Những năm qua, công tác phòng chống mua bán người qua biên giới được huyện Sốp Cộp triển khai quyết liệt với sự vào cuộc của hệ thống chính trị và lực lượng công an, bộ đội biên phòng, góp phần bảo đảm an trật tự trên địa bàn.
Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
Ngày 1/11, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra quy hoạch xây dựng khu trung tâm huyện Sốp Cộp và tiến độ triển khai công trình kè chống sạt lở.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, góp phần tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Những ngày này, các hộ gia đình, nhà vườn, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Sốp Cộp bắt đầu vào vụ thu hoạch cam. Theo đánh giá, sản lượng vụ cam năm nay tăng do diện tích trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, giá bán đầu mùa từ 25-30 nghìn đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay, huyện Sốp Cộp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,23% năm 2023, xuống còn 25,93%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 4%.
Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây sắn cao sản, những năm qua, huyện Sốp Cộp đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích trồng sắn làm nguyên liệu chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Thực hiện chủ trương đưa cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, huyện Sốp Cộp đã đưa cây mắc ca vào trồng tại các xã Mường Và, Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Lèo, Nậm Lạnh. Hiện nay, mắc ca đang phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho quả vụ đầu.
Nhằm giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã huy động các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân vùng biên an cư lạc nghiệp.
Những năm qua, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, đã vận động nhân dân lựa chọn cây, con giống phù hợp với lợi thế địa phương, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Tại các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình do mưa lớn thời gian qua nên xuất hiện các điểm sạt lở đất. Vì vậy, lực lượng chức năng địa phương đã khẩn trương di dời các hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn...
Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Sốp Cộp (Sơn La) xảy ra mưa lớn kéo dài làm xuất hiện vết nứt trên đồi và nền nhà, tường, sân nhà của nhiều hộ dân ở một số bản.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4, tại huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, đi lại, sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, tại các xã Sốp Cộp, Sam Kha, Nậm Lạnh đã xuất hiện vết nứt trên đồi và nền nhà, tường, sân nhà của nhiều hộ dân.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, năm 2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Sốp Cộp đã lựa chọn, đăng ký mô hình 'Toàn dân tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới' tại xã Nậm Lạnh làm mô hình tiêu biểu cấp huyện để triển khai nhân rộng.
Những năm qua, những người có uy tín trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế, chung tay xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.
Sốp Cộp là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình ở bản vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới không có khả năng để tự làm nhà. Tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh, huyện Sốp Cộp ưu tiên bố trí nguồn lực, huy động sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, kết hợp với kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, huyện Sốp Cộp đã thực hiện tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Thủy điện Hòa Bình đã lần lượt mở đến cửa xả đáy thứ 4 trong đợt mưa lũ vừa qua, đã lần lượt đóng lại 3 cửa xả đáy vào ngày 12-8 và sẽ đóng nốt cửa xả cuối cùng từ 18 giờ ngày 13-8.
Ngày 13/8, tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp đã tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024.
Huyện Sốp Cộp đang phát huy lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.
Xuất phát điểm thấp, yêu cầu của các tiêu chí ngày càng cao, chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện biên giới Sốp Cộp gặp nhiều khó khăn. Nhưng, với quyết tâm hoàn thành mục tiêu, toàn huyện đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để 6/8 xã từng bước hoàn thành các tiêu chí.
Theo Hội khuyến học tỉnh Sơn La, các phong trào 'Học tập suốt đời', 'Xây dựng xã hội học tập', mỗi người dân là 'Công dân học tập' hiện phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập', công tác khuyến học trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực; các phong trào 'Học tập suốt đời', 'Xây dựng xã hội học tập', mỗi người dân là 'Công dân học tập' đã phát triển sâu rộng.
