Quảng Nam: Công ty TNHH Đức Lộc đề nghị khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản với 5 điểm mỏ vàng gốc

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã chuyển văn bản đề nghị của Công ty TNHH Đức Lộc về việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản 5 điểm mỏ vàng gốc trên địa bàn huyện Tiên Phước đến Sở Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, trả lời và hướng dẫn công ty thực hiện theo đúng quy định pháp luật và chủ trương của UBND tỉnh.

Bộ TN&MT thanh tra nhiều lĩnh vực tại Quảng Bình

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa công bố quyết định thanh tra chuyên ngành việc thực hiện pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc bản đồ, biển và hải đảo của tỉnh, trong đó có 8 dự án bất động sản.

Hoàn thiện các dự thảo luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến về các dự thảo luật dự kiến thông qua tại kỳ họp, gồm: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam giám sát chuyên đề về quản lý, khai thác khoáng sản

Ngày 12.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã tổ chức giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2023'.

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Tính chất chung của khoáng sản chiến lược và khoáng sản quan trọng là có giá trị kinh tế cao; thường có trữ lượng hạn chế và khai thác phức tạp, đôi khi tập trung ở một số ít quốc gia.

ĐÁNH GIÁ KỸ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH, NẾU THAY ĐỔI CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Trong đó, quy định về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản vẫn còn ý kiến khác nhau. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, lựa chọn phương án nào cũng tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, để đảm bảo hiệu quả của công tác lập quy hoạch, tránh chồng chéo trong quản lý và tổ chức thực hiện.

Dự kiến giao Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đồng ý giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản...

Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản nên giao Bộ nào?

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng ý phương án giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản.

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp

Sáng 12-8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8-2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế

Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc, bất cập hiện nay liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.

NGHIÊN CỨU GIẢI TRÌNH, TIẾP THU NHIỀU Ý KIẾN GÓP Ý HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Sáng 12/8, tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Trước khi thảo luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Cần phục hồi môi trường mỏ cát Bãi Trằm

Doanh nghiệp sau khi khai thác cát đã rời đi, để lại nhiều hố hầm với độ sâu lớn tại mỏ cát Bãi Trằm (thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

Quảng Nam: Đề nghị rà soát giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Đầu tư phát triển lâm nông nghiệp Việt Nam

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại việc tham mưu cấp giấy phép thăm dò, cấp giấy phép khai thác khoáng sản đất sét làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang và có văn bản trả lời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, tham mưu thực hiện các thủ tục liên quan theo đúng chủ trương của UBND tỉnh tại Thông báo số 229/TB-UBND ngày 19/7/2024.

Một mũi tên, ba đích đến

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tục chuyển đất đắp dư của dự án này cho dự án khác

Ông Phạm Tuấn Hùng (Tuyên Quang) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở do UBND thành phố quyết định đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và thời gian hoàn thành dự án trong năm 2024.

MỨC GIÁ KHỞI ĐIỂM ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CẦN CĂN CỨ VÀO GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG KHU VỰC HOẶC QUỐC TẾ

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản sẽ tiếp tục được lấy ý kiến để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật này, nhiều chuyên gia, ĐBQH cho rằng, mức giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải căn cứ vào giá thị trường trong khu vực hoặc quốc tế đối với loại khoáng sản đó tại thời điểm đấu giá. Đặc biệt là phải đảm bảo không làm thất thu nộp vào ngân sách Nhà nước...

Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quyết định số 1773/QĐ - BTNMT Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực địa chất và khoáng sản trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.

ĐỀ XUẤT LÀM RÕ HƠN QUYỀN ƯU TIÊN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản được Quốc hội sẽ tiếp tục được lấy ý kiến để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật này, nhiều đơn vị tham gia khai khoáng, chuyên gia, luật sư nêu quan điểm: Ban soạn thảo cần làm rõ hơn quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản để vừa thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa thực hiện công tác quản lý.

Yên Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

Những năm qua công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn huyện Yên Định luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, vì vậy hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) dần đi vào nền nếp, góp phần đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

NGHIÊN CỨU TÍNH TIỀN 'CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THEO SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỰC TẾ'

Nêu quan điểm về phương pháp xác định phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được đưa vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều ĐBQH cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật có thể xem xét, nghiên cứu tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế. Phương pháp này góp phần đảm bảo thu ngân sách Nhà nước và tránh rủi ro cho tổ chức, cá nhân khi bị thanh tra, kiểm tra hay điều tra.

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Sau 14 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn như: Chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành. Thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp…

BẢO ĐẢM HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG

Đề cập về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, nhiều ĐBQH thống nhất cho rằng, việc giao cho Bộ ngành, cơ quan nào chịu trách nhiệm trong lập quy hoạch khoáng sản đều phải bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, phát huy được tối đa năng lực tổ chức của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Cần định giá quyền khai thác khoáng sản để tránh thất thoát

Việc định giá quyền khai thác khoáng sản là rất cần thiết nhưng khá phức tạp và cần được nghiên cứu và quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch trong luật. Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản cần bổ sung một điều về định giá quyền khai thác khoáng sản...

Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản

Chiều 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Nâng cao chất lượng đánh giá trữ lượng, tài nguyên khoáng sản

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, đang được thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 8.

Công ty TNHH Hiệp Hưng vi phạm loạt quy định về khoáng sản

Công ty TNHH Hiệp Hưng bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt hơn 163 triệu đồng về loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.

Phát hiện nhiều vi phạm trong khai thác khoáng sản ở Thừa Thiên Huế

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 45 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản với diện tích hơn 834,28ha; trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 60 triệu m3. Đến nay UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép 38 khu vực mỏ, trong đó có 20 mỏ còn hiệu lực với tổng diện tích 360,77ha; tổng trữ lượng hơn 18 triệu m3.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang đóng góp ý kiến dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Chiều 20-6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Tiền Giang tiếp tục tham gia thảo luận tại tổ đóng góp nhiều ý kiến đối với dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đại biểu quốc hội tỉnh Hòa Bình thảo luận tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Chiều 20/6, thảo luận tại tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, trong báo cáo thẩm tra cần phân tích, đánh giá thêm những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 để tạo thuận lợi sau này, bảo đảm chất lượng, thực hiện hiệu quả, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản

Tiếp tục phiên họp chiều 20/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Theo đó, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).

Nên có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào khai thác khoáng sản

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre) về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, một số ĐBQH cho rằng, việc thăm dò và khai thác khoáng sản cần có sự tham gia đầu tư nhiều hơn của tư nhân, thay vì để Nhà nước đầu tư toàn bộ.

Cần bổ sung quy định cho phép sử dụng các loại khoáng sản thuộc diện thu hồi để phục vụ cho các công trình phát triển kinh tế-xã hội

Chiều 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tổ chức thảo luận tại tổ đối với hai dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Tham gia đóng góp dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Trần Quốc Quân-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An đề nghị bổ sung thêm các quy định cho phép sử dụng các loại khoáng sản thuộc diện thu hồi và các loại khoáng sản dư thừa để phục vụ cho các công trình phát triển KT-XH.

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.

Tránh khoảng trống pháp lý trong phân nhóm khoáng sản

Chiều 20.6, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Hôm nay 20/6, Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, các luật Quy hoạch đô thị, Địa chất và khoáng sản

Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Dự án Luật Địa chất và khoáng sản; Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn…

QUỐC HỘI NGHE TỜ TRÌNH VÀ BÁO CÁO THẨM TRA VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Theo đó, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).

THẢO LUẬN TỔ 13: ĐẢM BẢO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHẶT CHẼ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ

Chiều 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, thảo luận tại Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang) về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành luật đồng thời, đề nghị quy định phải cụ thể, khả thi đảm bảo quản lý tài nguyên khoáng sản chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả...

THẢO LUẬN TỔ 10: ÁP DỤNG TỐI ĐA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG 'XIN - CHO' QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Chiều 20/6, cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Quốc hội tại Tổ 10 đề nghị cơ quan soạn thảo áp dụng tối đa các cơ chế thị trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, để hạn chế tới mức tối thiểu tình trạng 'xin - cho' quyền khai thác khoáng sản; đồng thời hạn chế giao Chính phủ quy định chi tiết, tránh tình trạng Luật ban hành có hiệu lực, phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát và làm việc với các đơn vị thuộc VINACOMIN

Để phục vụ việc tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, mới đây, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã khảo sát thực tế và làm việc với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, VINACOMIN

Thủ tục của mỏ đất san lấp y như thủ tục mỏ vàng

Đất san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Hiện nay, thủ tục cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp, chưa phân loại để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp mà thực hiện như một mỏ vàng.

Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang được Bộ TN&MT soạn thảo cơ bản khắc phục được tồn tại của Luật Khoáng sản năm 2010, song còn nhiều nội dung cần làm rõ.

Khảo sát một số nội dung phục vụ nghiên cứu Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa khảo sát thực tế và làm việc với các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc về một số nội dung liên quan để phục vụ việc tham gia ý kiến đối với Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Quảng Ngãi sắp đấu giá 48 mỏ khoáng sản

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ đưa 48 mỏ khoáng sản gồm cát, đất san lấp và đá vào danh mục bán đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bộ trưởng TN&MT nói về việc khai thác khoáng sản không qua đấu giá

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện có 7 nội dung không qua đấu giá khai thác khoáng sản tuy nhiên Bộ trưởng thừa nhận việc đấu giá là hợp lý.

Sửa luật để đất, sỏi, đá không bị quản lý như kim loại quý, cản trở xây dựng cao tốc

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khẳng định, đã xây dựng dự thảo Luật Địa chất khoáng sản để phân loại nhóm khoáng sản, không để quản lý đất, sỏi, đá khắt khe như khoáng sản, kim loại quý.

Cần thiết sửa đổi Luật Địa chất và Khoáng sản

Dự kiến Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với hồ sơ dự án Luật tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Văn Chấn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 4/5, tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã Gia Hội, Tú Lệ và Nậm Búng, huyện Văn Chấn.

ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 8

Sáng 25/4, tại Tp. Đà Nẵng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành họp Phiên toàn thể lần thứ 8 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy.