Hiện nay, có 2 điểm nghẽn lớn nhất đang cản trở sự phát triển của ngành logistics tại TP Hồ Chí Minh đó là hạ tầng logistics (gồm hạ tầng giao thông và các trung tâm logistics) và phát triển nguồn nhân lực.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ ngành logistics phát triển mạnh mẽ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.
Chiều 30-9, Sở Công Thương TP.HCM, Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức diễn đàn logistics TP.HCM lần 1 năm 2022 với chủ đề Vị thế Logistics của TP. TP.HCM từ góc nhìn cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chạy khắp nơi để tìm vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng đi đến đâu cũng gặp 'khe cửa rất hẹp'.
Tối 28/6, Hội chợ khuyến mại mang tên 'Shopping Season' khai mạc tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ (quận 11, thành phố Hồ Chí Minh) với quy mô hơn 490 gian hàng.
Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, giới thiệu hơn 1.000 loại sản phẩm gia vị Việt khắp trên cả nước, từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến vùng cao Tây Bắc, thông qua 50 gian trưng bày.
Trong số gần 1.900 văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn TPHCM thì số lượng văn phòng của thương nhân Singapore chiếm tỷ lệ cao nhất, bỏ xa số văn phòng đại diện của các thương nhân đến từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài xem Sở là đối tác trong thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trên địa bàn thành phố.
Kinh tế TP.HCM đang có dấu hiệu phục hồi ấn tượng sau cơn khủng hoảng Covid-19. Dẫu vậy, nhu cầu đầu tư là rất lớn trong khi nguồn lực ngân sách của địa phương có hạn.
Trước ngày điều chỉnh giá xăng dầu (11/3), một số cây xăng tại TP.HCM lại treo biển hết xăng.
Giá xăng dầu tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sở Công thương TP.HCM ghi nhận tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn sau dịp Tết Nguyên đán cao kỷ lục, với mức trên 96%.
Cước vận tải biển tăng vọt, thiếu nguyên liệu đầu vào, thiếu nhân công… là hàng loạt vấn đề khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục 'đau đầu' đối phó…
Ngày 18-1, Sở Công Thương TP.HCM phối hợp cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo 'Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh COVID-19'.
Khép lại một năm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 kéo dài, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TPHCM trong năm 2021 giảm hơn một điểm phần trăm so với năm 2020. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của thành phố như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… đều sụt giảm trong năm 2021.Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước cả nước đạt 336,25 tỉ đô la, tăng 19% so với năm trước.
Tranh thủ các hội chợ, chương trình kết nối cung cầu tiêu dùng hoạt động xôm tụ cuối năm với nhiều đặc sản các vùng miền và giá giảm mạnh, người dân Sài Gòn đã đổ xô đi sắm Tết sớm.
Chợ tự phát 'mọc ra' tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa thương nhân trong chợ, cũng như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩn, lẫn mất an toàn phòng, chống dịch trên địa bàn TP. HCM.
Trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực hồi phục sản xuất - kinh doanh thì việc phải tốn chi phí cho các loại thuế, phí trong giá xăng dầu là chưa hợp tình hợp lý
Đến nay đã có 180 chợ truyền thống hoạt động trở lại, hiện ngành vẫn đang triển khai các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo bình ổn thị trường.
Số liệu thống kê trên được đại diện Sở LĐTB-XH TP. HCM thông tin tại cuộc họp báo vào chiều 22/11. Theo đó đến ngày 22/11, TP. HCM đã hỗ trợ cho hơn 8 triệu người dân với số tiền hơn 12.000 tỷ đồng.
Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đã ấn định mã định danh cá nhân cho toàn bộ công dân, kể cả trẻ mới sinh, đồng thời yêu cầu công an các địa phương thông báo đến các hộ gia đình và cá nhân.
Thống kê đến ngày 22/11, TP.HCM đã hỗ trợ cho hơn 8 triệu đối tượng với số tiền hơn 12.000 tỷ đồng. Sở LĐTBXH sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh để đưa lao động quay lại thành phố.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 15/11, ngành y tế cho biết đã lên kế hoạch thành lập các trạm y tế lưu động để chủ động chăm sóc F0 khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát trở lại.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết Thành phố đang có phương án tái khởi động các trạm y tế lưu động và các khu cách ly tập trung tại quận, huyện để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh.