Di tích lịch sử bị xâm phạm, cần thêm các chế tài xử lý vi phạm

Thời gian qua tại tỉnh Nghệ An liên tục xảy ra những sự việc liên quan tới các hoạt động quản lý di tích, di sản khiến dư luận hết sức quan tâm. Sở Văn hóa Nghệ An cho rằng, cần phải tăng cường và nâng cao hơn nữa trách nhiệm địa phương, các Ban quản lý.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Đề nghị xử phạt Công ty TNHH Trung Việt Hưng ở Nghệ An

Công ty Trung Việt Hưng bị đề nghị xử phạt vì múc đất đá trái phép tại di tích lèn Hai Vai (huyện Diễn Châu, Nghệ An).

Đề xuất phạt 180 triệu đồng đối với doanh nghiệp xâm phạm di tích quốc gia

Một công ty đã có hành vi múc đất đá trái phép tại di tích quốc gia Lèn Hai Vai; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích với khối lượng đào múc trên 50m3.

Chiêm ngưỡng cổ vật quý hiếm ở làng chài ven biển Quảng Ngãi

Làng Gành Cả được mệnh danh là 'làng chài cổ vật' độc nhất vô nhị ở miền Trung với rất nhiều cổ vật được người dân sưu tầm, gìn giữ.

Phát huy vai trò của Mặt trận trong quản lý, bảo vệ phát huy di sản văn hóa

Sáng 12/3, tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức các ý kiến cho rằng bổ sung vai trò, nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong dự thảo Luật.

Còn bất đồng trong xác định di sản tư liệu và bảo vật quốc gia trong Luật Di sản và Luật Lưu trữ

Sau 20 năm ban hành và hơn 10 năm sửa đổi, bổ sung, hiện nay Luật Di sản văn hóa dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đặc biệt qua các sự việc bảo tồn di sản, di sản bị thất lạc hoặc bị mua bán trái phép. Đây cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cơ quan soạn thảo và các bộ ngành để rà soát dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi trước khi trình Quốc hội cho ý kiến trong kì họp thứ 7 sắp tới.

Phát triển Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo, văn hóa - tâm linh

Đồ án điều chỉnh quy hoạch phù hợp với chủ trương, định hướng về phát triển Côn Đảo đến năm 2045 được đề ra tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về 'phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045'.

Bà Rịa - Vũng Tàu muốn điều chỉnh quy hoạch Côn Đảo

Việc điều chỉnh quy hoạch sẽ hướng tới phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa lịch sử, gắn với các khu đô thị xanh, thông minh.

Quản lý tiền công đức trên cả nước: Sẽ minh bạch quản lý, thu chi

Lần đầu tiên, các tỉnh, thành trên cả nước phải rà soát, báo cáo tiền công đức về Bộ Tài chính trước ngày 31/3. Thời hạn báo cáo sắp kết thúc, địa phương rốt ráo rà soát việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức. Việc báo cáo này được kỳ vọng sẽ giúp minh bạch nguồn tiền, tăng thêm niềm tin cho người dân.

Luật Lưu trữ quy định thế nào về di sản tư liệu, bảo vật quốc gia?

Với tài liệu lưu trữ được xác định là di sản tư liệu, bảo vật quốc gia, có ý kiến đề nghị thể hiện rõ trong Luật Lưu trữ và các luật liên quan để quản lý, sử dụng và phát huy giá trị.

Giám sát chặt việc tổ chức Lễ hội Xuân 2024 tại chùa Ba Vàng

Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh vừa có cuộc kiểm tra, giám sát công tác quản lý di tích và lễ hội trên địa bàn TP Uông Bí trong đó có chùa Ba Vàng.

Giám sát việc tổ chức lễ hội tại chùa Ba Vàng

Đoàn giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh đã có kết luận và yêu cầu về công tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội xuân 2024 tại chùa Ba Vàng.

Lâm Đồng đề xuất quy định mức phí thẩm định các khu, điểm du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đề xuất, kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan sớm ban hành quy định mức phí thẩm định các khu, điểm du lịch.

Triển khai đề án 'Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non'

Ngày 19/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai đề án 'Tích hợp giáo dục văn hóa địa phương vào chương trình giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế', giai đoạn 2023 -2028.

Cổ vật tham gia phục vụ công nghiệp văn hóa

Một quốc gia dù giàu có đến đâu cũng không đủ sức bảo vệ và sưu tầm di sản cổ vật, mà rất cần sự chung sức của các nhà sưu tập tư nhân.

