Sớm tinh mơ một ngày thu dịu mát trong lành, tôi rời TP Tuy Hòa ngược quốc lộ 29 kết nối vùng duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên.
Sớm tinh mơ một ngày thu dịu mát trong lành, tôi rời TP Tuy Hòa ngược quốc lộ 29 kết nối vùng duyên hải Nam Trung bộ với Tây Nguyên. Sau hành trình hơn 60 km đã đến huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) tiếp giáp với hai huyện Ea Kar, M'Drắk (Đắk Lắk) và huyện Krông Pa (Gia Lai) - Nơi ấy có xã Ea Bia được nhiều người ví như vùng đất... cử nhân.
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo kể: 'Hồi còn nhỏ tôi cũng mơ mộng lắm'. Cái mơ mộng mà Phạm Thị Phương Thảo nói tới là chuyện từ hồi học cấp 2 cô đã làm thơ, đó là những bài thơ đầu tiên mà cô học trò nhỏ viết để tham gia phong trào làm báo tường của trường và của Liên Đội Thiếu niên Tiền phong.
Sinh năm 1993, tại huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), nhà thơ Vàng A Giang đang nổi lên là cây bút sung sức với giọng thơ mới lạ, độc đáo mang bản sắc của người dân tộc Mông. Đặc biệt, với bài thơ 'Nhớ', anh đã đoạt giải Nhì Cuộc thi thơ và truyện ngắn 'Những làn gió Tây Bắc' năm 2019. Nhìn vào những bước đi của nhà thơ đồng hương, nhà thơ dân tộc Pa Dí Pờ Sảo Mìn khẳng định: 'Ở Vàng A Giang có một điều gì đó rất nhạy cảm với thơ ca'.
Triển lãm tranh cá nhân 'Thi hứng 5' của tác giả Trần Nhương được bắt đầu lúc 16 giờ 30 ngày 6/5/2024, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật số 16 phố Ngô Quyền, TP Hà Nội và kéo dài đến ngày 15/5/2024.
Với một nhà văn, thành công ở một đề tài hay ở một tác phẩm đã là một điều may mắn và hạnh phúc, còn nhà văn Ma Văn Kháng có nhiều hơn điều ấy. Ông viết đa dạng, từ đề tài về miền núi, nông thôn đến thành thị và mới đây là đề tài xây dựng Đảng... Tất cả đều ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc.
Để tồn tại trong dòng chảy văn học đương đại, thơ các dân tộc thiểu số phải đổi mới, hướng đến hiện đại, song vẫn phải giữ mạch nguồn truyền thống
Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ là chủ đề tọa đàm văn học được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng ngày 24/2 (tức rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Là nhà văn, lúc nào Mã A Lềnh cũng đau đáu hướng về văn hóa, cội nguồn dân tộc. Ông cần mẫn dốc hết sức, hết lòng đem nó đi xa. Đó là phận sự, là sứ mệnh của người con quê hương mà Mã A Lềnh ý thức rõ ràng.
Nhà văn Mã A Lềnh qua đời vào 7h30 ngày 21/2, hưởng thọ 82 tuổi. Ông để lại nhiều sáng tác đa dạng thể loại.
Nhà văn Mã A Lềnh - một trong những nhà văn người dân tộc thiểu số nổi tiếng của Lào Cai – vừa qua đời sáng 21/2 tại nhà riêng ở thành phố Lào Cai, hưởng thọ 82 tuổi.
Thông tin với PV Báo CAND, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, nhà văn Mã A Lềnh qua đời vào lúc 7h30 sáng 21/2, hưởng thọ 82 tuổi.
Những ngày cuối cùng của năm Quý Mão qua đi sau đợt gió rét để năm mới Giáp Thìn đến theo vòng quay của thời gian. Năm nay, lòng người hân hoan, phơi phới đón mùa xuân năm con rồng, con giáp thiêng, tượng trưng cho những khát vọng, may mắn, tài lộc. Tết năm Giáp Thìn, tản mạn chuyện con rồng và những vùng đất mang tên rồng trên rẻo cao biên giới Lào Cai cũng có nhiều điều thú vị.
Ký của Phạm Thị Phương Thảo - Kỷ niệm chuyến thăm Lào Cai và cuộc gặp gỡ với các văn nhân miền biên viễn tháng 7/2023.
Sinh ra nơi đầu nguồn con sông Hồng chảy vào đất Việt tận biên ải Lào Cai từ những ngày gian khó, tôi và rất nhiều thế hệ các bác, các anh chị em ở Lào Cai đã được lớn lên bên dòng sông này và có những ký ức đẹp đẽ và đau buồn mà mãi mãi vẫn không thể quên.
Sáng 1/11, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1/11/1972 - 1/11/2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: 'Người chết chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người khác' thì nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết vẫn sống trong lòng người thân, bè bạn, như tấm gương soi sáng cho nhiều thế hệ nhà báo nước nhà.
Rất khó để tìm kiếm được tài liệu nào có những ghi chép chi tiết và đầy đủ về giáo dục và đào tạo Lào Cai từ những buổi đầu thành lập tỉnh. 115 năm đã đi qua với bao thăng trầm lịch sử, sự kiện và đời người. Tài liệu không có nhiều và nhân chứng cũng ít dần. Tới nay, những người còn có thể cung cấp được những thông tin về giáo dục Lào Cai từ những ngày đầu thành lập tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
'Bắt vợ' khá phổ biến ở khu vực miền núi phía bắc, trong khi một số cộng đồng thiểu số ở Tây Nguyên lại duy trì tục 'bắt chồng'. Tập tục này là cách để nhiều gia đình nghèo tránh tục lệ thách cưới vẫn còn nặng nề trong cộng đồng.
