Tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam?

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Điện Biên Phủ - Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam

Sau 7 năm thực hiện chiến tranh, bị thất bại liên tiếp ở Đông Dương, thực dân Pháp âm mưu tiến chiếm nhiều vùng chiến lược, chúng tập trung binh lực ở Điện Biên phủ nhằm giành thắng lợi quyết định. Thế nhưng chúng đã không những không thực hiện được âm mưu mà còn chịu thất bại thảm hại ngay trên chiến trường Điện Biên phủ. Lịch sử đã minh chứng, Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của đường lối, nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo; chiến thắng của lòng yêu nước quả cảm với tinh thần quyết chiến quyết thắng, đoàn kết một lòng của của cả dân tộc Việt Nam.

Thanh Hóa: Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình 'Dưới lá cờ Quyết Thắng'. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 5 điểm cầu gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cầu truyền hình trực tiếp 'Dưới lá cờ quyết thắng': Hàng nghìn người theo dõi tại điểm cầu Thanh Hóa

Hàng nghìn người dân đã dõi theo cầu truyền hình trực tiếp 'Dưới lá cờ quyết thắng' kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ qua điểm cầu trực tiếp tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Thủ Đức - từ bưng biền chiến khu đến cực tăng trưởng mới

Từ một nơi được định vị chỉ là vùng ven bình dân, có lịch sử là bưng biền chiến khu, Thủ Đức trở thành một TP đáng sống, mở ra tương lai rực rỡ cho người dân khu vực và cả những nhà đầu tư nội địa và quốc tế.

Yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết – cội nguồn của thắng lợi

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng sức mạnh của lòng yêu nước và một chữ 'đồng' - 'đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh' trong Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh), Đảng ta tiếp tục mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, dẫn đến sự ra đời của Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946), gọi tắt là Liên Việt. Tại Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (31/10/1946), Quốc hội đã trao trọng trách cho Hồ Chí Minh lập Chính phủ mới theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài không phân đảng phái. Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch tỏ rõ tinh thần 'quốc dân liên hiệp', toàn dân đoàn kết.

Bà Lê Thị Xuyến - người phụ nữ giữ nhiều vị trí đầu tiên

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bà Lê Thị Xuyến là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội Khóa I; người nữ đầu tiên được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên Việt Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) và Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà cũng là nữ Phó Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

Dâng hương tưởng niệm 44 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 22/3, tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang trang trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 44 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (14/2/1980 – 14/2/2024 âm lịch).

Dâng hương tưởng niệm 44 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Sáng 22/3, tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 44 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (14/2/1980 - 14/2/2024 âm lịch) - vị lãnh tụ, người con ưu tú của quê hương An Giang.

Đồng chí Lê Mạnh Trinh - Nhà cách mạng tiền bối

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Lê Mạnh Trinh là người tiêu biểu cho thế hệ nhà nho Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng, đã một lòng, một dạ chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí cũng là người cả đời gắn bó với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, với Mặt trận Dân tộc thống nhất.

Khai mạc Triển lãm ảnh 'Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam'

Nhân 44 năm Ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 - 30/3/2024), sáng 21/3, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp với Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng khai mạc triển lãm ảnh chuyên đề: 'Bác Tôn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam'.

Nhà cách mạng tiền bối Ung Văn Khiêm: Tận hiến cho dân, cho nước

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Ung Văn Khiêm là thành viên sáng lập An Nam Cộng sản Đảng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) khóa II và khóa III, là đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đối với sự nghiệp đại đoàn kết, đồng chí Ung Văn Khiêm từng được tổ chức phân công tham gia Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh An Giang viếng, dâng hương Bác Hồ, Bác Tôn

Ngày 15/2 (nhằm ngày mùng 6 Tết Giáp Thìn 2024), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đã viếng, dâng hương Bác Hồ, Bác Tôn tại Nhà truyền thống Tỉnh ủy, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (TP. Long Xuyên). Cùng đi có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; các đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Những chặng đường lịch sử vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Mặt trận Tổ quốc Hà Tĩnh kế thừa truyền thống vẻ vang

