Bình Thuận: Phân ban Phật tử dân tộc T.Ư bàn giao nhà, an vị tôn tượng Phật cho hộ dân

Sáng 9-12, Phân ban Phật tử dân tộc T.Ư do Thượng tọa Thích Quảng Tuấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Phân ban Phật tử dân tộc T.Ư làm trưởng đoàn cùng mạnh thường quân và đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận bàn giao nhà đại đoàn kết và an vị tượng Phật cho hai gia đình đồng bào dân tộc.

Phát huy vai trò người có uy tín trong các buôn làng Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là già làng, trưởng dòng họ, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức... được cộng đồng suy tôn. Người có uy tín luôn ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng; là cầu nối giữa lòng dân và ý Đảng, luật tục và luật pháp, giữa chính quyền với bà con buôn làng, góp phần quan trọng xây dựng cuộc sống mới ở Tây Nguyên.

Thành phố duy nhất ở Việt Nam do 1 người Pháp tìm thấy, ý nghĩa tên gọi người bản địa chưa chắc biết

Sau khi được bác sĩ người Pháp phát hiện, thành phố này nhanh chóng phát triển vượt trội. Hiện tại, nơi đây là trung tâm văn hóa, địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng.

Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm

Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ giảm nghèo đạt hơn 6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Biểu hiện ho gà ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến viện ngay

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi bị ho gà với dấu hiệu có cơn ho nhiều về đêm, cơ ho kéo dài, tím tái mặt. Nếu không kịp thời điều trị, ho gà ở trẻ em có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm não…

Hành trình hạt lúa của người Cơ Ho Srê

Không biết tự bao giờ, tổ tiên người Cơ Ho Srê sống bằng nghề trồng lúa rẫy và lúa nước. Nhưng có lẽ, nghĩa của từ 'Srê' là 'ruộng', người Cơ Ho Srê tự gọi mình là 'cau Cơ Ho Srê' (người Cơ Ho làm ruộng nước), cho nên lúa nước mới đích thực là cây trồng quan trọng với đời sống của họ từ bao đời nay. Quá trình phát triển lúa nước của đồng bào Cơ Ho Srê có thể dựa theo sử thi và hàng trăm bài văn tế cúng Thần lúa (Yàng kòi) của các dân tộc nam Tây Nguyên.

Cuộc sống mới ở vùng tái định cư Ka Đô 2

Những nóc nhà kiên cố, hệ thống đường, điện, nước được đảm bảo tại khu định canh định cư tập trung Ka Đô Mới 2 là nền tảng vững chắc để người dân yên tâm lao động, phát triển kinh tế, đồng thời an sinh xã hội được đảm bảo.

Bài cuối: Từng bước vực dậy Giang Ly

Mọi nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp; của NHCSXH tỉnh Khánh Hòa trong việc tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội đã bắt đầu đơm hoa, kết trái. Giang Ly là một ví dụ. Nhận thức của đồng bào nơi đây đã thay đổi; đời sống người dân đã bắt đầu khởi sắc và cải thiện từng ngày…

Mùa hội cỏ hồng rực rỡ ở xứ sở của người K'Ho

Cuối tháng 11, đầu tháng 12 là thời điểm cỏ hồng nở đẹp nhất ở Lâm Đồng; kèm theo đó là các hội thi tưng bừng, náo nhiệt của người K'Ho trên cao nguyên lộng gió.

Bình Thuận: Lưu giữ nét đẹp văn hóa đồng bào K'Ho

Dân ca, dân vũ hay những âm thanh đặc sắc của cồng chiêng và các loại nhạc cụ là thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào K'Ho, Bình Thuận. Trước thực trạng hiện nay không còn nhiều người biết biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, nhiều nghệ nhân K'Ho luôn trăn trở về việc gìn giữ, bảo tồn các bài dân ca, dân vũ và âm vang nhạc cụ dân tộc mình.

Tín dụng chính sách xã hội công phá 'lõi nghèo'

Từng lõi nghèo được công phá đã và đang góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại Khánh Hòa.

Khởi sắc từ Chương trình 1719 trên mảnh đất Ninh Thuận

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, đời sống của đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều khởi sắc.

