Tập trung nuôi dưỡng nguồn thu

Nhìn tổng thể bức tranh thu ngân sách của Thanh Hóa 9 tháng năm 2023 dù đảm bảo tiến độ kế hoạch, với 28.728 tỷ đồng, đạt 81%, nhưng nhiều lĩnh vực thu lại tụt sâu so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó một số lĩnh vực giảm mạnh như thu tiền sử dụng đất giảm 53%, thuế bảo vệ môi trường giảm 36%, thuế thu nhập cá nhân giảm 35%...

Để nông sản 'làng ta' ra xứ người

Nông sản Thanh Hóa ngày càng được mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để đem lại giá trị lớn hơn, nông sản Thanh Hóa phải từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn để 'xuất ngoại'.

Lộ trình đưa thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ XDNTM

Cũng như danh hiệu đạt 'chuẩn huyện NTM', thì ở các thị xã và thành phố sẽ được công nhận 'hoàn thành nhiệm vụ XDNTM'. Và, đúng dịp Quốc khánh năm nay, chính quyền và Nhân dân thị xã Bỉm Sơn lại có 'niềm vui kép' khi được Trung ương công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.

Kích cầu xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn (Bài 1): Lợi thế, tiềm năng đặc biệt

Với vị trí chiến lược về giao thương cùng kết nối hạ tầng nội, ngoại vùng thuận lợi, Cảng Nghi Sơn đã được quy hoạch phát triển thành cảng 1A, cảng container chuyên dụng ngang tầm khu vực. Cùng với công tác quy hoạch và hiện đại hóa hệ thống cảng theo quy hoạch, để đưa Cảng Nghi Sơn sớm hoạt động hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính chất kích cầu. Đồng thời triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút hãng tàu, kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xuất - nhập khẩu hàng hóa qua hệ thống Cảng nước sâu Nghi Sơn.

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ các hãng hàng không

Hỗ trợ các hãng hàng không mở đường bay mới từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi các cảng hàng không trong nước và quốc tế, được xem là chính sách phù hợp, kịp thời trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa muốn kích cầu đường hàng không. Từ đó, góp phần thu hút các hãng hàng không mở mới các đường bay đi và đến Cảng Hàng không Thọ Xuân cũng như mở ra cơ hội thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa.

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Nỗ lực vượt khó, tạo đà tăng trưởng (Bài cuối): Nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cán đích

Năm 2023 được xác định là năm quan trọng, tạo động lực cho việc thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020–2025. Vì thế để có thể cán đích các mục tiêu kỳ vọng đã đặt ra trong năm 2023, cần sự nỗ lực rất lớn và các giải pháp mạnh mẽ, khả thi.

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Nỗ lực vượt khó, tạo đà tăng trưởng (Bài 3): Nông nghiệp - vị thế một trụ cột tăng trưởng

Phần lớn dân số tỉnh Thanh Hóa vẫn sinh sống ở các vùng nông thôn, gắn với sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của ngành nông nghiệp là yếu tố quan trọng để ổn định phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Cùng với công nghiệp, thương mại và dịch vụ, thì nông nghiệp đã tạo thế 'chân kiềng' vững chãi cho tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa.

Kỳ vọng thêm những sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Với nhiều tiêu chí khắt khe, trong đó có việc sản phẩm phải được xuất khẩu ổn định đi thị trường nước ngoài mới trở thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia. Đến thời điểm này, Thanh Hóa mới chỉ có 1 sản phẩm OCOP quốc gia là mắm tôm Lê Gia của huyện Hoằng Hóa. Song gần đây, nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng cơ bản các điều kiện có thể xét chọn thành sản phẩm OCOP 5 sao, đang mở ra hy vọng mới cho các địa phương, các chủ thể sản xuất nâng tầm sản phẩm, gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.

Nhân lên kết quả hợp tác, đầu tư Thanh Hóa - Nhật Bản

Cùng nằm ở khu vực châu Á với khoảng cách không quá xa, Thanh Hóa và các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản có nhiều điều kiện để hợp tác, kết nối giao thương. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa. Những kết quả đã đạt được cùng với sự tin tưởng lẫn nhau chính là cơ sở để hai bên tiếp tục phát triển sâu rộng hơn các mối quan hệ và chương trình hợp tác trong tương lai.

Thị xã Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý đô thị

Hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã Phú Thọ trở thành đô thị loại II, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thời gian qua, công tác quy hoạch và quản lý đô thị được cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Phú Thọ đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực và hiệu quả. Nhờ vậy, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa - kim chỉ nam cho phát triển toàn diện và bền vững (Bài 1): Phát huy vị trí chiến lược, tiềm năng đặc biệt

Sau Quảng Ninh, Bắc Giang và Hà Tĩnh, Thanh Hóa là địa phương thứ 4 trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định quy hoạch tỉnh. Đây được xem là định hướng, là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. Vấn đề đặt ra là, Thanh Hóa phải có những giải pháp và cách làm sáng tạo, phù hợp để hiện thực hóa sự định hướng này vào thực tiễn, trong đó cần nhìn nhận và phát huy được vị trí chiến lược và những tiềm năng đặc biệt mà nhiều tỉnh không thể có.

Tập trung tái đàn vật nuôi sau tết

Sau Tết Nguyên đán, đàn gia súc, gia cầm thương phẩm trên địa bàn tỉnh giảm nhiều do đã được xuất bán để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, vì vậy các trang trại, hộ chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn để duy trì quy mô chăn nuôi, ổn định sản xuất. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm chuyển mùa, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nguy cơ bùng phát, người chăn nuôi cần chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không tái đàn ồ ạt trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Tạm giữ hình sự tài xế lùi xe tải tông chết ba mẹ con đi xe máy

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân vụ tai nạn làm ba mẹ con tử vong ở Phú Yên là do tài xế xe tải lùi xe không đúng quy định, không quan sát khả năng nguy hiểm ở phía sau và không có người trợ giúp hướng dẫn lùi xe.

Nữ Việt kiều 'mê' trồng sâm bản địa xứ Thanh

Sau hơn 2 năm gắn bó với cây sâm Báo, chị Lê Thị Vân ở phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đã thuê đất, liên kết phát triển với tổng diện tích các vụ đến gần 15 ha. Với mong muốn phát triển đại trà, biến sâm thành sản phẩm phổ thông để mọi người có điều kiện sử dụng, nữ Việt kiều này còn thử nghiệm trồng sâm thành công ở nhiều vùng của tỉnh.

Biến thung lũng hoang thành trang trại VietGAP tiền tỷ

Đầu tư lớn, có hướng làm riêng, ông Trịnh Huy Hùng đã gặt hái được những thành công. Gần đây nhất là năm 2020, ông có thu nhập hơn 2 tỷ đồng từ trang trại tổng hợp này, lợi nhuận khoảng 50%. 12 lao động địa phương có việc làm ổn định tại đây, với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng.

9,9 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp vườn hoa Nguyễn Khuyến

PTĐT - Với mục tiêu xây dựng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại và phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, UBND thị xã Phú Thọ ...

Thu ngân sách Nhà nước hơn 900 tỷ đồng từ các chuyến tàu hàng quốc tế cập Cảng Nghi Sơn

Thống kê từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, từ khi có chuyến tàu container quốc tế đầu tiên đến với Cảng Nghi Sơn vào ngày 7–5–2019 đến đầu tháng 12–2020, đã có 66 chuyến tàu container xuất nhập cảnh để vận chuyển hàng hóa. Từ đó, ngân sách Nhà nước đã thu về hơn 900 tỷ đồng từ thu thuế xuất – nhập khẩu hàng hóa qua hệ thống cảng nước sâu Nghi Sơn.

Phát triển tiêu chí sản xuất tại các xã nông thôn mới nâng cao

Tính đến trung tuần tháng 12–2020, Thanh Hóa đã có 13 xã được công nhận và thẩm định đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao (NTMNC). Tại những địa phương này, chính quyền và Nhân dân các xã đều khá thành công trong việc xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. Kinh tế phát triển cũng chính là tiền đề để các địa phương có nguồn lực tái đầu tư xây dựng và nâng cao các tiêu chí trong xây dựng xã NTMNC.

Tín hiệu lạc quan từ những dự án công nghiệp - dịch vụ lớn vừa được khởi công, khánh thành

Đi vào giai đoạn chính thức vận hành thương mại, nhà máy luyện cán thép được coi là hiện đại bậc nhất tại Việt Nam này đã cung cấp cho thị trường các loại phôi thép, các loại sản phẩm thép cán theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Nhật Bản. Dự án vận hành thành công và đi vào sản xuất ổn định đã tạo động lực tích cực đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tạo gần 2.000 việc làm, dự kiến đóng góp khoảng 1.000 tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh mỗi năm.

Luật Biên phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, tuần tới, dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được biểu quyết thông qua. Trao đổi với phóng viên Báo Biên phòng, ông Lê Văn Sỹ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết:

BĐBP tập trung lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả do mưa lũ

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều địa phương tại các tỉnh miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi, nước lũ dâng cao, nhiều vùng dân cư bị chia cắt, cô lập.

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 5 - Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp - Điểm nhấn phát triển xứ Thanh

Có thể nói, chưa bao giờ xứ Thanh có được thế và lực như ngày nay. Điều đó đến từ nhiều yếu tố, song không thể không kể đến sự phát triển lớn mạnh của Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đã có 24 chuyến tàu Container quốc tế cập Cảng Nghi Sơn trong năm 2020

Thông tin từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, từ đầu năm đến giữa tháng 9-2020, đã có 24 chuyến tàu Container quốc tế cập Cảng Nghi Sơn.

Xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu 'thần tốc' nhưng hiệu quả

Chỉ nửa năm triển khai xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM), thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn) đã được công nhận đạt chuẩn. Theo đánh giá từ Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, Văn Châu đã trở thành điển hình của tỉnh trong việc triển khai nhanh nhưng không chạy theo thành tích mà hướng đến chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện 14 tiêu chí của thôn NTMKM.

Tứ sơn: Tiềm năng và khát vọng thịnh vượng - Bài 1: Tiềm năng vùng đất 'Tứ sơn'

Các trung tâm kinh tế - xã hội: Sầm Sơn - Nghi Sơn - Bỉm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng đã trở thành 'tứ giác phát triển' của tỉnh trong những năm gần đây. Các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ của 'Tứ sơn' này đang đóng vai trò động lực, là đầu tàu kéo nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa phát triển. Lợi thế từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử to lớn cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ tại 4 trung tâm kinh tế - xã hội ấy, tiếp tục là tiền đề để tỉnh nhà thu hút đầu tư phát triển, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, đưa Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh 'kiểu mẫu' như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn.

Phát huy tinh thần cách mạng, xây dựng Việt Trì trở thành Thành phố văn minh, hiện đại

PTĐT - Cách đây 75 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân huyện Hạc Trì (nay là thành phố Việt Trì) hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bộ Việt Minh đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt những tháng ngày bị áp bức, bóc lột.

Cao Bằng: Bắt giữ 11 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc

11 đối tượng gồm 8 nam, 3 nữ nhập cảnh trái phép qua Mốc 876 (huyện Hạ Lang) đã bị Đồn Biên phòng Quang Long (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) phát hiện và bắt giữ.

Chính sách mới ưu đãi cho các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn

HĐND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành Nghị quyết số 252/2020/NQ-HĐND ngày 16-6-2020 về việc sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND ngày 4 - 4 - 2019 của HĐND tỉnh khóa XVII về việc ban hành chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Bài cuối: Để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp phát triển bền vững

Những thách thức như, chưa có sự liên kết sản xuất hiệu quả, chưa đủ tiềm lực để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững... đang trở thành những trở ngại khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Vấn đề đặt ra là phải tạo điều kiện để doanh nghiệp 'vượt' qua những 'rào cản' phát triển bền vững, lớn mạnh và đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàn thiện và hiện đại hóa cảng biển Nghi Sơn, đáp ứng nhu cầu phát triển

Những năm gần đây, hệ thống cảng biển Nghi Sơn được cho là có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Với hạ tầng ngày càng hoàn thiện, lượng hàng hóa thông qua cảng ngày một phong phú. Cảng Nghi Sơn cũng đã có tuyến hàng hải quốc tế, mở ra cơ hội phát triển to lớn và sự thông thương hàng hóa qua đây.

Vượt 'bão COVID-19', xuất khẩu thành công hơn 100 tấn bắp cải sang Hàn Quốc

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu khiến hầu hết các mặt hàng xuất khẩu bị đình trệ hoặc hạn chế, nhất là mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, hơn 100 tấn bắp cải trồng tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) vừa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc là thành công lớn của ngành trồng trọt tỉnh nhà.

Kỳ vọng về trang trại bò sữa quy mô lớn tại huyện Nông Cống

Những ngày giữa tháng 3 – 2020, Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ - đơn vị thành viên của Tập đoàn TH gấp rút hoàn thành những thủ tục cuối cùng cho việc xây dựng trang trại bò sữa tập trung, quy mô lớn tại huyện Nông Cống. Phía huyện Nông Cống và các xã có dự án cũng tích cực hỗ trợ khâu giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan để dự án được triển khai đúng tiến độ, mang theo kỳ vọng về sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương.

Bài 6: Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển

Dịch bệnh COVID-19 đã gây hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực trong tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp để kích thích sản xuất, bù đắp vào những thiếu hụt do dịch bệnh gây ra. Một trong các giải pháp quan trọng được đề cập là cải cách để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện hơn cho sản xuất, kinh doanh cũng như kêu gọi thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh...