Tổng thống các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã thông qua tuyên bố chung về tình hình Syria, trong đó lên án việc Israel liên tiếp tiến hành các đợt tấn công nhắm vào mục tiêu của Damascus.
Là tâm điểm của truyền thông thế giới, xung đột Nga-Ukraine cũng trở thành chủ đề bị lan truyền thông tin sai lệch một cách chóng mặt trên mạng xã hội Twitter.
Khi người dân đổ ra đường phố Ai Cập biểu tình vào năm 2011, họ không chỉ lên tiếng yêu cầu tự do và công bằng xã hội mà còn cả… bánh mì. Giá của món ăn phổ biến này đã tăng mạnh, khiến nhiều người dân bất bình với Tổng tống khi đó Hosni Mubarak.
Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang. Điều đó sẽ dẫn đến bất ổn chính trị ở nhiều nơi, Sri Lanka, Pakistan và Peru là những ví dụ gần nhất.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/4 đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) sau những cáo buộc liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine.
Phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lương thực xuất khẩu từ Nga và Ukraine, cuộc xung đột tại Kiev leo thang căng thẳng đang đẩy rất nhiều quốc gia châu Phi rơi vào tình cảnh khốn đốn, mất an ninh lương thực.
Việc Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine ngày 24/2 có nguy cơ gia tăng áp lực lên các nền kinh tế của một số quốc gia Bắc Phi, Trung Đông, vốn đang phải 'gồng mình' gánh chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch, hạn hán và xung đột.
Google, Meta, Twitter, Telegram và các tập đoàn công nghệ khác đang rơi vào thế khó trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, bị kẹt giữa các yêu cầu từ Ukraine, Nga, Liên minh châu Âu và Mỹ.
UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng gác lại bất hòa trong quá khứ, nối lại hợp tác vì lợi ích chính trị và kinh tế trong gian đoạn hậu đại dịch Covid-19.
Ngày 30/11, Hãng thông tấn AFP đã điểm lại một số sự kiện nổi bật của thế giới năm 2021, cho thấy một thế giới nhiều biến động, từ đại dịch Covid-19 cho đến biến đổi khí hậu và mâu thuẫn chính trị.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai ủng hộ Nga trong việc việc chỉ trích cái gọi là 'Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ' của Mỹ dự kiến diễn ra trong tháng tới.
Chỉ hơn một tháng nữa, cử tri Libya sẽ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội nước này. Đây là một bước tiến hết sức quan trọng trong lộ trình hòa bình của Libya, nhờ các nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad đồng ý cùng phe đối lập soạn thảo một bản hiến pháp mới trong bối cảnh Moscow hối thúc Damascus thể hiện sự linh hoạt trong các cuộc đối thoại hòa bình.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad kêu gọi các lực lượng nước ngoài, ám chỉ lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, phải chấm dứt hiện diện bất hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông.
Hàng ngàn dân thường Syria sống trong cảnh thiếu thốn và không có nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh các bên xung đột vẫn tiếp tục giao tranh.
Ông Akhannouch, 60 tuổi, là tỷ phú sở hữu khối tài sản trị giá 2 tỷ USD theo thống kê của tạp chí Forbes. Đảng RNI do ông này lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Maroc vừa qua.
Theo kết quả sơ bộ do Bộ Nội vụ Morocco công bố vào sáng 9/9, lực lượng Hồi giáo nắm quyền điều hành đất nước lâu nay đã chịu thất bại nặng nề trước các đảng tự do trong cuộc bầu cử Hạ viện diễn ra trước đó 1 ngày.
10 năm sau sự sụp đổ của chính quyền ông Muammar Gaddafi vào tháng 11-2011, con trai thứ hai của ông - Seif al-Islam, đang tự coi mình là 'người dẫn đường' mới của người dân Libya. Sau những tin đồn liên tục trở lại chính trường, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với New York Times mới đây, ông đã đề cập đến mong muốn ra tranh cử Tổng thống Libya vào tháng 12 tới.
10 năm sau cái chết của người cha Mouamar Gadhafi, Seif al-Islam đang để mắt tới 'ngai vàng' ở Libya. Nhưng hiện giờ, đất nước này đã bị tàn phá bởi chiến tranh và chịu sự chi phối của các thế lực bên ngoài. Để có được quyền lực, Seif al-Islam sẽ phải biến sự nổi tiếng của mình thành sự ủng hộ của các đảng chính trị Libya và đối mặt với một đối thủ được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
Một ngày sau những diễn biến chính trị mới nhất tại Tunsisia, nhiều quốc gia, tổ chức đã lên tiếng kêu gọi quốc gia từng là nơi khởi phát phong trào Mùa Xuân Arab này sẽ sớm khôi phục an ninh và ổn định.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, giá lương thực trong tháng 5/2021 cao hơn gần 40% so với một năm trước đó, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Vốn được coi là 'sân chơi của Mỹ', khu vực Trung Đông đang trải qua một sự chuyển biến quan trọng và có thể trở thành mặt trận tiếp theo trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung.
