Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 55/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Trước hàng loạt những vướng mắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học, Luật Khoa học và Công nghệ 2013 sẽ được sửa, đổi tên thành Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, giúp gỡ vướng mắc về thể chế, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học hiệu quả, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Chiều 24.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 28.
Chiều 24/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức họp phiên toàn thể lần thứ 28 (lần 2). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Góp ý tại Hội thảo khoa học về 'Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay' do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết kịp thời sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, trong đó, cần bổ sung các quy định để thu hút đầu tư ngoài Ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2024, đề tài khoa học cấp bộ về 'Định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về khoa học công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới' do TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường làm chủ nhiệm đề tài, Viện nghiên cứu lập pháp và Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức hội thảo 'Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay'.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ cần được coi là hàng hóa để có thể giao dịch trên thị trường một cách công khai minh bạch, đúng giá trị, tuân thủ quy luật thị trường.
Việc xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Khoa học và Công nghệ trong năm 2024.
Dự kiến, Luật Khoa học và Công nghệ 2013 sẽ được đổi tên thành Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST).
Hiện nay, vấn đề về quỹ, cơ chế đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ hiện còn nhiều bất cập và chưa phù hợp giữa quy định của Luật Khoa học và Công nghệ với pháp luật về tài chính, bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, đấu thầu, quản lý và sử dụng tài sản công.
Trong dự thảo Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) lần này phải phát huy cho được mối quan hệ giữa 'ba nhà': Nhà nước - nhà nghiên cứu - nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên hành chính hóa các cơ chế hợp tác giữa 'ba nhà', trong đó Nhà nước giữ vai trò xúc tác, kiến tạo môi trường, hệ sinh thái và các hoạt động hợp tác để sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp theo cơ chế thỏa thuận, hợp đồng.
Sáng 9.8, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy, Luật KH&CN cần được sửa đổi để tăng cường việc huy động nguồn đầu tư, sự quan tâm và nguồn nhân lực từ khu vực doanh nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển để theo kịp xu thế chung của thế giới.
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao từ thực tiễn, đòi hỏi cần được thể chế hóa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, để hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện, trường đào tạo báo chí, truyền thông tổ chức các khóa tập huấn; tăng cường gắn kết, chia sẻ thông tin về các định hướng cơ chế chính sách, thành tựu, vấn đề thực tiễn đặt ra của ngành… để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Những vướng mắc, hạn chế, 'điểm nghẽn' khiến nguồn lực từ các quỹ về khoa học và công nghệ như Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia, Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp chưa được khai thác, phát huy tối đa hiệu quả sẽ được tháo gỡ trong quá trình sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ với những đề xuất quy định mới...
Ngày 21/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) lần thứ nhất. Cùng dự có đại diện các Bộ, Ban, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Ngày 13.6, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo 'Lấy ý kiến về định hướng chính sách lớn trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ'. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn và Ủy viên Thường trực Nguyễn Thị Kim Anh đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và đại diện một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
Cần mở rộng nội dung chi trong quỹ Khoa học và Công nghệ, cho phép doanh nghiệp nhà nước được chi cho các hoạt động khoa học, công nghiệp và đổi mới sáng tạo có tính rủi ro cao, mạo hiểm cao. Đây là kiến nghị của nhiều doanh nghiệp trong hội thảo trao đổi, lấy ý kiến góp ý của một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức sáng 13/6.
Theo đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi, Hà Nội cần hình thành hệ sinh thái tuần hoàn giữa nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm, tái đầu tư vào công tác nghiên cứu, đặc biệt phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ rất lớn của Thủ đô...
Tuần làm việc thứ hai tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (diễn ra từ ngày 27/5 đến 31/5 ) đã hoàn thành toàn bộ nội dung Chương trình đề ra. Trong không khí dân chủ, trách nhiệm, Quốc hội dành phần lớn thời gian tập trung cho ý kiến đối với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác lập pháp. Đặc biệt, trong tuần qua, Quốc hội cũng tiến hành thảo luận sôi nổi, chất lượng về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội (QH) đưa ra tại phiên thảo luận tại tổ chiều 31/5, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP Đà Nẵng.
Theo đại biểu, việc bổ sung, hoàn thiện các quy định mang tính đột phá, vượt trội của dự thảo Luật giúp cho khu công nghệ cao Hòa Lạc có nhiều hơn nữa cơ hội, lợi thể để phát triển...
ĐBQH Tạ Đình Thi đánh giá cao việc cho phép các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn TP.Hà Nội được thành lập doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị, đó là tăng cường phân cấp, phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều nay, 28.5, các đại biểu cho rằng, với những cơ chế đặc thù, chính sách đặc biệt được tiếp thu, chỉnh lý, sau khi được thông qua, Luật sẽ giúp Hà Nội có bước phát triển đột phá, đồng thời đề nghị, tiếp tục rà soát, chỉnh lý, bảo đảm tính thống nhất với các luật liên quan.
Chiều 28-5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã đưa ra những giải pháp góp phần giúp Thủ đô phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, công nghệ cao.
Quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đại biểu cho rằng, việc cho phép chính quyền thành phố và các chủ thể liên quan đầu tư xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục nhiều cấp học là phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội.
ĐBQH mong muốn tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đóng góp ý kiến dự thảo luật thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhất trí việc bổ sung quy định cho phép các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn Tp.Hà Nội được thành lập doanh nghiệp. Điều này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đưa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với thực tế đời sống kinh tế - xã hội.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tác động đến hoạt động đào tạo của các trường Đại học. Đổi mới sáng tạo được khẳng định trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các trường Đại học hiện nay.
Việc sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ tới đây sẽ đón bắt được những xu hướng đổi mới giáo dục đại học của thế giới, trong đó có đại học đổi mới sáng tạo, đại học khởi nghiệp ở Việt Nam.
Ngày 16/5, Diễn đàn Đổi mới sáng tạo quốc gia 2024 đã diễn ra với chủ đề 'Xây dựng chiến lược nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo', nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho đổi mới, sáng tạo trong hệ thống giáo dục dại học của Việt Nam.
Ngày 16/5, Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Quốc gia 2024 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Các doanh nghiệp KHCN trong các trường đại học, viện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ sở pháp lý chưa được hoàn thiện, cụ thể như chưa có quy định về hỗ trợ cho các tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích cá nhân đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí cho rằng, không nên đưa dàn trải 15 nội dung chính sách vào trong dự án Luật mà cần có sự tóm gọn các nhóm chính sách một cách tổng quan, cụ thể và có sự đánh giá tác động rõ ràng. Những chính sách cần có cơ sở thực tiễn, bảo đảm sự đồng bộ trong hoạt động nghiên cứu và đầu tư...
Một trong những điểm nghẽn cơ chế chính sách về khoa học công nghệ hiện nay là việc chưa chấp nhận độ trễ, rủi ro trong nghiên cứu khoa học.
Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Đóng góp vào việc phương án sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn cho rằng, dự án Luật phải tương thích với các luật khác và có tính khả thi khi được áp dụng vào cuộc sống...
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 với nhiều điểm mới, đột phá. Trong đó, nội dung về chấp nhận rủi ro đã được mở rộng hơn, thể hiện trong 3 chính sách, liên quan đến tổ chức, chương trình nhiệm vụ và cá nhân hoạt động khoa học công nghệ...
Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2024. Tại cuộc họp, nhiều vấn đề liên quan phát triển công nghệ AI, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, được đề cập.
Chiều 10-4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ quý I-2024.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, thể hiện được kỳ vọng 'lột xác' để trở thành một công cụ hữu hiệu, hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.
Việt Nam sẽ chấp nhận các rủi ro trong quá trình nghiên cứu. Đây là chủ trương, chính sách nhằm gỡ bỏ rào cản cho những người làm khoa học.
Chiều 4.4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.
Chiều 04/4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.
Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung xây dựng và lập đề nghị xây dựng luật nhằm tháo gỡ rào cản về chính sách, kinh tế, tài chính… liên quan đến khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với thị trường.
Ngày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành hữu quan về kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/1 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát trình Thủ tướng Chính phủ đề án truyền thông chính sách, tuyên truyền phổ biến về Luật, đưa các điều khoản, quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) được thực thi, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống.