Thiệu Hóa phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, trong đó chú trọng các nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới. Từ đó, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nghệ nhân giữ lửa nghề truyền thống và chuyện đúc phiên bản trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam

Nghệ nhân Nguyễn Bá Châu – người có công tìm tòi, nghiên cứu đúc thành công trống đồng cổ Đông Sơn và 'thổi hồn' để nghề đúc đồng cháy rực ngọn lửa truyền thống.

Thăm Trà Đông, làng nghề trăm năm đỏ lửa

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng Làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng...

Người khơi dậy và giữ hồn cho làng nghề đúc đồng ở Thiệu Trung

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Bá Châu là người được xem là đã khơi dây và 'giữ hồn' cho nghề đúc đồng truyền thống ở làng Chè Đông (nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Người làm 'sống lại' nghề truyền thống ở Thanh Hóa, xác lập 4 kỷ lục Guinness Việt Nam

Ông Nguyễn Bá Châu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã khôi phục được nghề đúc trống đồng ở Việt Nam.

Những đôi tay nở hoa

Tỉ mỉ, cần mẫn và bằng những đôi tay tài hoa, những nghệ nhân, người thợ làng đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã chế tác ra nhiều tác phẩm độc đáo. Điều đáng nói, bằng lòng yêu nghề, yêu quê hương, các nghệ nhân luôn tích cực góp phần cho tiếng vang của làng nghề vươn xa.

Bảo tồn, phát triển làng nghề thích ứng với thị trường

Thanh Hóa hiện có 118 làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được công nhận. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều phương thức sản xuất hiện đại ngày nay, một số làng nghề đã nhanh nhạy bắt nhịp thị trường. Cùng với cải tiến sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, nhiều chủ thể cũng đã quan tâm hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng, chú trọng xây dựng thương hiệu nhằm duy trì mạnh mẽ sức sống của nghề.

Về nơi làm ra chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam

Gia đình ông Nguyễn Bá Châu ở Thanh Hóa đã xác lập 4 kỷ lục Việt Nam, trong số đó có phiên bản trống đồng Ngọc Lũ nặng gần 4 tấn.

Về đất Kẻ Chè

Thuộc Giáp Bối Lý xưa, nay là xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), Kẻ Chè (Trà Sơn Trang, Trà Đông) nằm trong không gian vùng đất cổ, có con người đến cư ngụ từ khá sớm. Nơi đây có nghề đúc đồng cổ truyền nổi tiếng khắp xa gần đã được công nhận (đưa vào Danh mục) Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sắc vàng Hồng Đô

Dẫu trải qua nhiều lần đổi tên thì làng Hồng Đô (thị trấn Thiệu Hóa) vẫn gợi lên những hình dung về một miền quê yên ả, thanh bình, lưu dấu nhiều giá trị lịch sử - văn hóa bên hữu ngạn sông Chu, được phù sa đắp bồi nên đồng, bãi. Theo thời gian, bằng sức sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo, tinh thần lao động hăng say, chịu thương chịu khó, các thế hệ người dân làng Hồng Đô đã làm nên sức sống nghề ươm tơ, dệt nhiễu. Sắc vàng Hồng Đô không đơn thuần là danh thơm làng nghề gắn với câu chuyện phát triển kinh tế, đó còn là dòng chảy văn hóa truyền thống làng, xã được bồi đắp, trao truyền.

Kết nối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Thanh Hóa có hơn 70 khu, điểm du lịch, gần 1.000 cơ sở lưu trú và gần 60 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, được xem là thị trường tiêu thụ lý tưởng cho các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm lưu niệm đặc trưng làm quà tặng cho khách du lịch còn khá hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức chi tiêu của du khách đến Thanh Hóa còn thấp.

Xã Thiệu Trung gắn phát triển làng nghề truyền thống với du lịch

Cách TP Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) nổi tiếng với nghề đúc đồng của làng Chè hay còn gọi là Trà Đông. Những năm gần đây việc phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch được địa phương đặc biệt chú trọng, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Làng nghề đúc đồng hàng trăm năm tuổi nhộn nhịp cận Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết làng đúc đồng Trà Đông lại nhộn nhịp hơn thường ngày. Để cung ứng ra thị trường số lượng lớn đồ lưu niệm, đồ thờ, nhiều cơ sở đức đồng phải thức xuyên đêm đỏ lửa.

Những làng nghề trăm tuổi ở xứ Thanh

Không chỉ là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', xứ Thanh còn được biết đến với những làng nghề truyền thống nổi danh hàng trăm năm tuổi.

Xã Thiệu Trung phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022

Thiệu Trung là xã đầu tiên của huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2021. Với quyết tâm cao độ, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Thiệu Trung đang nỗ lực hoàn thành và về đích xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022.

Bảo tàng cổ vật Đông Sơn: Nơi lưu giữ những trống cổ nghìn tuổi

Những trống đồng cổ có cách đây hàng nghìn năm lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần của cư dân Việt cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn (tại số 1, đường Cù Chính Lan, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa).

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng thăm triển lãm sản phẩm truyền thống quê hương Nhà sử học Lê Văn Hưu

Nhân dịp đến dự lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành đền thờ tại Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến tham quan triển lãm giới thiệu hình ảnh, tư liệu lịch sử, ấn phẩm, sách, báo và các sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa - quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu.

Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức triển lãm giới thiệu hình ảnh tư liệu lịch sử, sách, báo và sản phẩm đúc đồng truyền thống làng Trà Đông

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu, UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm giới thiệu hình ảnh tư liệu lịch sử, các ấn phẩm sách, báo và sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông, sản phẩm truyền thống đặc trưng và sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Xã Thiệu Trung tích cực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Cùng với công tác chuẩn bị của tỉnh, của huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung - quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu, cũng là địa điểm diễn ra Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất và khánh thành Đền thờ ông vào ngày 23-3 âm lịch (tức ngày 24-4-2022) đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho lễ kỷ niệm.

Nghệ nhân giữ lửa nghề đúc đồng Trà Đông

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.

Làng Trà Đông nhộn nhịp khách tham quan, mua sắm dịp cuối năm

Làng Chè - Trà Đông (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) xưa nay nổi tiếng với nhiều sản phẩm đồ đồng tinh xảo như trống đồng, đồ thờ, lư hương, con giống... Những ngày cuối năm các cơ sở sản xuất đồ đồng của làng Chè lại càng trở nên rộn ràng, tất bật. Tại các gian hàng trưng bày sản phẩm của các hộ gia đình, người ra vào mua bán nhộn nhịp hơn hẳn so với ngày thường.

Làng nghề truyền thống xứ Thanh: Nơi lưu giữ các giá trị văn hóa địa phương

Thanh Hóa hiện có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề. Trong đó có 2 nhóm làng nghề hoạt động hiệu quả gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, các làng nghề còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa địa phương.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa xứ Thanh

Xứ Thanh, nếu được nhìn từ điểm nhìn văn hóa - lịch sử, dường như là nơi 'thời gian ngưng đọng' trong những tập tục, lễ nghi, sinh hoạt văn hóa vừa mộc mạc, dân dã, vừa tinh tế, giàu giá trị và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, các di sản được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia càng minh chứng sống động cho điều đó. Bởi các di sản ấy đã vượt qua sự kiểm chứng khắt khe của thời gian, đã song hành cùng thăng trầm lịch sử một vùng đất, để góp phần định hình nên diện mạo và bề dày truyền thống văn hóa của xứ sở này.

Sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống có thể ví như một 'bảo tàng' lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể - sản phẩm thủ công và phi vật thể - tri thức, kinh nghiệm, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội...

Độc đáo những làng nghề truyền thống ở xứ Thanh

Thanh Hóa được biết đến với những làng nghề truyền thống nổi danh hàng trăm năm tuổi. Mỗi làng nghề không chỉ là niềm tự hào mà còn là câu chuyện về tinh thần lao động, sáng tạo của con người xứ Thanh.

Giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội đầu xuân

Với người Việt, mùa xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Vì thế, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, các lễ hội lại diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao. Và, từ lâu lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Gặp nghệ nhân đúc đồng xác lập 5 kỷ lục Guinness Việt Nam

Hơn nửa thế kỷ theo đuổi cái nghề đòi hỏi nhiều công phu và đôi bàn tay tài hoa, với Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu, việc 'sống lại' nghề đúc đồng là sự tri ân đối với tổ nghề. Nghệ nhân không chỉ là người thổi hồn, giữ nghề cổ truyền cho quê hương mà còn là người đã xác lập thành công 5 kỷ lục Guinness Việt Nam về đúc đồng truyền thống.

Theo dấu tích trống đồng

Chúng tôi về thăm làng Đông Sơn, nơi lưu dấu cả một nền văn hóa của người Việt.