Tạm dừng các hoạt động tại đền Chợ Củi trong ngày 15/1

Để thực hiện kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân vừa thông báo tạm dừng các hoạt động đón du khách và Nhân dân tới chiêm bái, hành lễ tại đền Chợ Củi vào ngày 15/1.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất cấm buôn bán di vật, cổ vật ra nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề xuất sửa đổi một số điều về quản lý và chuyển nhượng cổ vật, nhằm tránh tình trạng chảy máu cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của Unesco.

Kỳ cuối: Thí điểm mô hình di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo

Nhà máy xe lửa Gia lâm có thể vừa sản xuất vừa trở thành một công viên sự kiện gắn với ngành đường sắt. Nhà máy Bia Hà Nội kết hợp mô hình địa chỉ văn hóa ẩm thực nghệ thuật và sáng tạo. Nhà máy thuốc lá Thăng Long kỳ vọng trở thành một Zone 9 mới được thực hiện bài bản hơn cho Hà Nội,… là những đề xuất của các kiến trúc sư nhằm phát huy giá trị di sản công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Thành phố di sản & đặc thù dành cho Huế

Nghị quyết 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của Cố đô di sản.

Lấy mẫu đồng vị cacbon để xác định niên đại tàu cổ vừa phát lộ ở Hội An

Thành phố Hội An đã giao các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp với các cơ quan chuyên môn lấy mẫu đồng vị carbon để xác định niên đại con tàu vừa phát lộ.

Quảng Nam: Khoanh vùng, bảo vệ vật thể nghi là xác tàu có niên đại lâu năm

Người dân ở Quảng Nam phát hiện vật thể nghi là cổ vật, có thể là con tàu có niên đại lâu năm bị chìm, nay bị tác động của triều cường và sóng biển nên một phần con tàu nhô lên khỏi mặt nước.

Số hóa văn hóa dân gian - chuyển động từ những người trẻ:Kết nối chặt chẽ hơn giữa giới trẻ và các chuyên gia

Số hóa văn hóa dân gian không đơn giản chỉ là chuyển đổi phương tiện lưu trữ mà từ nền tảng số này, cộng đồng có thể nghiên cứu, khai thác, chia sẻ dữ liệu, quảng bá du lịch hoặc tạo ra các sản phẩm văn hóa...

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa ở Khánh Hòa

Việc kiểm tra nhằm đánh giá việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và lợi ích chung cho cộng đồng.

Nghệ An: Sẽ kiểm kê, xếp hạng nhà sàn cổ, truyền thống

Ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An đã và đang tiến hành rà soát, kiểm kê, phân loại các ngôi nhà sàn, nhà cổ để xem xét, xếp hạng theo Luật Di sản nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả các di sản, phục vụ phát triển du lịch.

Góp ý Dự thảo Luật Di sản sửa đổi: Tìm cách 'phục hồi di sản' đối với các di sản có nguy cơ mai một, thất truyền

Mới đây, Bộ VHTTDL đã tổ chức hội nghị - hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Theo đó, nhiều ý kiến đã đóng góp ý kiến cho nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Để công nghiệp văn hóa Hà Nội phát triển xứng tầm...

Sở hữu nhiều tài nguyên di sản văn hóa, thiên nhiên, kiến trúc... Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Luật Thủ đô (sửa đổi) - khi Quốc hội thông qua - được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ chế, chính sách để công nghiệp văn hóa Hà Nội phát triển xứng tầm, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Khơi nguồn giá trị trăm năm - Bài 1: Nhìn mặt chốt đơn

Trị giá và giá trị đồ cổ vốn là 2 câu chuyện khác nhau nhưng con số của trị giá không chỉ nâng tầm giá trị trăm hay ngàn năm, mà còn đưa cổ vật trở thành một ngành công nghiệp thu hút giới đầu tư. Cơ chế giám định đồ cổ hay cổ vật đã có trong Luật Di sản, nhưng thị trường giao dịch đồ cổ trong nước từ trước đến nay vẫn theo kiểu dân nhà nghề 'nhìn mặt chốt đơn'.

Bảo tồn và phát huy di sản: Cần hành lang pháp lý chặt chẽ

Luật Di sản văn hóa được ban hành từ năm 2001, sau đó đã có một số lần được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn có không ít di sản đang bị xâm hại. Công tác bảo tồn, phát huy còn gặp khó khăn, nhiều nội dung của Luật chưa bám sát thực tế. Dự thảo Luật Di sản sửa đổi đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lấy ý kiến để trình Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ di sản.

Làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Luật Di sản (sửa đổi) sẽ quy định rõ hơn về quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp, các cộng đồng chủ thể của di sản trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Sẽ quy định rõ hơn về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương

Đó là khẳng định của bà Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL tại hội nghị, hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và hơn 40 điểm cầu tại các địa phương.

Nguy cơ biến mất nhiều nhà cổ ở Thanh Oai

Ở các làng quê ngoại thành, nhất là các làng cổ lâu đời, các ngôi nhà cổ được xem như một phần không gian đặc trưng, lưu giữ hồn cốt, các giá trị văn hóa và phần nào phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của làng quê đó. Tuy nhiên, theo thời gian những ngôi nhà cổ dần mai một, hư hỏng và được thay thế bằng các không gian xây mới hiện đại hơn. Làng cổ cũng vì thế mà dần vắng bóng nhà cổ.

Hà Giang: Những thứ có, khó và vượt khó để giàu có

Hà Giang không có lợi thế về vùng đất cũng như thổ nhưỡng, do địa hình đồi núi dốc, lại khô cằn; vùng đồi núi thấp hay sạt lởm, người dân tộc chiếm số đông… Nhưng Hà Giang có những đặc trưng về cảnh quan, về văn hóa, con người và kiến trúc khiến chúng ta mỗi khi nhắc đến địa danh này không thể bỏ qua những kỳ tạo của thiên nhiên về công viên đá, những thung lũng mùa vàng, những ngôi nhà và ngôi làng cổ đặc trưng của dân tộc. Cùng tác giả khám phá những lợi thế và nhận định về một Hà Giang có thể phát huy những lợi thế để 'Biến điều không thể – thành có thể'.

Tân Biên: Hội thảo xác định vị trí Căn cứ Tỉnh ủy tại khu rừng Trà Vong giai đoạn 1948-1950

Sáng 17.10, tại UBND xã Mỏ Công, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tân Biên chủ trì hội thảo xác định vị trí Căn cứ Tỉnh ủy tại khu rừng Trà Vong giai đoạn 1948-1950.

Quảng Nam sẵn sàng bỏ kinh phí để đưa tượng đồng Nữ thần Durga 4 tay về nước

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam sẵn sàng chi một khoản kinh phí để vận chuyển tượng đồng Nữ thần Durga 4 tay bị đánh cắp trước đó tại Mỹ Sơn về nước.

Thách thức gìn giữ giá trị trăm năm

Thanh Hóa là một trong các địa phương có số lượng di sản vật thể (di tích) nhiều bậc nhất cả nước. Cùng với niềm tự hào về những giá trị trăm năm, ngàn năm được lưu giữ, câu chuyện bảo quản, tu bổ, phục hồi... di tích là trách nhiệm lớn được đặt ra với các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và mỗi người dân.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Cần nhiều ưu đãi để thúc đẩy văn hóa phát triển bền vững

Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xoay quanh văn hóa số, phát triển văn hóa bền vững.

Vụ 2 tỉnh tranh chấp Hoành Sơn Quan: Chuyên gia gợi ý giải pháp gì?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Hoành Sơn Quan đến nay vẫn chưa được ghi danh di tích quốc gia là một thiếu sót của cơ quan quản lý văn hóa

Tuổi trẻ Ayun Pa bảo tồn chiêng cổ

Thông qua việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng và tích cực tham gia các chương trình nghệ thuật, tuổi trẻ thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn di sản cồng chiêng, đồng thời lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Hơn 1.000 đại biểu dự Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc năm 2023

Sáng 28/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc 2023. Đây là sự kiện trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945-28/8/2023). Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng dự và chủ trì, cùng sự tham dự của hơn 1.000 cán bộ văn hóa tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Kết quả khả quan từ đợt 'di dân lịch sử' khỏi khu vực Kinh thành Huế

Sau hơn 3 năm tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, đến nay đã có hàng nghìn hộ dân được chuyển đến các khu tái định cư (TĐC) xây dựng trên địa bàn TP Huế. Được sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, người dân thuộc diện di dời đã xây dựng nhà cửa và dần ổn định cuộc sống.

Bị cắt vốn, dự án kè bờ hồ di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Trị giờ ra sao?

Sau khi bị cắt vốn, dự án Kè bờ hồ Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị phải ngừng thi công. Để tiếp tục triển khai, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt điều chỉnh dự án, quy mô đầu tư và thời gian thực hiện.

Tỉnh Quảng Ninh: Ban quản lý vịnh Hạ Long nêu lý do không mở thêm bãi tắm

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đề nghị không tiếp tục phát triển các bãi tắm vì cho rằng những hoạt động này sẽ gây tác động tiêu cực đến di sản Vịnh Hạ Long.