Không có vùng cấm, không bao che

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong ngành tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tất cả các vi phạm trong ngành đều được xử lý nghiêm và không có vùng cấm, không bao che.

Bài 1: Góp phần giảm tải cho Tòa án

Thông qua việc triển khai thực hiện Luật, việc hòa giải, đối thoại thành đã giảm lượng án phải thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng, từ đó giảm bớt khối lượng công việc thực tế cho thẩm phán, thư ký.

Năm 2023: Ngành Tòa án phấn đấu giải quyết, xét xử 100% các vụ, việc trong thời hạn luật định

Ngày 29.12, TAND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác TAND hai cấp năm 2023. Dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Dũng- Thẩm phán TAND tối cao; ông Nguyễn Như Thắng- Phó Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra I TAND tối cao; ông Nguyễn Hồng Thanh- Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; bà Nguyễn Đài Thy- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Tuyết Vân- Chánh án TAND tỉnh và đại diện lãnh đạo cơ quan ban, ngành liên quan, TAND cấp huyện.

Cần quy định bồi thường bằng tài sản riêng của người có hành vi bạo lực gia đình

Nhiều trường hợp xử lý các hành vi bạo lực gia đình bằng hình thức tuyên truyền, tư vấn, hòa giải nhưng chưa kịp thời có các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực một cách phù hợp, dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Kỳ cuối: Làm tốt chức năng giám sát

Hoạt động hòa giải ở cơ sở tại quận Bắc Từ Liêm nói riêng, trên địa bàn TP Hà Nội nói chung trong những năm qua đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân, thúc đẩy KT-XH phát triển…

Tăng cường phối hợp công tác giữa Bộ Tài chính và Tòa án nhân dân tối cao

Chiều 20/9, tại Bộ Tài chính đã diễn ra buổi làm việc về tình hình công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì cuộc làm việc.

Hòa giải: Tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm áp lực cho ngành Tòa án

Hòa giải tại Tòa án sẽ giảm áp lực công việc cho ngành Tòa án, tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và toàn xã hội, xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ Nhân dân, ổn định tình hình chính trị tại địa phương.

Hội thi 'Hòa giải viên giỏi' cấp tỉnh lần thứ IV

Ngày 28.7, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Hội đồng Phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thi 'Hòa giải viên giỏi' cấp tỉnh lần thứ IV.

Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021, được Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp tỉnh triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, còn không ít khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục.

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội

Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội; phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp thường xuyên đối thoại, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Ngăn ngừa hiệu quả, xử lý kịp thời

Hôm nay, 14.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Sau 15 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ việc có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành, đòi hỏi phải sửa đổi các quy định để ngăn ngừa, bảo vệ toàn diện, kịp thời và hiệu quả các nạn nhân trước nạn bạo lực gia đình.

Tăng cường công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2021 nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Theo đó, phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 8: CẦN CÓ QUY ĐỊNH RIÊNG TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM

Thực hiện Kỳ họp thứ 3, chiều ngày 31/5, Tổ 8 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Nội dung được nhiều đại biểu cho ý kiến tập trung vào việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình.

Hòa giải, đối thoại thành tại tòa án đạt 56,2% vụ việc

Chiều ngày 30-3, tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị sơ kết công tác tổ chức thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Đến dự có các đồng chí: Thái Rết - Chánh án TAND tỉnh; Nguyễn Thanh Khoa - Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo TAND các huyện, thị xã, thành phố cùng đội ngũ hòa giải viên hai cấp trên địa bàn tỉnh.

Công tác hòa giải cơ sở luôn được quan tâm thực hiện

Bà Nguyễn Phương Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Phú La, quận Hà Đông cho biết, những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nên các vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp ở phường Phú La ít xảy ra. Đặc biệt, năm 2021, trên địa bản phường không xảy ra vụ tranh chấp, khiếu kiện nào.

Xóa tan mâu thuẫn, tranh chấp tại tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án được xây dựng đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay. Đây là giải pháp hữu hiệu, tạo thêm một cơ chế để các bên tự nguyện hòa giải, đối thoại nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp hiệu quả hơn.

Nâng cao chất lượng công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án

ĐBP - Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2021 với các quy định được thể chế hóa, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia, phối hợp cùng tòa án tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Sơ kết 1 năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chiều 21.3, TAND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án – chế định pháp lý có lợi cho đương sự

Hơn 1 năm có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2021), Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đã góp phần giải quyết triệt để, hiệu quả nhiều tranh chấp; tạo sự thân thiện, đồng thuận; tiết kiệm chi phí, thời gian của đương sự lẫn các cơ quan tiến hành tố tụng ở Hà Tĩnh.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021 với các quy định được thể chế hóa nhằm thu hút, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng tòa án tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Nhưng qua hơn 9 tháng triển khai thực hiện, tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh Sóc Trăng cũng gặp không ít khó khăn bên cạnh một số kết quả đạt được.

Kbang triển khai các văn bản pháp luật mới

Ngày 15-10, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch tháng cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11).

'Chuyên gia điểm nóng' của Tư pháp Bắc Ninh

Bà con tin tưởng, xin số điện thoại để nhờ ông tư vấn. Họ hỏi, họ tâm sự về mọi lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật, cách xử sự, lựa chọn phương án'… Nhờ vậy mà ông có thêm rất nhiều người bạn đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Đó là niềm vui của ông Nguyễn Văn Đại - Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.

Đưa Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án vào cuộc sốngTin khácDanh sách cá nhân dự kiến đề nghị xét tặng danh hiệu 'Công dân Lạng Sơn ưu tú' lần thứ nhất, năm 2021Sôi nổi hoạt động hướng đến kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (luật) được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Để triển khai luật, Tòa án Nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, qua đó góp phần giải quyết tranh chấp, hạn chế khiếu kiện.

Đảm bảo bình đẳng giới trong hòa giải tại cơ sở

Ngay từ khi bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng Luật Hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã coi trọng và đặt vấn đề bình đẳng giới trong Luật hòa giải ở cơ sở là cần thiết với mục đích tạo điều kiện để mọi cá nhân, không phân biệt nam hay nữ có cơ hội như nhau trong việc sử dụng hòa giải ở cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.