Chiến sự ở Sudan mang bản chất là một cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt của hai vị tướng quân sự lão luyện, nhưng những tác động từ cuộc xung đột này được đánh giá là có thể ảnh hưởng đến bối cảnh an ninh ở khu vực Đông Phi vốn luôn bất ổn.
Xung đột và bất ổn kéo dài khiến quốc gia 45 triệu dân nghèo khó Sudan trở thành mục tiêu chiến lược của các nhóm cực đoan trong khu vực.
Hơn 1 triệu vaccine phòng bại liệt cho trẻ em tại Sudan đã bị phá hủy do nạn cướp bóc hoành hoành trong bối cảnh xung đột bạo lực gia tăng kể từ tháng 4.
Hai vị tướng của Sudan đã cử phái viên của họ tới Arab Saudi để đàm phán nhằm củng cố một lệnh ngừng bắn đang lung lay sau ba tuần giao tranh ác liệt, khiến hàng trăm người thiệt mạng và đẩy quốc gia châu Phi này đến bờ vực sụp đổ.
Liên Hợp Quốc ngày 3/5 đã thúc giục các phe phái ở Sudan nhanh chóng đảm bảo việc đi lại an toàn cho các chuyến hàng viện trợ nhân đạo, sau khi sáu xe tải bị cướp bóc tại Khartoum.
Liên Hợp Quốc thúc ép các bên tham chiến tại Sudan phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận chuyển hàng viện trợ vào Sudan.
Với vai trò trung gian hòa giải của Nam Sudan, các bên xung đột Sudan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn 7 ngày, bắt đầu từ 4/5.
Các phe phái xung đột nhất trí ngừng bắn 7 ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới cũng báo tin vui từ Sudan.
Lãnh đạo quân đội Sudan và tổ chức bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) nhất trí trên nguyên tắc về lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày, theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nam Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 29/4, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết 375 người Canada đã được sơ tán khỏi Sudan trong khi tình hình ở quốc gia Bắc Phi vẫn rất nguy hiểm và đầy rủi ro.
Khi những tiếng súng nổ ra giữa 2 phe phái quân sự tại Sudan cuối tháng 4 vừa qua, nhiều người đang tự hỏi liệu các cường quốc phương Tây nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung có đánh giá sai tình hình ở đất nước Đông Bắc Phi này hay không?
Máy bay sơ tán công dân của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn ở Sudan, nhưng rất may vẫn hạ cánh an toàn và không có thương vong.
Sudan, một quốc gia nằm ở phía Đông Bắc châu Phi, những ngày qua đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, khi giao tranh nổ ra giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) – lực lượng bán quân sự lớn nhất nước này. Tình trạng bạo lực chưa từng có đã khiến hơn 460 người chết và hơn 4.000 người bị thương. Xung đột được dự báo không chỉ khiến Sudan rơi vào một cuộc nội chiến, làm cản trở những thành quả đã đạt được của tiến trình chính trị và các nỗ lực tiến tới bầu cử, mà còn làm rối ren thêm cho một khu vực đầy bất ổn giáp với vùng Sahel, Biển Đỏ và Sừng châu Phi.
Máy bay sơ tán công dân của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn khi bay qua thành phố Omdurman đang có giao tranh ở Sudan.
Sudan phải giải quyết các vấn đề mà không có sự can thiệp từ bên ngoài và Nga vẫn thường xuyên liên lạc với tất cả các nước liên quan để phối hợp giải quyết một số tình huống.
Lần đầu tiên kể từ khi giao tranh nổ ra, quân đội Sudan cho biết cựu Tổng thống Omar al-Bashir đang bị giữ tại một bệnh viện do quân đội điều hành.
Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đồng loạt cử máy bay và tàu biển tới Sudan để di tản các nhân viên ngoại giao và công dân mắc kẹt tại đây.
Hôm 24/04, sau 48 giờ đàm phán căng thẳng, các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc. Trong bối cảnh này, các nước đang khẩn trương chạy đua với thời gian để sơ tán hàng nghìn công dân khỏi thủ đô Khartoum – điểm nóng trong cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/4 cảnh báo về rủi ro sinh học sau khi phòng thí nghiệm trung ương của Sudan bị chiếm đóng bởi một phe trong cuộc giao tranh.
Đến nay, gần 30 quốc gia đã sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân khỏi Sudan.
Giới chức Mỹ hôm 24/4 cho biết hai phe phái tại Sudan đồng ý ngừng bắn trong vòng 72 giờ, giữa lúc hàng loạt quốc gia đang sơ tán công dân khỏi quốc gia Bắc Phi này, theo Reuters.
Khi hai vị tướng hàng đầu Sudan quyết đấu 'một mất một còn', các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới cũng nhanh chóng có những động thái khác nhau.
Chính phủ các nước đã sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân khỏi Sudan hôm 23/4 khi các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra trong ngày thứ 9 mà không có dấu hiệu đình chiến.
Sau cuộc đảo chính năm 2019, phe quân đội do tướng Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy đã giao tranh với lực lượng bán quân sự do Phó Tổng thống Mohamed Hamdan Dagalo dẫn dắt để kiểm soát đất nước.
Sau cuộc đảo chính năm 2019, phe quân đội do tướng Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy đã giao tranh với lực lượng bán quân sự do Phó Tổng thống Mohamed Hamdan Dagalo dẫn dắt để kiểm soát đất nước.
Phương Tây đã tăng cường nỗ lực sơ tán các nhà ngoại giao và thân nhân khỏi Khartoum, khi các trận chiến tiếp tục nổ ra ở trung tâm thủ đô Sudan.
Mỹ cho biết các lực lượng đặc nhiệm của họ đã giúp nhân viên đại sứ quán rời khỏi Sudan, nhưng việc sơ tán của một số quốc gia khác dường như gặp phải vấn đề vào Chủ nhật (23/4) trong bối cảnh cuộc chiến giữa 2 phe quân sự đối địch đang diễn ra ác liệt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 22-4 cho biết nhân viên chính phủ Mỹ đã được sơ tán khỏi Sudan.
Quân đội Mỹ sơ tán các nhà ngoại giao Mỹ và gia đình của họ khỏi Sudan, Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) cho biết vào đầu ngày 23/4.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 22/4 cho biết một máy bay quân sự của nước này đã hạ cánh xuống Djibouti (một quốc gia Đông Phi gần Sudan) để thực hiện nhiệm vụ sơ tán công dân. Sudan hoan nghênh kế hoạch sơ tán công dân của chính phủ các nước khỏi thành phố Khartoum, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Sudan tuyên bố, theo kênh truyền hình Al Hadath.
Quân đội Sudan ngày 22/4 đồng ý hỗ trợ sơ tán công dân nước ngoài, trong lúc tiếng súng và các cuộc không kích vẫn bao trùm thủ đô Khartoum sau một tuần xung đột.
Giới phân tích nhận định tướng al-Burhan và tướng Hemetti - lãnh đạo hai phe phái đang xung đột tại Sudan - có thể sẽ còn đối đầu tới khi một bên chịu thất bại hoàn toàn.
Thủ tướng Ấn Độ yêu cầu các bộ ngành có liên quan cảnh giác, theo dõi sát tình hình chiến sự và sự an toàn của công dân Ấn Độ đang sinh sống tại Sudan để có các bước đi bảo hộ công dân phù hợp.
Các quan chức cho biết Mỹ đang chuẩn bị gửi một số lượng lớn binh sĩ bổ sung đến căn cứ ở Djibouti để sơ tán nhân viên đại sứ quán tại Sudan nếu bạo lực giữa các phe phái tiếp tục.