Đứng chân trên địa bàn huyện Sốp Cộp, huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 luôn thực hiện hiệu quả công tác dân vận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Ngày 27/6, tại tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã diễn ra Hội đàm thường niên lần thứ XV năm 2024 giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trở lại Pu Hao, bản biên giới của xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp những ngày tháng 6. Chúng tôi chứng kiến nơi đây đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân khấm khá hơn, đường biên mốc giới được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của mô hình 'Dòng họ tự quản về an ninh trật tự'.
Những năm qua, huyện Sốp Cộp đã ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Trải qua một thời gian 'vỡ mộng ở miền đất hứa', với chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước, các trường hợp di cư tự do trở về Việt Nam đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng trong tỉnh tuyên truyền, giúp đỡ, nhiều hộ dân đã ổn định tư tưởng, cuộc sống, vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống no ấm trên chính mảnh đất quê hương.
Ngày 7/6, Hội Cựu chiến binh huyện Sốp Cộp đã tổng kết phong trào thi đua 'Cựu chiến binh gương mẫu' giai đoạn 2019-2024.
Với mục tiêu 'không để ai bỏ lại phía sau', trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách khác đã thực sự là 'bà đỡ' cho hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sốp Cộp, những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh trong huyện ở mức cao và giảm chậm, với 122 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm trên 20%. Trước thực trạng đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác dân số, từng bước kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số.
Những năm qua, các cấp hội nông dân huyện Sốp Cộp đã tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ưu đãi, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Trong 2 ngày (7 và 8/5), huyện Sốp Cộp tổ chức Giải bóng chuyền da, chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biện Phủ (1954 -2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Ngày 6/5, đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thảo luận, quyết định một số nội dung công việc theo thẩm quyền.
Phát huy tiềm năng về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Sốp Cộp chú trọng phát triển cây ăn quả, đưa các loại cây trồng, nhất là cây có lợi thế, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Những năm qua, Huyện ủy Sốp Cộp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú là người có đạo để kết nạp vào Đảng theo đúng quy định.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc, với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân khu vực biên giới. Trong đó, có những 'cột mốc sống' là già làng, trưởng bản, người có uy tín với nhiều đóng góp tích cực giữ gìn sự bình yên nơi biên cương.
Giúp nhân dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, đó là cách dân vận khéo của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, xây dựng mối quan hệ quân dân bền chặt, góp phần giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Nuôi ong rừng lấy mật ở xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp đã có từ lâu, nhưng chủ yếu là phục vụ nhu cầu của gia đình. Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế nên nhân dân trong xã đã mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng đàn, đưa nghề nuôi ong rừng trở thành hướng đi tiềm năng có thu nhập cao.
Mưa đá, gió lốc trên diện rộng xảy ra ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gây tốc mái gần 500 nhà dân, các trường học cùng nhiều tài sản khác.
Ngày 23/3, theo thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La, các đồn Biên phòng tuyến huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã cử lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương giúp các nhà trường và nhân dân khắc phục hậu quả sau trận mưa lớn kèm theo gió lốc, xảy ra ngày 22/3.
Theo báo cáo và thống kê ban đầu từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La: Trận mưa đá kèm gió lốc vào chiều 22/3 trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã gây thiệt hại nhiều về nhà ở, trường học, hoa màu và tài sản của người dân.
Các đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cùng chính quyền địa phương đang tập trung giúp các nhà trường và nhân dân khắc phục hậu quả sau trận mưa lớn kèm theo gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản.
Các đồn biên phòng tuyến huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã cùng với chính quyền địa phương giúp các nhà trường và nhân dân khắc phục hậu quả sau trận mưa lớn kèm theo gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản.
Mưa đá kèm dông lốc xảy ra ở huyện Sốp Cộp, làm tốc mái, gây hư hại gần 500 ngôi nhà cùng nhiều tài sản khác, ước tính thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.
Mưa đá, gió lốc xảy ra ở huyện Sốp Cộp trên diện rộng đã gây tốc mái gần 500 nhà dân, các trường học cùng nhiều tài sản khác, ước tính thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.