Miền đất Lào Cai vốn khơi nguồn cảm hứng, là chất liệu sáng tác, nơi nuôi dưỡng tâm hồn nhiều nhà văn danh tiếng. Hiện nay, 'bầu trời văn chương' Lào Cai đang thiếu hụt những 'ngôi sao' kế cận khiến bậc 'tiền bối', trong đó cây bút Đoàn Hữu Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh luôn đau đáu, trở trăn. Đó cũng là chủ đề mà phóng viên Báo Lào Cai trò chuyện với 'Ông vua tiểu thuyết vùng Tây Bắc' vào buổi chiều đầu tháng Ba.
Sáng 6/11, tại xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, Câu lạc bộ Vùng cao yêu thương phối hợp với Thư viện tỉnh Lào Cai tổ chức Ngày hội đọc sách, chủ đề 'Sách - Hành trang vào tương lai' với sự tham gia của hàng trăm học sinh và thầy, cô giáo Trường PTDT bán trú THCS và Trường PTDT bán trú Tiểu học Trung Chải.
Trên thế giới, có những đỉnh núi cao được coi như biểu tượng của quốc gia như Phú Sĩ (Nhật Bản), Olympus (Hy Lạp), Matterhorn (Thụy Sỹ)… Còn ở Việt Nam, Fansipan thuộc địa phận tỉnh Lào Cai cao 3.143 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, được mệnh danh là 'Nóc nhà Đông Dương'. Trước đây, được đặt chân lên đỉnh Fansipan dường như là điều không tưởng đối với nhiều người. Từ mùa xuân năm 2016, khi Tập đoàn Sun Group hoàn thành tuyến cáp treo đạt nhiều kỷ lục thế giới lên đỉnh Fansipan, mơ ước của hàng triệu người đã trở thành hiện thực.
Chiều 1/10, Hội Văn học – Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật đợt sáng tác đặc biệt chào mừng thành công đại hội Đảng các cấp và chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai.Tác phẩm - tác giả đoạt Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật
Triển lãm 'Thi hứng IV' của nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương được mở ra từ chiều ngày 18 đến ngày 27-05-2021 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Trong tập tiểu luận - phê bình 'Những người đục đá kê cao quê hương' (Nhà xuất bản Văn học), Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Lê Thị Bích Hồng đã giới thiệu đến công chúng 7 gương mặt văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp cho nền văn học - nghệ thuật, đó là Nông Quốc Chấn, Y Phương, Cao Duy Sơn, Mai Liễu, Bàn Tài Đoàn, Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn. Trong số các văn nghệ sĩ này, tôi may mắn được gần gũi và thân thiết với nhà thơ Pờ Sảo Mìn.
Đến hẹn lại lên, Sách Tết đã trở thành một món quà tinh thần mà nhiều độc giả tìm đến khi tết đến xuân về. Sách Tết của NXB Kim Đồng và Công ty sách Đông A vẫn là điểm nhấn tạo nên không gian nghệ thuật mùa xuân trong từng trang sách.
Sau khi ra mắt năm 2020, 'Nhâm nhi Tết' - cuốn sách khổ vuông của Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã được đón nhận nồng nhiệt, phải in nối bản ngay để phục vụ độc giả nhỏ tuổi.
Đều đặn mỗi dịp Tết đến Xuân về, NXB Kim Đồng đều ra các ấn phẩm sách Tết và năm nay 'Nhâm nhi Tết' sẽ là món quà Tết đặc sắc gửi tới bạn đọc.
Đây là khẳng định của bà Vũ Quỳnh Liên – Tổng biên tập NXB Kim Đồng trong buổi ra mắt ấn phẩm Nhâm nhi Tết diễn ra sáng 14/1/2021 tại Hà Nội.
'Nhâm nhi Tết - Tân Sửu 2021' là ấn phẩm dành cho độc giả thiếu nhi được NXB Kim Đồng phát hành nhân dịp đón năm mới.
Sinh năm Giáp Thân, xuân Canh Tý này nhà thơ Pờ Sảo Mìn đã bước vào tuổi 76, vậy nhưng mỗi lần được trò chuyện, tôi vẫn thấy sự nhiệt huyết, trẻ trung và sức sáng tạo dồi dào, bất tận trong ông. Dường như thời gian và tuổi tác - điều mà người ta rất ngại nhắc đến, không làm nhà thơ đáng kính 'già' đi.
Tạp chí Phansipăng số xuân Canh Tý đã ra mắt bạn đọc. Bìa tạp chí là ảnh nghệ thuật tràn viền, toàn cảnh đêm pháo hoa chào mừng Lễ công bố thành lập thị xã Sa Pa vừa được tổ chức cuối năm 2019.
Sáng 31/12, tại Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái, Hội VHNT 3 tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai tổ chức Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí văn nghệ năm 2019.
'Anh chỉ nghe em hát/Vang lên trong biển mây/Anh chỉ nghe tiếng cười/Vang lên giữa rừng cây/Mà người đâu chẳng thấy…Ơi Sa Pa của ta!...'. Những ca từ ngọt ngào, tha thiết trong bài hát quen thuộc 'Sa Pa thành phố trong sương' của nhạc sỹ Vĩnh Cát đưa tôi ngược dốc đến Sa Pa. Năm mới đánh dấu mốc son đặc biệt đối với Sa Pa, từ thị trấn nhỏ bé vươn mình thành thị xã...