Xây dựng Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng 'chuyên nghiệp, mẫu mực, đi đầu'

Từ khi thành lập (ngày 23-4-1959) đến nay, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tiễn, xây dựng cơ quan vững mạnh về mọi mặt; tích cực tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp triển khai thực hiện toàn diện hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong BĐBP, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG).

20 năm thực hiện Luật Biên giới quốc gia: Những dấu ấn trên miền biên cương

Sau 20 năm triển khai Luật Biên giới Quốc gia (BGQG), lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã đạt được những kết quả nổi bật, khu vực biên giới (KVBG) có nhiều khởi sắc.

20 năm Luật Biên giới Quốc gia: Làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững

Có thể khẳng định, 20 năm triển khai thực hiện Luật Biên giới Quốc gia đã tạo động lực phát triển mới trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững.

Giá trị về pháp lý và thực tiễn đối với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Sau 20 năm thi hành, giá trị về pháp lý, thực tiễn của Luật Biên giới quốc gia (BGQG) là rất lớn. Để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP.

Biên giới biển đảo quê hương: Luật Biên giới quốc gia – 20 năm đi vào cuộc sống

Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là ranh giới pháp lý của chủ quyền quốc gia. Xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Phát huy truyền thống, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tham mưu, các thế hệ cán bộ Phòng Pháp chế BĐBP luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy trí tuệ tập thể, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng, tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) và xây dựng BĐBP.

Xây dựng các nghị định triển khai Luật Biên phòng Việt Nam để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong giai đoạn mới

Biên giới quốc gia (BGQG) là 'phên dậu', có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, BĐBP là nòng cốt, chuyên trách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về BGQG là biện pháp quan trọng, là nhu cầu cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trong giai đoạn hiện nay.

Hiệu quả phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc ở Cao Mã Pờ

Những năm qua, Đảng bộ xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ) đã vận dụng sức mạnh tổng hợp, phát huy hiệu quả phong trào quần chúng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG).

Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - đạo luật đầu tiên quy định một cách toàn diện về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đó, quy định về 'lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng' là một trong những quy định có tính chất 'xương sống', thể hiện quan điểm, tư duy mới của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong tình hình mới theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ BGQG.

Cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định vị trí, chức năng của BĐBP tại Điều 13: 'BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG), khu vực biên giới (KVBG). BĐBP có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, cửa khẩu theo quy định của pháp luật'. Quy định trên là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới.

BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc vai trò chủ trì duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu

Ngày 21-10, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành thảo luận dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. Đa số ý kiến của các đại biểu đều thống nhất với những nội dung của dự thảo Luật. Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng ban Chỉ đạo biên giới, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Trị về vai trò chủ trì duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu của.

Luật Biên phòng Việt Nam - cơ sở pháp lý nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp về biên giới quốc gia (BGQG), bảo đảm cơ sở pháp lý nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG trong tình hình mới, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ BGQG xác định:

Cơ sở chính trị, pháp lý về vấn đề 'Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật'

Quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu là một thể thống nhất, khép kín bao gồm biên giới trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất, gắn chặt giữa quốc phòng và an ninh.

Luật Biên phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới

Dự kiến, trong tháng 11-2020, Dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) sẽ được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10. Luật BPVN ra đời sẽ góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG); kiểm soát cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu; hợp tác quốc tế cũng như tập trung xây dựng KVBG ngày càng vững mạnh. Để làm rõ thêm vấn đề này, Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV tỉnh Bến Tre.

Quy định BĐBP chủ trì để huy động các lực lượng tham gia duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu một cách hiệu quả

Đó là khẳng định của Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QP&AN) của Quốc hội với phóng viên Báo Biên phòng về quá trình chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN). Trên cơ sở tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung, dự thảo Luật BPVN đã bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

'BĐBP chủ trì duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu' là hoàn toàn phù hợp

Sau khi cho ý kiến việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội triển khai lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trên phạm vi cả nước và các bộ, ngành vào dự thảo luật.

Bảo vệ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

Dự án Luật Biên phòng Việt Nam được các đại biểu Quốc hội khóa XIV thảo luận, cho ý kiến trong các kỳ họp trước đây. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã nghiêm túc tiếp thu, khẩn trương hoàn chỉnh dự án luật theo đúng tiến độ.

Đồng thuận với quy định BĐBP chủ trì duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu

Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) dự kiến được Quốc hội khóa XIV thảo luận và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 sắp tới. Để tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật BPVN, từ ngày 16-9 đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Lai Châu, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Tây Ninh, Sóc Trăng... đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật BPVN.

BĐBP luôn được xác định là nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Ngày 22-9, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 11 thảo luận về dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN).

Quy định BĐBP chủ trì duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu là phù hợp

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV và thông qua các cuộc hội thảo cùng với ý kiến thảo luận của các đại biểu tại Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Tổ soạn thảo đã phối hợp với cơ quan chức năng của Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN).

Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu về chính trị, pháp lý và thực tiễn

Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (sau đây gọi tắt là dự thảo) đã trải qua nhiều lần tổ chức khảo sát, tọa đàm, hội thảo khoa học, lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Sau mỗi lần lấy ý kiến, Ban soạn thảo đã rà soát, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, công phu, khoa học.