công nhân (CN), người lao động (NLĐ) được khen thưởng với số tiền từ 100.000 đến 2 triệu đồng/người.
Từ đầu năm đến nay, trong các khu công nghiệp của Đồng Nai có 7 dự án hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt máy móc và đi vào hoạt động. Các dự án đi vào hoạt động bao gồm: Công ty TNHH Harrison Heatexchanger ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 - giai đoạn 2 (H.Nhơn Trạch); Công ty TNHH Suheung Việt Nam ở Khu công nghiệp Long Thành; Công ty TNHH Hahb ở Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (H.Long Thành); Công ty TNHH Juan Poveda, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Golden Farm, Khu công nghiệp Long Khánh (TP.Long Khánh); Công ty TNHH VN Nisshin Technomic, Công ty TNHH DY (Daeyeol) Boiler Vina ở Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa).
Trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp (DN) FDI đi đầu trong ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất, quản lý đem lại hiệu quả cao. Đồng Nai ưu tiên khuyến khích các DN này để nâng tầm cho ngành công nghiệp của tỉnh.
Từ năm 2014, UBND tỉnh đã thành lập Bàn Kansai để giúp doanh nghiệp (DN) Nhật Bản những thông tin về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Đồng Nai; giải quyết một số thủ tục trước khi DN Nhật Bản được cấp chứng nhận đầu tư, giảm thời gian đi lại và chi phí. Đồng thời, Bàn Kansai còn thêm chức năng hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực cho DN.
Căn cứ vào Nghị quyết 50/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương, Đồng Nai tiếp tục đưa chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là yêu cầu hàng đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉnh ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao.
Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu hút 30,5 ngàn dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 365 tỷ USD. Tuy nhiên, trong thu hút FDI giai đoạn vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và hạn chế. Chính vì vậy, ngày 20-8-2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW được kỳ vọng là sẽ mở ra một 'kỷ nguyên' mới, giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Thông tin từ Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, hiện có 74 dự án của doanh nghiệp Đồng Nai có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tiến hành xây dựng nhà xưởng trong các khu công nghiệp để chuẩn bị đi vào sản xuất. Các dự án FDI đang xây dựng có tổng vốn đăng ký hơn 1,77 tỷ USD.
Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu… là những mặt hàng nông sản thế mạnh thuộc danh mục 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia. Đây cũng là nhóm cây chủ lực Đồng Nai sẽ tập trung phát triển trong Đề án 'Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế'.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, các công ty hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã và đang tiến hành xây dựng khoảng 20 khu nhà ở công nhân cho lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp thuê.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã nhận được đơn hàng sản xuất đến giữa năm hoặc cuối năm. Dự báo, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai cũng như cả nước tăng khá. Đồng Nai sẽ tiếp tục nằm trong tốp 5 tỉnh, thành xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Khi doanh nghiệp (DN) được công nhận là DN công nghệ cao, thương hiệu sẽ được nâng lên, thuận lợi hơn trong việc ký kết, mở rộng thị trường tiêu thụ với các đối tác và xuất khẩu. Thế nhưng đến nay, trên địa bàn Đồng Nai chỉ có 5 DN được công nhận là DN công nghệ cao.
Sở hữu thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ cảng, hạ tầng, liên kết mạnh mẽ với TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Nhơn Trạch đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để hình thành nên một trung tâm công nghiệp và đô thị mới.
Kết quả nổi bật trong hoạt động Công đoàn năm 2019 là việc phát động và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức lao động. Qua đó, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) năm 2019.
Những điển hình lao động sáng tạo rất cần được khen thưởng để tạo sức lan tỏa, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn
Mới đây, hòa giải viên của Văn phòng trợ giúp pháp lý cho người lao động huyện Nhơn Trạch (Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện) tổ chức hòa giải thành 2 vụ tranh chấp lao động. Qua đó giúp 2 người lao động đòi được số tiền gần 900 triệu đồng.
* Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng 14,5%
Năm 2019, phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đông đảo công nhân lao động (CNLĐ) tích cực hưởng ứng tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trong thời kỳ hội nhập.
Nhiều doanh nghiệp (DN) rất chú trọng thực hiện đúng nội quy lao động và đào tạo, huấn luyện người lao động (NLĐ) thực hiện nghiêm túc, đáp ứng tác phong công nghiệp và yêu cầu thực tế công việc trên từng xưởng sản xuất.