Liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện trong ảo giác, mê sảng sau khi dùng thuốc lá điện tử có trộn ma túy. Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai báo động về hiện tượng này.
Năm 2023, cả nước có tới 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá. Việc hút thuốc lá điếu thông thường đã và đang gây ra gánh nặng lớn về sức khỏe, kinh tế. Nếu cho phép thuốc lá mới với thành phần nicotin, các sản phẩm này sẽ nhanh chóng gây nghiện và gia tăng số người sử dụng, đe dọa những thành quả bước đầu trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 15-24 là cao nhất.
Tại các buổi hội thảo chuyên đề liên quan đến việc ứng xử cho các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN), các đại biểu đều nhất quán đồng thuận TLLN đã là sản phẩm thuốc lá vì có chứa nguyên liệu thuốc lá. Mới đây nhất, trong một dự thảo báo cáo gửi Chính phủ, kể cả Bộ Y tế cũng xác nhận: TLLN có nguyên liệu thuốc lá.
Những bằng chứng thực tế về thuốc lá mới đã được các nước công bố tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) lần thứ 10 (COP10), diễn ra vào ngày 5-10/2 vừa qua. Trên cơ sở đó, các chuyên gia kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá công tâm về những dữ liệu này.
Cộng đồng và cơ quan quản lý đang có sự nhầm lẫn giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng – 2 loại thuốc lá mới phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Điều này kéo theo việc chậm đưa ra cơ chế kiểm soát đối với từng sản phẩm.
Tuy đã có những thay đổi trong nhận thức người dân, song để phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả trong cộng đồng, cần sự đồng bộ, nghiêm túc hơn nữa.
Nhằm đưa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đi vào cuộc sống, cũng như giảm tác hại, gánh nặng do thuốc lá gây ra trong cộng đồng, những năm qua, Cà Mau đã tổ chức nhiều giải pháp, song với góc nhìn tổng thể, công tác này gặp nhiều khó khăn.
Ngày 20/12, Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh tổ chức hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2024.
Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho cán bộ y tế và Nhân dân khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tạo môi trường trong lành giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả hơn, thời gian qua ngành y tế đã triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL).
Từ một tỉnh miền núi, nơi có nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đa số người dân chưa nhận thức đầy đủ về những tổn thất to lớn về sức khỏe, môi trường do thuốc lá gây ra, Lai Châu đã trở thành tỉnh thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) khi ghi nhận tỷ lệ hiểu biết về tác hại thuốc lá tăng từ 68% lên 92% và tỷ lệ hút thuốc lá giảm từ 35,4% xuống còn 24,6% (từ năm 2017-2020)...
Giá thuốc lá thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tiêu dùng của người dân và thu hút người hút mới, đặc biệt là những đối tượng nghèo và thanh thiếu niên.
Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).
Mặc dù thời gian qua, còn nhiều khó khăn trong việc cai nghiện hút thuốc lá, nhưng hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) ở Bình Thuận có sự thay đổi tích cực.
Kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tại An Giang, cơ quan chức năng phát hiện nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, chưa thực hiện đúng các quy định về PCTHTL.
Theo các chuyên gia, việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá vẫn là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong phòng chống tác hại của thuốc lá bởi Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số lượng nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới.
Những năm qua, Quảng Ninh đã tập trung xây dựng và duy trì mô hình 'Môi trường không khói thuốc' tại các cơ quan hành chính, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện; xây dựng và triển khai mô hình 'Điểm du lịch không khói thuốc' tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh… nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, không có khói thuốc lá.
Xác định xây dựng môi trường giáo dục không khói thuốc là tiêu chí quan trọng trong xây dựng trường học an toàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở giáo dục có biển cấm hút thuốc lá trong nhà trường…
Nằm trong các hoạt động kiểm tra về phòng chống tác hại thuốc lá, ngày 16/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) Bộ Công an và Công an TPHCM phối hợp với Quỹ PCTHTL, Bộ Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật PCTHTL và môi trường không khói thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TPHCM.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Thái Bình vừa tổ chức Hội thi chung kết tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá trường học của tỉnh năm 2023. Hội thi nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của thuốc lá, việc thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt không khói thuốc.
Thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đã tích cực triển khai các biện pháp PCTHTL nhằm từng bước góp phần để người dân từ bỏ thói quen hút thuốc.
Nhằm giảm tỉ lệ người hút thuốc lá, giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong do thuốc lá, những năm qua Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông về PCTHTL. Nhờ đó, nhận thức của người dân về THTL có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực tế cho thấy, việc lồng ghép phòng chống tác hại thuốc lá với các bệnh không lây nhiễm sẽ hiệu quả hơn bằng việc phòng bệnh từ xa, sàng lọc bệnh, điều trị sớm. Một số quốc gia đã trích quỹ phòng chống tác hại thuốc lá để sàng lọc bệnh không lây nhiễm.
Nhiều bệnh không lây nhiễm đang gia tăng cả về số mắc và tử vong. Thuốc lá là tác nhân gây ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, COPD… nên có thể phòng, tránh được bằng việc không sử dụng thuốc lá.
Việt Nam là một trong số những nước tham gia Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đầu tiên. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã có hiệu lực cách đây 10 năm nhưng đến nay, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn là 'cuộc chiến' đầy cam go.
Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn đã chủ động triển khai, tham mưu triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn với những giải pháp cụ thể, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân về tác hại thuốc lá và thực hiện nghiêm Luật PCTHTL.
Đến nay Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đã tác động không nhỏ đến người dân ở Thừa Thiên Huế. Tuy vậy, nhận thức của cộng đồng trong thực thi các quy định của Luật PCTHTL hiện vẫn chưa cao.
Qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở treo biển hiệu chưa phù hợp với Luật phòng, chống tác hại thuốc lá, biển quảng cáo và trưng bày sản phẩm chưa đúng quy định.
Nhận thức rõ những tác hại của thuốc lá trong môi trường học đường, các trường THCS trên địa bàn TX. Hương Thủy đã triển khai nhiều biện pháp, từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của giáo viên, học sinh về xây dựng môi trường làm việc, môi trường học đường không khói thuốc.
Đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đề xuất cần quản lý riêng biệt thuốc là làm nóng và thuốc lá điện tử để phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.
Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (thuốc lá mới)... chưa được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam. Chúng vào nước ta qua con đường nhập lậu hoặc xách tay. Thuốc là mới được mua, bán dễ dàng và được sử dụng phổ biến trong xã hội, cộng đồng.
Ngày 19/10/2023, tại Hà Nội, Tọa đàm 'Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng' do Báo Người đại biểu Nhân dân tổ chức với sự tham dự của nhiều đại biểu, đại diện các Bộ, ngành liên quan. Nhiều ý kiến của các đại biểu tham gia tọa đàm đề xuất đã được ghi nhận.
Sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có chứa nicotine có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây cháy nổ, và có thể pha trộn các chất khác vào dung dịch như ma túy, cần sa.
Tọa đàm 'Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng' do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức diễn ra ngày 19/10 với sự tham dự của nhiều đại biểu, đại diện các Bộ, ngành liên quan.
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua gồm 5 chương và 35 điều, có hiệu lực kể từ ngày 1-5-2013. Luật PCTHTL đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong giai đoạn hiện nay, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù thuế TTĐB với thuốc lá có tăng trong thời gian vừa qua nhưng tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn cao. Cùng với đó, một số loại thuốc lá mới ra đời chưa chịu sự quản lý của Luật Thuế TTĐB. Do đó cần phải có sửa đổi, bổ sung thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá.
Ngày 08/9, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tỉnh Long An tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật PCTHTL trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh năm 2023. Giám đốc Sở Y tế - Huỳnh Minh Phúc, Phó Giám đốc Sở Y tế Long An - Bùi Quốc Dũng dự.
Việc sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử) tại nước ta đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang thiếu các cơ chế quản lý đối với loại sản phẩm này, dẫn đến nhiều hệ lụy lâu dài khó khắc phục. Vì vậy, cấp thiết hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã chủ trì xây dựng rất nhiều đạo luật, điển hình phải kể đến Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989. Đây là đạo luật về y tế đầu tiên của Việt Nam đặt nền móng cho phát triển tư duy quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế. Tiếp theo đó là một loạt các luật khác do Vụ Pháp chế chủ trì có đóng góp quan trọng của TS. Nguyễn Huy Quang như: Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Luật Phòng, chống tác hại rượu bia.