Quan tâm đến Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được tổ chức lấy ý kiến Nhân dân rộng khắp trên phạm vi cả nước, Luật sư Nguyễn Văn Việt, Đoàn luật sư Tp.Hà Nội cho rằng, Dự thảo Luật cần quy định rõ các nội dung ưu tiên áp dụng Luật Đất đai trong trường hợp có sự khác biệt với các luật có liên quan.
Trường hợp quỹ đất chưa giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư thì tổ chức phát triển quỹ đất được cho các tổ chức, cá nhân thuê ngắn hạn để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến nhưng rủi ro phía trước vẫn ở mức rất cao. Giải phóng các nguồn lực và mở rộng các động lực tăng trưởng trong nước là cách tiếp cận mới để củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, các đại biểu tham dự Hội thảo chuyên đề 1 đều nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách thể chế và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai là giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nếu thực sự có những cải cách mang tính đột phá trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII chắc chắn sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, việc hoàn thiện chính sách về đất đai sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân.
Việc cho phép UBND tỉnh tự quyết chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, đất đai là tài sản vô giá, là tài nguyên rất đặc biệt của đất nước nên phải đặc biệt xem xét rất kỹ càng.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 nhằm bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng.
Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 gồm: diện tích đất trồng lúa là 3,57 triệu ha; tổng diện tích đất lâm nghiệp là 15,85 triệu ha; đất phi nông nghiệp là 4,9 triệu ha; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia là 1,75 triệu ha; đất khu công nghiệp là 210,93 nghìn ha...
Chiều 13/10, tiếp tục chương trình làm việc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).
Chiều 13/10, tiếp tục Phiên họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).
Sau khi di dời về Khu liên cơ quan Võ Chí Công (gọi tắt là khu liên cơ) Hà Nội, đất từng là nơi đặt trụ sở của 8 sở, ngành ở Hà Nội tại các vị trí trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng… vẫn đang được các sở, ngành đề xuất được giữ lại phục vụ hoạt động của những đơn vị trực thuộc. Việc sử dụng 'đất vàng' ở nội đô đó ra sao vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.