Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp. Đây được xem là bước đi phù hợp để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh cho nông sản góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Theo số liệu thống kê, hiện đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa có trên 15 vạn người (trong đó có 26 phó giáo sư, trên 200 tiến sĩ và gần 5.000 thạc sĩ). Trong đó có trên 3.100 người đang trực tiếp tham gia vào các hoạt động KH&CN, đặc biệt là các hoạt động khoa học có tính ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa phần lớn có kỹ năng nghề nghiệp tốt, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Khoảng 5 năm gần đây, huyện Nga Sơn trở thành điểm sáng của tỉnh trong xây dựng nhà lưới, nhà màng để phát triển các mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài chính sách hỗ trợ xây dựng nhà lưới của tỉnh, huyện cũng có cơ chế khuyến khích riêng để kích cầu. Nhờ đó, diện tích nhà lưới, nhà màng tăng lên hằng năm tại huyện luôn trong tốp đầu của tỉnh với hàng chục nghìn m2 mỗi năm. Nhiều năm qua, huyện đồng bằng ven biển này còn đề ra nhiệm vụ theo năm, biến việc phát triển nhà lưới, nhà màng thành một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của huyện.
ĐBP - Với mong muốn lựa chọn giống cây trồng mới và đưa ra giải pháp công nghệ canh tác phù hợp để tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn, có giá trị kinh tế cao tại địa phương, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) đã xây dựng Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng dưa lê, dưa lưới công nghệ cao. Tuy mới triển khai thực hiện nhưng Dự án đã cho thấy hướng đi và những kết quả bước đầu đều hết sức tích cực...
Công nghệ tưới tiên tiến (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel) mang lại những ưu thế vượt trội như tiết kiệm nước, giảm nhân công lao động, chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Do đó, những năm gần đây, nhiều nông dân, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang lựa chọn công nghệ tưới này trong phát triển nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nhận thức được vai trò trên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư ứng dụng sản xuất NNCNC. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc nhân rộng mô hình này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tri thức - trí tuệ được xem là nguồn tài nguyên vô giá. Điều này càng đúng đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ (KH&CN), khi Đảng ta xác định KH&CN là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, hơn lúc nào hết cần quan tâm đầu tư nhằm xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN 'vừa hồng vừa chuyên', đủ về số lượng và cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm an toàn, trên địa bàn tỉnh đã phát triển và không ngừng mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trình độ của người dân tại các vùng sản xuất này còn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa đồng đều. Do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương và các cơ sở sản xuất đã chú trọng tập huấn, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người dân, hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Triệu Sơn là một trong những địa phương đạt được những thành công sớm. Từ lợi thế sự đa dạng về sản phẩm, khí hậu và thổ nhưỡng, địa phương đã xây dựng lộ trình phát triển cho 50 sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời nâng tầm những sản phẩm mũi nhọn đủ sức vươn xa trên thị trường.
Những năm qua, nhờ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của tỉnh, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) được hỗ trợ hàng chục mô hình phát triển sản xuất. Theo đó, UBND xã đã quan tâm, chú trọng liên kết với các tổ chức, đơn vị liên quan để khuyến khích, hỗ trợ người dân duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho Nhân dân.
Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Hình thức này bảo đảm cho các thành phần kinh tế tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhận thức được điều này, những năm gần đây, người sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Vì yêu thích làm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm sạch theo hướng hữu cơ, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vợ chồng chị Lê Thị Nhung, anh Nguyễn Công Phú, làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã bắt tay vào làm nông nghiệp công nghệ cao trên quê hương Hoằng Hóa.