Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dưới cái nắng của một ngày cuối hạ, 3 cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 308 miệt mài đi từng hàng mộ chí ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Đường 9 để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ của đơn vị mình. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu. Cả 3 CCB này từng tham gia các chiến dịch: Mậu Thân 1968 ở Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào 1971 và Quảng Trị năm 1972. Sau giải phóng, chính họ là những người trực tiếp tìm kiếm, cất bốc đồng đội của mình ở 3 chiến trường trên về chôn cất tại khu vực thuộc NTLS quốc gia Đường 9 ngày nay.
Chiều nay 30/8, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2024), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị trang trọng tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Thành Cổ Quảng Trị và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang tham dự.
Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trong tiết trời thu tháng Tám, hòa chung dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc, những người làm báo Báo Nam Định tìm về 'Địa chỉ đỏ' Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) quốc gia Trường Sơn và NTLS quốc gia Đường 9 (tỉnh Quảng Trị) - nơi yên nghỉ của hàng chục nghìn liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại; tự tay thắp nén tâm nhang, nghiêng mình tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, để qua đó tiếp tục hun đúc niềm tự hào về truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc.
Từ ngày 5 đến 7-8, Đoàn Văn nghệ sĩ, cán bộ Khoa giáo Khu 5 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước với gần 30 thành viên về thăm lại chiến trường xưa tại Quảng Nam và viếng hương tại các di tích lịch sử, khu tưởng niệm người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh. Tham gia cùng Đoàn có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, đại diện các ban ngành, địa phương.
Trong tháng 7 - tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, Chi đoàn Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh - HueCIT đã thực hiện hoạt động ý nghĩa: Phối hợp, triển khai xây dựng Phần mềm Quản lý nghĩa trang liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) Hương Điền, huyện Phong Điền.
Đúng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh phối hợp huyện Cần Giờ, Liên hiệp Hợp tác xã và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona Coop) tổ chức trọng thể Lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ Rừng Sác- Cần Giờ.
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 (1947-2024), ngày 26-7, Đại tá Trần Đình Liên - Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng dẫn đầu Đoàn công tác Công an thành phố đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu.
Đêm 26/7, Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) tỉnh Long An - nơi các anh hùng liệt sĩ (AHLS) an nghỉ trở nên ấm áp, lung linh hơn bởi những nén nhang thơm và những ngọn nến được thắp lên bằng tất cả tình yêu thương nồng ấm. Giữa không khí trang nghiêm xen lẫn sự nghẹn ngào xúc động, hàng ngàn ánh nến được thắp lên như một lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người ngã xuống vì hòa bình, độc lập dân tộc.
Phát huy truyền thống đạo lý 'Đền ơn đáp nghĩa', 'Uống nước nhớ nguồn' với thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh – liệt sĩ 27-7 (1947 – 2024), chiều 24-7, Ban Phụ nữ và Ban Thanh niên Công an TP Đà Nẵng tổ chức đến thăm, tặng quà tri ân 2 nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) và thân nhân 4 liệt sĩ Công an nhân dân (CAND) trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh dành sự quan tâm, chăm sóc sâu sắc đến người có công với cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị luôn thực hiện tốt công tác xây dựng, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ nhằm tri ân công lao to lớn và thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc được hòa bình, độc lập.
Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ thuộc Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Đoàn KT-QP 337, Quân khu 4) đã cất bốc được 4 hài cốt liệt sĩ tại khóm 3B, TT Khe Sanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị).
'Ngày hội đạp xe Vì hòa bình' với hai hoạt động chính là đạp xe diễu hành và đua xe sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị trong hai ngày 29 và 30/6/2024.
'Ngày hội đạp xe Vì hòa bình' được UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng Báo Thanh Niên tổ chức sẽ mở đầu cho Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên diễn ra tại Quảng Trị ở cấp Quốc gia.
Quảng Trị được chọn là điểm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh của 65 năm trước. Quảng Trị cũng là địa bàn có đến 3 tuyến thuộc hệ thống con đường huyền thoại ghi dấu lẫy lừng trong cuộc trường chinh đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, thống nhất non sông. Cho đến hôm nay, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn Khe Sanh – Quảng Bình, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây từ cầu treo Đakrông – A Lưới và đường Hồ Chí Minh nhánh Đông từ Cam Lộ - Bến Quan đang vươn mình trong sứ mệnh lớn lao đóng góp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 17- 5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm (NTLS, huyện Hương Sơn), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng 11 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào.
Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương diễn ra với không khí hết sức trang nghiêm, trong giờ phút linh thiêng, không ít giọt nước mắt đã rơi.
Quan tâm, làm tốt chính sách sẽ tạo thuận lợi cho lực lượng tìm kiếm, quy tập, cất bốc và đưa hài cốt liệt sĩ về các nghĩa trang liệt sĩ (NTLS).
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhiều cán bộ, chiến sỹ (CBCS) tham gia chiến đấu hy sinh vẫn chưa tìm thấy phần mộ. Nỗi day dứt đó cũng chính là sự thôi thúc để mỗi CBCS lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vượt qua mọi khó khăn trên hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (TK, QTHCLS).
Đi qua các cuộc chiến tranh, nước ta có gần 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Đến giờ phút này vẫn còn rất nhiều liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đồng nghĩa với còn rất nhiều gia đình ngày đêm khắc khoải mong chờ 'ngày trở về' của liệt sĩ...
Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, nhiều năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ.
Đến với quân đội từ nhiều vùng quê khác để rồi tụ lại dưới mái trường Trường Đại học Khoa học (ĐHKH), những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam ngày nào, những cựu binh hôm nay chung nhau góp sức đào tạo các thế hệ trí thức cho dải đất miền Trung thân yêu. Và, trên cương vị nào họ cũng vẫn giữ tinh thần 'Người lính cụ Hồ', hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Để thực hiện tốt Đề án tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (HCLS) và xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh - Cơ quan Thường trực đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều chủ trương, giải pháp. Đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị triển khai rà soát thu thập, xử lý xác minh thông tin, góp phần thực hiện tốt công tác xác định danh tính HCLS còn thiếu thông tin.
Tấm bia đá nặng 22 tấn khắc bài thơ 'Hương thầm' của nữ thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) A Lưới không chỉ dành cho em trai mình, mà còn tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì khát vọng thống nhất non sông. Ai trở lại chiến trường xưa, ai tìm kiếm thông tin liệt sĩ ở vùng đất này đều ghé đến dâng hương, chiêm nghiệm trước tấm bia để nhớ về một thời đi theo tiếng gọi non sông…
Xã Trung Hải, huyện Gio Linh là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có số lượng lớn người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Trung Hải triển khai thực hiện tốt phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa'; tổ chức nhiều hoạt động tri ân anh hùng liệt sĩ và quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách.
Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, nhiều cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Quân tình nguyện (QTN) và chuyên gia Việt Nam (VN) tiếp tục chiến đấu, hy sinh, nằm lại ở chiến trường Campuchia. Đất nước yên bình, chúng ta đón các Anh về với đất mẹ...
Ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) TPHCM vào những ngày tháng 7, chúng tôi chứng kiến những cuộc hội ngộ đặc biệt của các cựu chiến binh, những gia đình có thân nhân đã tham gia các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc; những người con yêu quý trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong tổng số 140 phần mộ yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) xã Hòa Phú (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) hiện có đến 90 phần mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Điều đó đồng nghĩa với việc vẫn còn biết bao gia đình khắc khoải, thao thức tìm kiếm người thân của mình giữa trùng điệp thông tin mơ hồ khi mà chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ.
Trong số 99 liệt sĩ hy sinh tại Viện K20, xã Ochalong, huyện Siem Bouk, tỉnh Stung Treng, Campuchia (gọi tắt là liệt sĩ K20) được quy tập, an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai từ năm 2010, đến nay đã xác định được danh tính 15 hài cốt liệt sĩ. Sau hơn nửa thế kỷ ra đi, gia đình, đồng đội đã đón các anh trở về an nghỉ trong lòng đất mẹ, kết thúc hành trình gian nan tìm kiếm phần mộ người thân.
Hòa bình lập lại, bà đau đớn nhận giấy báo tử của chồng, thế nhưng sự chờ đợi, niềm hy vọng vẫn không dứt bởi mộ liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy. Mãi đến năm 2009, khi đồng đội của chồng gửi thư báo tin tìm thấy mộ liệt sĩ Kiền thì bà mới hết hy vọng...
Chiến tranh đã lùi xa trên dải đất hình chữ S từ rất lâu, nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình ngày đêm khắc khoải mong chờ 'ngày trở về' của những liệt sĩ. Trên các nghĩa trang khắp đất nước, còn rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ chưa biết tên mong một ngày được trả lại danh tính, tìm thấy thân nhân, trở về với quê hương, bản quán...