Phát huy truyền thống đoàn kết quý báu, trong suốt 93 năm (18/11/1930 - 18/11/2023) ra đời và phát triển, MTTQ Việt Nam đã tập hợp sức mạnh của các tầng lớp nhân dân đấu tranh giành độc lập, xây dựng Tổ quốc. MTTQ tỉnh Hà Tĩnh qua các thời kỳ cũng đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Bác Tôn với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người con ưu tú của dân tộc, được Nhân dân kính trọng gọi là 'Bác Tôn'. Hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau, Bác Tôn luôn quan tâm và chăm lo việc tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tinh thần đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn, tạo nên sức thu hút, lôi cuốn quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Tôn Đức Thắng - Hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 15/7/1960, cụ Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong giây phút thiêng liêng, xúc động đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước siết chặt tay Bác Tôn và nói lời chúc mừng: 'Toàn thể Quốc hội nhất trí bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước, tức là đồng bào miền Nam đều bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước. Điều đó tiêu biểu rằng, nước ta nhất định thống nhất'[1]. Từ đó, bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn trở thành biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Tại đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở thành phố Long Xuyên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dâng hương, hoa nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ Tổ quốc từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Nhà Lãnh đạo tiêu biểu nhất của chính sách đại đoàn kết

Ngày 20/8, đánh dấu kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Nhà Lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam, người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng.

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chiều 17-8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023).

Nơi ghi dấu hoạt động của Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Xã Kiên Đài (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là một trong những địa điểm được chọn làm nơi ở và làm việc của các lãnh tụ và nhiều cơ quan Trung ương trong giai đoạn từ 1948-1952 để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại đây đã xác định được 23 điểm di tích lịch sử quan trọng, trong đó, có di tích lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ở thôn Nà Bó (nay là thôn Làng Khây 1), là nơi ghi dấu những hoạt động của cán bộ Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng bào Vân Kiều ở Vĩnh Linh tự hào kỷ niệm 77 năm mang họ Hồ của Bác

Ngày 23-6, tại xã Vĩnh Ô, H.Vĩnh Linh (Quảng Trị), đông đảo già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà và Vĩnh Khê xúc động trong buổi gặp gỡ, tọa đàm nhân kỷ niệm 77 năm người Vân Kiều – Pa Cô vinh dự mang họ Hồ của Bác do Huyện ủy Vĩnh Linh và Công an huyện phối hợp tổ chức.

Gắn đạo với đời, tôn giáo với dân tộc

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử, lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc đã kết nối người dân Việt Nam, không phân biệt tôn giáo.

Dâng hương tưởng niệm 43 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 3/3, tại Đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 43 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - vị lãnh tụ, người con ưu tú của quê hương An Giang.

Linh mục Phạm Bá Trực: Bậc nhân sĩ 'tận tụy ái quốc'

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamLinh mục Phạm Bá Trực là một trí thức Công giáo nổi tiếng, một trong những vị lãnh đạo Quốc hội có uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, một cộng tác viên thường xuyên đồng thời là cố vấn của Báo Cứu quốc về Công giáo.

Đồng chí Xuân Thủy với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất

Đồng chí Xuân Thủy là một trong những cán bộ thực hiện xuất sắc đường lối đại đoàn kết dân tộc và chính sách Mặt trận Dân tộc thống nhất của Bác Hồ và của Đảng ta. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Xuân Thủy là tấm gương về một trí tuệ và nhân cách lớn với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Đoàn cán bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy về nguồn tại xã Kiên Đài

Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2022) và 23 năm 'Ngày Dân vận cả nước', ngày 14-10, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hoạt động về nguồn tại xã Kiên Đài (Chiêm Hóa).

Củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết-Thành công, thành công, đại thành công' là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một trong những nhân tố quyết định trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, của đất nước và địa phương qua các thời kỳ cách mạng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã về thăm và dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 20/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn công tác Trung ương có mặt ở Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân 134 năm ngày sinh của Chủ tịch.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, sáng 20/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã về thăm và dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Phát huy những bài học về xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trận Việt Minh ra đời cách đây 81 năm, là biểu hiện sinh động nhất sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Phát huy những giá trị lịch sử, MTTQ các cấp không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức, đồng lòng xây dựng Tuyên Quang ngày càng phát triển.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng sinh hoạt chuyên đề tại Tân Trào

Sáng 16-4, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã thăm và sinh hoạt chi bộ chuyên đề tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Tiếp và cùng dự với đoàn có đồng chí Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Tưởng niệm 42 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 16-3, tại khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 42 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Dâng hương tưởng niệm 42 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Lễ tưởng niệm là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang bày tỏ đạo lý 'uống nước nhớ nguồn,' tri ân những thành quả mà Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã dày công vun đắp cho cách mạng Việt Nam.