Mức công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương vẫn thấp

Mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương dù có sự cải thiện so với những năm trước đó, nhưng vẫn ở mức thấp đáng quan ngại. Đây là kết quả khảo sát chỉ số công khai ngân sách bộ và cơ quan trung ương (MOBI) 2021 được công bố ngày 18/10, do hai tổ chức thành viên của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) là Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) và Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS) thực hiện.

Công khai ngân sách: Các bộ và cơ quan Trung ương cần nỗ lực hơn

Khảo sát MOBI - chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan Trung ương vừa được công bố cho thấy, mức độ công khai ngân sách của các bộ, cơ quan Trung ương dù có sự cải thiện so với những năm trước đó, nhưng vẫn ở mức thấp…

Chỉ số MOBI 2021 tiếp tục gây thất vọng

Chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) năm 2021 vừa được công bố ngày 18/10, tiếp tục gây thất vọng vì sự cải thiện vẫn còn thấp, chỉ đạt 30,9/100 điểm.

Bộ Tài chính đứng đầu bảng xếp hạng MOBI 2021

Trong xếp hạng công khai ngân sách MOBI 2021, Bộ Tài chính là đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng, đạt 76,16 điểm. Đài Truyền hình Việt Nam xếp thứ 2 với 72,09 điểm và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp thứ 3 với 59,09 điểm. Điểm số trung bình MOBI 2021 là 30,9 điểm, tăng 9,26 điểm so với MOBI 2020.

14 bộ, cơ quan không công khai thông tin ngân sách

Đây là số liệu được đưa ra tại buổi công bố 'Chỉ số Công khai ngân sách Bộ cơ quan Trung ương MOBI 2021', diễn ra sáng nay, 18/10. Điều này cho thấy mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan còn chưa được cải thiện.

Đề xuất 4 giải pháp để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công

Bộ KH-ĐT vừa đề xuất một số giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Bài 2: Lào Cai đem tiền Quỹ phát triển đất đi gửi ngân hàng thương mại

Theo Kiểm toán Nhà nước, số tiền Quỹ phát triển đất gửi các ngân hàng thương mại 286.409,3 triệu đồng, trong đó nguồn vốn hoạt động của Quỹ là 246.159 triệu đồng; trích lập các quỹ từ lãi tiền gửi và phí ứng còn dư 40.250,3 triệu đồng.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội

Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Trong đó, hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội là nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. Việc giám sát cũng phải đảm bảo hiệu lực hiệu quả, thể hiện tính quyền lực của Nhà nước, thông qua các kết luận giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội.

Công bố chỉ số công khai ngân sách tỉnh năm 2020: Vĩnh Long đứng đầu bảng xếp hạng

Ngày 3/6, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức công bố kết quả khảo sát chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI 2020) cho thấy, mức độ công khai thông tin ngân sách địa phương tiếp tục có cải thiện, nhưng có dấu hiệu chững lại.

Mức độ công khai ngân sách tỉnh đã chững lại

Mức độ công khai thông tin ngân sách địa phương tuy có cải thiện, nhưng đã có dấu hiệu chững lại. Nhìn chung, các tỉnh ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình ngân sách.

Chỉ số công khai ngân sách TPHCM được cải thiện

'Báo cáo chỉ số Công khai Ngân sách tỉnh (POBI) 2020' do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) cho thấy, điểm trung bình về công khai ngân sách tỉnh năm 2020 đạt 69,09 điểm trên tổng số 100 điểm, tăng thêm 3,54 điểm so với kết quả năm 2019.

Không 'giải thích lại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công'

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, luật đã quy định rõ. Bây giờ không cần giải thích thêm nữa. Đây không phải là 'đầu tư công', nếu giải thích là không phù hợp. Do đó về quản lý vẫn phải theo Luật Quản lý nợ công.

Vốn vay ODA, vốn vay về cho vay lại không phải là vốn đầu tư công

Để đảm bảo thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết giải thích về khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019.

Dự toán ngân sách năm 2021: Phải đảm bảo mục tiêu kép!

Bộ Tài chính vừa phát hành 'Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Chính phủ trình Quốc hội' để thu thập ý kiến tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh đặc biệt của đại dịch Covid-19, lũ lụt miền Trung, thu – chi ngân sách có điểm gì cần lưu ý?

Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Ngày 12/10/2020, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với bà Carolyn Turk nhân dịp Bà bắt đầu thời gian công tác trên cương vị là Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Phương cách nào giúp Vietnam Airlines thoát 'cơn bĩ cực'?Phương cách nào giúp Vietnam Airlines thoát 'cơn bĩ cực'?

Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đang đề xuất Chính phủ hỗ trợ 'tái cấp vốn' với quy mô lên tới hơn 12.000 tỉ đồng. Ngay khi đề xuất này được đưa ra, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: Có xác đáng không? Phương cách nào? Pháp lý ra sao?...

Tạo động lực để Hà Nội đóng góp lớn hơn cho cả nước

Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết này cho phép thành phố huy động nguồn tài chính để đầu tư, phát triển theo hướng tăng tính chủ động về ngân sách, phù hợp với thực tế phát triển, xứng đáng là đầu tàu, có sức thu hút và lan tỏa lớn ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách chung của cả nước.

Nhiều nội dung được thảo luận tại Kỳ họp 20 HĐND TPHCM khóa IX

Để chuẩn bị nội dung Kỳ họp 20 HĐND TPHCM khóa IX (dự kiến vào tháng 6), UBND TPHCM vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2020; Tờ trình về dự thảo Nghị quyết quy định về hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư của TPHCM; Tờ trình về thông qua chủ trương đầu tư các dự án sử dụng ngân sách TP.

Đổi mới chính sách tài chính tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

Chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam được triển khai từ năm 2011 và đến nay vẫn đang là một trong các trọng tâm được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và không thể tách rời của tái cơ cấu nền kinh tế chính là tái cấu trúc lại nền tài chính quốc gia và cải cách chính sách tài chính tạo động lực cho tăng trưởng. Với chức năng của mình, tài chính không chỉ là hệ quả của nền kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, sự thay đổi của bối cảnh kinh tế cũng đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh nền tài chính để phù hợp với thực tiễn và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Có quá nhiều Quỹ làm phân tán nguồn lực Nhà nước

'Có một thực tế hiện nay là dòng sông thì cạn nước, nhưng ao, hồ thì dồi dào'. Câu nói ví von của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, có quá nhiều quỹ làm phân tán nguồn lực ngân sách Nhà nước, trong khi có những quỹ hiện nay kết dư nguồn kinh phí.

Nhiều bộ, ngành 'ngó lơ' công khai ngân sách

Giới chuyên gia cho rằng với kết quả khảo sát MOBI 2018 có tới 20/37 bộ, cơ quan trung ương chưa công khai ngân sách, Chính phủ cần đánh giá, kiểm tra về tính thực thi công khai ngân sách, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu

6 tỉnh đứng đầu 6 khu vực về công khai ngân sách

Khảo sát Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (với tên viết tắt tiếng Anh là POBI) là khảo sát đầu tiên ở Việt Nam về mức độ công khai ngân sách tỉnh bắt đầu từ năm 2017 và năm 2018 tiếp tục được thực hiện.

Chỉ số POBI: Cải thiện tích cực

Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) năm 2018 vừa chính thức được công bố với nhiều chuyển biến tích cực. Nhằm làm rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Vũ Sỹ Cường – đại diện Nhóm nghiên cứu Liên minh Minh bạch ngân sách.