Theo thông tin từ ngành chức năng của tỉnh, mặc dù chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 song tính đến sáng 9-9, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh cơ bản hoạt động bình thường, bảo đảm duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Số lao động đi làm đạt trên 90%, còn số ít không đi làm do đường bị ngập lụt.
Thời gian qua, trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên còn tồn tại nhiều dự án đầu tư dang dở, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài. Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8 có thêm nhiều quy định về thu hồi đất đã được giao nếu chủ đầu tư không làm đúng cam kết, nhằm siết chặt tình trạng này.
Công ty còn thiếu báo cáo tiến độ xây dựng, lắp đặt hai lò hơi số 03, 04 và hệ thống xử lý khí thải đi kèm để xem xét điều chỉnh tổng thể Giấy phép môi trường số 478/GPMT-BTNMT.
Sản phẩm Sữa chua không béo Morinaga đã được công ty Cổ phần Morinaga Nutritional Foods Việt Nam tiên phong ra mắt thị trường Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 2022. Sau gần hai năm ra mắt, dòng sản phẩm này đã nhận được sự tin tưởng và yêu thích của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, với tổng doanh thu đạt 16,974 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023; giá trị xuất khẩu đạt 13,23 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
Với phương châm 'Cùng đi, cùng đến, cùng hiệu quả', thời gian qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút, xúc tiến đầu tư, gắn với đồng hành, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Từ những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông kết nối, thời gian qua, TP. Phổ Yên đã thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Với các giải pháp cụ thể, tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu tạo được động lực để doanh nghiệp thêm cơ hội đầu tư phát triển.
Thái Nguyên và Hải Dương đều nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, có nhiều nét tương đồng về tiềm năng và phát triển. Trong những năm qua, sự hợp tác toàn diện đã giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự gắn kết giữa 2 tỉnh.
Đi đầu tại Thái Nguyên về thu hút đầu tư, Phổ Yên không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh với phương châm luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.
Không chỉ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở các cụm công nghiệp, Phổ Yên còn dành sự quan tâm cho chỉnh trang đô thị, hệ thống không gian cộng đồng,...
Để tiếp tục thu hút đầu tư vào các CCN, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN khẩn trương hoàn thành hạ tầng kỹ thuật về môi trường…
UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Công văn số 2717/UBND-CNNXD khẩn trương thực hiện việc cấp giấy phép môi trường và quan trắc tự động liên tục theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
ng Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có văn bản giao các đơn vị liên quan, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với nước thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh Thái Nguyên quy hoạch mới 16 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó có dự án khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ 1.128 ha ở TP Phổ Yên, đồng thời đưa nhiều cụm công nghiệp hiện tại ra khỏi quy hoạch.
Xác định sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là hướng đi trọng tâm trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm gần đây, TP. Phổ Yên đã có nhiều giải pháp 'tăng tốc' trong lĩnh vực này.
Từ một tỉnh thuần nông với cây chè, cây lúa, củ khoai cùng cỗ máy công nghiệp nặng (Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên) già cỗi, kém hiệu quả, đã được cấp ủy, chính quyền Thái Nguyên mạnh dạn trong định hướng chuyển mình, để nhanh chóng đưa địa phương này dẫn đầu về sản xuất sản phẩm công nghệ cao của miền Bắc.
Tiếp tục phiên làm việc chiều 15/2, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và thông qua Nghị quyết về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Tiếp tục phiên làm việc chiều 15.2, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và thông qua Nghị quyết về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp là nơi có khối lượng lớn nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị máy móc hoạt động nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao. Việc chủ động các phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) cũng như phối hợp chặt chẽ khi xảy ra sự cố sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Với những lợi thế của địa phương, những năm qua, T.X Phổ Yên không chỉ ưu tiên phát triển công nghiệp mà còn phát triển hài hòa các ngành kinh tế du lịch, dịch vụ, nông - lâm nghiệp, hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã trở thành đô thị công nghiệp phát triển bền vững, xứng đáng là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh.
Kỳ họp thứ 12 là kỳ họp thường kỳ cuối cùng của HĐND tỉnh khóa XIII. Kỳ họp nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri bởi sẽ có nhiều nội dung quan trọng được thông qua cho cả giai đoạn 2021-2025, đồng thời HĐND tỉnh sẽ tiến hành kiện toàn công tác tổ chức cán bộ sau đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025... Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung Kỳ họp, phóng viên Báo Thái Nguyên đã phỏng vấn đồng chí Hà Thị Bích Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Với vị trí đắc địa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và hệ thống hạ tầng kết nối tốt, Thái Nguyên từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Sức hấp dẫn của Thái Nguyên sẽ còn tăng lên khi hàng loạt dự án hạ tầng 'khủng' đã và đang chính thức khởi động. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với thị trường bất động sản (BĐS) Thái Nguyên thời gian tới.
Về T.X Phổ Yên hôm nay, chúng tôi dễ dàng nhận thấy diện mạo đô thị mới đã hiện hữu. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng được lắp đặt và cây xanh được trồng trên khắp các tuyến đường nội thị. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động. Có được kết quả này, chính là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
Với số người đi, đến từ vùng dịch (Đà Nẵng và một số tỉnh có dịch khác) khá lớn, trên 5.600 người, cùng với cả nước, Thái Nguyên lại bước vào cuộc chiến mới với COVID-19.
Gần 20ha đất có nhiều lợi thế thu hút đầu tư bị bỏ hoang hơn 10 năm qua trong khi người dân thiếu đất canh tác; nhà đầu tư khó khăn về tài chính; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp những vướng mắc không dễ giải quyết. Đó là thực trạng của Khu B – Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, do Công ty TNHH Một thành viên Ô tô Xuân Kiên VINAXUKI Thái Nguyên làm chủ đầu tư hạ tầng. Vấn đề là tại sao Dự án này nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm?
Ngày 30-7, Tổ công tác số 2 của HĐND tỉnh đã làm việc với T.X Phổ Yên nhằm khảo sát kết quả thực hiện công tác thu hút đầu tư và một số dự án đầu tư chậm tiến độ trên địa bàn; công tác cải cách hành chính; tiến độ thực hiện Dự án Khu tái định cư tập trung vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở bờ sông và ngập úng xã Tân Phú; kết quả thực hiện hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ điện. Đồng chí Hà Thị Bích Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự buổi làm việc
Người lao động vốn là 'tài sản vô giá' của doanh nghiệp (DN). Vì vậy, hiện nay, mặc dù còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng nhiều DN trên địa bàn tỉnh vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, bảo đảm việc làm, đời sống của người lao động, giúp họ yên tâm gắn bó lâu dài với DN.