Trong chuyến thăm và là việc tại Quảng Trị, chiều 22-7, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ đã tổ chức trang trọng lễ viếng, dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ, tri ân Anh hùng liệt sĩ tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và 2 NTLS quốc gia Trường Sơn, Đường 9.
Ngày 19-7, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2023), đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị thành phố Đà Nẵng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và lực lượng vũ trang thành phố Đà Nẵng tri ân Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị.
Những năm qua, công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) trên địa bàn tỉnh như: tôn tạo, trùng tu, làm sạch đẹp nhà bia, phần mộ được Đảng, Nhà nước, các đơn vị, tổ chức và người dân đặc biệt quan tâm, thể hiện niềm tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Phong trào đó vẫn được duy trì, phát huy tốt hằng năm, góp phần sưởi ấm những không gian linh thiêng và làm ấm lòng liệt sĩ.
Vào một ngày giữa tháng Bảy, trong nắng nóng ở miền Trung vẫn như thiêu, như đốt, có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) xã Hòa Phong (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng), chúng tôi ghi lại được nhiều câu chuyện xúc động về những tấm lòng của người còn sống gửi đến người đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những chuyên đề công tác trọng tâm của các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đã lan tỏa hơn 10 năm qua, được các cấp chính quyền, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Những ngày đầu tháng 7 này, cái nắng nóng khắc nghiệt ở chảo lửa Quảng Trị vẫn không làm chậm bước chân của cán bộ, nhân dân xã Hòa Nhơn (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) trong hành trình về vùng đất thiêng này - mảnh đất được ví như khúc ruột miền Trung, cái điểm tì vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng giang sơn. Có phải vậy chăng mà từ thuở khai thiên lập địa, mảnh đất này đã phải chịu bao nỗi mất mát đau thương và chia cắt...
Ngày 12-6, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đã phê duyệt điều chỉnh Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Chuẩn hóa thông tin trên bia mộ liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) địa bàn tỉnh năm 2023.
Ngày 19-5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể Lễ truy điệu, an táng 96 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào. Dự lễ có Trung tướng Lê Quang Minh – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban Công tác đặc biệt Chính phủ; lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 4; đại diện Ban công tác đặc biệt các tỉnh Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Xay Sổm Bun (nước CHDCND Lào); lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng đông đảo người dân trong tỉnh.
Ngày 18-5, tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) Quốc gia Đường 9, tỉnh Quảng Trị tổ chức trọng thể Lễ truy điệu, an táng 9 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào. Các hài cốt liệt sĩ đã được CBCS Đội Quy tập 584, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tìm kiếm, cất bốc tại tỉnh Savannakhet (Lào) trong mùa khô 2022-2023.
Giữa cái nắng tháng tư như thiêu như đốt, những người làm nghề quản trang vừa nhanh tay quét dọn vệ sinh, tưới cây, vừa rôm rả trò chuyện với tâm trạng vui tươi. Với họ, mỗi ngày được chăm sóc các phần mộ liệt sĩ, vệ sinh quanh khuôn viên nghĩa trang là một ngày ý nghĩa.
Dịp lễ 30-4 năm nay, bà con, đồng bào khắp nơi về với Quảng Trị, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) Quốc gia Trường Sơn và hệ thống di tích lịch sử ở Gio Linh, Cam Lộ có thể nghỉ chân, tham quan ngôi nhà 'bom' vô cùng độc lạ trên tuyến Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Quảng Bình. Tuy đang trong quá trình xây dựng nhưng công trình đã xanh vườn cây bóng mát, cũng đã hoàn thiện phần chính với bộ 'khung, cốt' được cất từ vỏ bom phế liệu. Đặc biệt, khi hoàn thiện sẽ trưng bày hàng trăm kỷ vật chiến tranh.Dịp lễ 30-4 năm nay, bà con, đồng bào khắp nơi về với Quảng Trị, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) Quốc gia Trường Sơn và hệ thống di tích lịch sử ở Gio Linh, Cam Lộ có thể nghỉ chân, tham quan ngôi nhà 'bom' vô cùng độc lạ trên tuyến Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Quảng Bình. Tuy đang trong quá trình xây dựng nhưng công trình đã xanh vườn cây bóng mát, cũng đã hoàn thiện phần chính với bộ 'khung, cốt' được cất từ vỏ bom phế liệu. Đặc biệt, khi hoàn thiện sẽ trưng bày hàng trăm kỷ vật chiến tranh.