Các cuộc biểu tình diễn ra đúng vào thời điểm Tunisia kỷ niệm 10 năm ngày xảy ra các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ dẫn đến làn sóng nổi dậy 'Mùa Xuân Arab'.
Qua theo dõi loạt bài 'Mùa xuân Arab' - 10 năm nhìn lại' trên Báo Quân đội nhân dân, chúng tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của bài báo là 'một khi MXH bị lợi dụng để phát động những cái gọi là 'cuộc cách mạng' thì nó như loài virus độc hại, có thể hủy hoại cả xã hội, cả đất nước'.
Năm 2010, những cuộc nổi dậy quy mô khổng lồ đã bùng nổ ở thế giới Arab tại Trung Đông-Bắc Phi nhằm đòi hỏi sự tự do, dân chủ và đã gây ra một loạt các sự kiện mang tính chấn động. Một thập kỷ đã trôi qua, liệu cơn gió gay gắt của Mùa xuân Arab có đem lại những thay đổi tích cực cho khu vực?
Phân tích vai trò của quân đội một số nước Bắc Phi - Trung Đông trong 'Mùa xuân Arab', Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng, tuy giữ vai trò trung tâm trong hệ thống quyền lực nhà nước, nhưng quân đội các nước lại thiếu kinh nghiệm trong ứng phó với loại hình chiến tranh mới – 'chiến tranh phi quy ước'.
Hiện nay, xuất hiện nhiều luận điệu kêu gọi chúng ta nên thực hiện 'phi chính trị hóa', 'dân sự hóa' quân đội. Trong thể chế tư bản chủ nghĩa, quân đội nhiều nước được xây dựng theo mô hình đội quân nhà nghề với mục tiêu, cách thức hoạt động hoàn toàn khác với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Bahrain Sheikh Khalifa bin Salman al Khalifa qua đời ở tuổi 84 vào ngày 11/11 tại một bệnh viện ở Mỹ.
Tại địa điểm khai quật, nhóm nghiên cứu đã mở một trong những chiếc quách được trang trí lộng lẫy và phát hiện xác ướp được bọc trong vải mai táng có nhiều chữ tượng hình.
Bahrain hẳn đã nhận được cái gật đầu của Saudi Arabia để bình thường hóa với Israel, và đây là chỉ dấu cho thấy Riyadh đang đi theo con đường tương tự, dù họ không vội.
Tòa Phá án Jordan phán quyết Tổ chức Anh em Hồi giáo ở nước này đã mất tình trạng pháp lý vì không thay đổi tình trạng pháp lý theo luật Jordan, do đó, tổ chức này đã bị giải thể.
Gần 1 thập kỷ trôi qua kể từ khi Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ trong làn sóng 'Mùa xuân Arab', Libya chưa lúc nào tìm lại được sự bình yên. Tranh giành quyền lực, xung đột nội bộ kéo dài kèm theo sự can dự của nhiều bên liên quan đang biến đất nước này trở thành một 'thùng thuốc súng' tiềm ẩn những nguy cơ khó lường ở khu vực Bắc Phi.
Sau 9 năm, xung đột ở Syria không còn là một cuộc nội chiến đơn thuần mà đã trở thành một cuộc chiến mở với sự can dự của các thế lực nước ngoài.
Một làn sóng nổi dậy mới đang làm rung chuyển thế giới Arab. Biểu tình rầm rộ gần đây ở Lebanon, Iraq, Sudan và Algeria có sự tham gia của hàng triệu người từ mọi tầng lớp, tất cả đều tức giận vì nền kinh tế suy thoái...
9 năm sau khi làn sóng 'Mùa xuân Arab' nổ ra ở Trung Đông, Bắc Phi, nước Nga đã có những bước đi nhanh chóng giành lại ảnh hưởng tại khu vực này. Từ chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới một số quốc gia chủ chốt ở vùng Vịnh tới thỏa thuận Nga đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ về việc thiết lập vùng an toàn dọc theo biên giới phía Bắc Syria cho thấy 'thế cờ' mới ở Trung Đông đã được thiết lập.
Ông Saied, 61 tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức trước các thành viên quốc hội và các cơ quan nhà nước hàng đầu khác và có bài phát biểu quan trọng trước toàn dân Tunisia.
Các lực lượng vũ trang và lực lượng biên phòng Tunisia đã tiến hành chiến dịch đột kích nhằm vào cơ sở của nhánh AQIM ở vùng núi Kasserine, gần biên giới với Algeria.
Ngày 15/10, Qatar đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc về việc nước này có liên quan tới các hoạt động tài trợ cho Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB), Nhóm mặt trận Nusra hay bất kỳ tổ chức nào khác.