Khánh Hòa tăng cường hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo ở Khánh Hòa thấp chỉ còn 3,2%, hộ cận nghèo còn 4,86% vào cuối năm 2022 nhưng chủ yếu lại tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi khó khăn.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hàm Thuận: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm học qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Hàm Thuận (huyện Hàm Thuận Bắc) đã không ngừng củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất và đổi mới chương trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương.

Ươm mầm đội ngũ kế cận nghệ thuật dân gian K'ho

Nghệ thuật trình diễn dân gian của người K'ho tại Bình Thuận được lưu truyền từ đời này qua đời khác chủ yếu bằng truyền miệng và thực hành diễn xướng trong cộng đồng. Vì thế việc thắp lửa đam mê, ươm mầm cho thế hệ trẻ tiếp nối, sáng tạo, là câu chuyện mà Bảo tàng tỉnh đang thực hiện, nhất là khi những giá trị văn hóa này đang dần bị nhiều hình thức giải trí hiện đại lấn át...

Trao chứng nhận cho học viên lớp truyền dạy nghệ thuật dân gian K' ho

Bảo tàng tỉnh vừa đã tổ chức bế mạc lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của người dân tộc K'ho tại xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc).

Bí thư Tỉnh ủy thăm và chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 16/11, nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2023), đồng chí Dương Văn An – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận đã đến thăm, chúc mừng một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Bình Thuận: Truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc K'ho

Bảo tàng tỉnh Bình Thuận và UBND xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) của người K'ho trong 10 ngày.

Truyền dạy nghệ thuật dân gian của người K'ho ở Đông Giang

Sáng 13/11, Bảo tàng tỉnh phối hợp với UBND xã Đông Giang mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của người dân tộc K'ho tại xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc).

Nghĩa tình với xã La Ngâu

Công tác giao lưu, kết nghĩa đối với các xã thuần, thôn ghép vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận triển khai thực hiện từ năm 2016. Theo đó trong thời gian qua, nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực đã được phối hợp tổ chức tại địa bàn xã La Ngâu, huyện Tánh Linh - đơn vị kết nghĩa với ngành giao thông vận tải địa phương…

Gian nan đường đến trường mẫu giáo của cô và trò ở Buôn Chuối

'Những ngày trời mưa lớn, đường đến trường sình lầy, tôi phải đẩy xe mấy cây số đến phồng chân. Có lúc mệt quá chỉ muốn đứng giữa đường khóc nhưng nghĩ tới đám trẻ đang trông cô đến, tôi lại gắng đi tiếp', cô Lê Thị Nga (giáo viên tại điểm trường mẫu giáo ở thôn Buôn Chuối, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) tâm sự.

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Nằm trong chuỗi sự kiện ' Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023', sáng 11/11 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, hơn 1000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách gần xa khi tới phố núi Pleiku.

Tánh Linh: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Huyện miền núi Tánh Linh có diện tích tự nhiên 1.174,22 km2, với 13 đơn vị hành chính (12 xã, 1 thị trấn), 76 thôn, bản, khu phố; dân số có 29.213 hộ/106.726 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% (K'Ho, Châu Ro, RắcLây, Chăm, Nùng, Tày…); đồng bào có đạo chiếm 39% dân số. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú.

LeK cà phê của cô gái K'Ho yêu cà phê

Đất Lộc Thành đang bước vào những ngày đầu vụ thu hoạch cà phê, với những niềm hi vọng chín đỏ trên cành. Và, một cô gái K'Ho cũng đang mày mò cùng con đường xây dựng thương hiệu cà phê quê hương.

Người dân miền núi Hòa Sơn chung tay giữ an ninh, trật tự

Trở lại xã Hòa Sơn, huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận) những ngày đầu tháng 11/2023, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước diện mạo kinh tế - xã hội vùng đất này đang đổi mới và phát triển.

Bếp ăn 0 đồng tiếp sức đến trường cho trẻ em K'Ho

Suốt 5 năm nay, chị Kơ Să K'Mho (33 tuổi, người K'Ho) miệt mài nấu cả ngàn bữa ăn miễn phí để tiếp sức đến trường cho trẻ em thôn Buôn Chuối (xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).

Giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Kết nghĩa với xã vùng cao Đông Giang: Triển khai nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực

Sau khi kết nghĩa với xã Đông Giang (huyện Hàm Thuận Bắc) theo phân công của tỉnh, trong 8 năm qua Sở Công Thương Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, hỗ trợ mang ý nghĩa thiết thực…

Trung tướng, nhà văn Hữu Ước ra mắt tiểu thuyết 'Suối Cọp'

Tiểu thuyết 'Suối Cọp' của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước viết về một đại đội Công an vũ trang cùng với lực lượng chủ lực bộ đội Trường Sơn và đồng bào dân tộc Cờ ho Quảng Bình, Quảng Trị tại vùng Suối Cọp đã sống, chiến đấu, bảo vệ một tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Truyền thuyết tình yêu đẹp như mơ ở làng Cù Lần trứ danh Đà Lạt

Vì quá yêu một người con gái, một chàng trai K'Ho đã lặng lẽ lên rừng đi tìm và nhặt đá với ước nguyện xây một 'thiên đường tình ái' giữa rừng sâu để tặng người yêu...

Diện mạo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tánh Linh đã đổi thay

Tánh Linh có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) như Chăm, Nùng, K'ho, Rắclay… sinh sống ở một số xã, thị trấn. Nhiều nơi hộ đồng bào đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi nên kinh tế từng bước ổn định...

Già làng giữ tiếng K'Ho

Bao năm qua, nhiều già làng của đại ngàn Tây Nguyên luôn miệt mài gìn giữ văn hóa dân tộc. Với họ, muốn giữ được phong tục tập quán của đồng bào mình, phải giữ được 'cái chữ, cái tiếng'. Già Păng Ting Uốk (70 tuổi, người K'Ho) là một trong số đó. Ông ngày đêm miệt mài truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cho những thế hệ sau.

Tây Nguyên khởi sắc

Trong khoảng gần ba mươi năm trước, đất Tây Nguyên trong ý nghĩ của mọi người là chốn rừng thiêng, nước độc. Ở nơi đó có những địa danh mà khi kể tên đã gợi lên cảm giác 'thâm sơn cùng cốc', là chốn của đói nghèo, lạc hậu, của muỗi vắt, thú dữ và tàn quân Fulro. Quả thật, đã từng có một thời như vậy.

Trước khi bị tạm ngưng hoạt động, làng Cù Lần thu hút khá đông khách du lịch

Làng Cù Lần là khu du lịch sinh thái văn hóa được UNESCO công nhận, gắn liền với bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Ho, góp phần thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh Lâm Đồng.

Vì sao làng Cù Lần ở Lâm Đồng thu hút rất đông khách du lịch?

Tọa lạc dưới chân núi Lang Biang cách Đà Lạt hơn 20km, làng Cù Lần là điểm du lịch thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế bởi nơi đây được ví như một thiên đường xanh với tiếng suối chảy, tiếng thông reo, tiếng hót réo rắt của chim rừng.

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

'Bảo tàng số' quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Mới đây, không gian trưng bày trực tuyến 'Di sản vô giá' về 54 dân tộc Việt Nam lần đầu được đưa lên nền tảng Văn hóa và Nghệ thuật của Google (Google Arts & Culture), phục vụ người xem khắp thế giới chiêm ngưỡng và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam phong phú, rực rỡ. Tác giả triển lãm là nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle, người đã dành 16 năm say mê đi và ghi lại cuộc sống của con người khắp dải đất hình chữ S.

Khánh Hòa đẩy mạnh thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

Lời tâm sự của một người con dân tộc Cơ Ho

Trong chuyên mục kỳ này, chúng tôi xin nhường lời cho một người con dân tộc Cơ Ho - nữ ca sĩ Cil K'rao (nguyên diễn viên Đoàn ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng):

Lâm Đồng: Giảm nghèo bền vững ở nơi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất

Là nơi có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dương đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Nghệ thuật đan gùi hoa của người Cơ Ho

Nghề đan lát của người Cơ Ho có từ bao giờ, ít ai còn tường tận. Chỉ biết rằng, những chàng trai, cô gái miền sơn cước khi đôi chân đã biết đi rừng, lên rẫy gieo hạt lúa mẹ, họ đã được ông bà, cha mẹ truyền nghề truyền thống. Trong đó, đan gùi hoa được xem là một 'kỹ nghệ', đòi hỏi sự tỉ mẩn và sáng tạo.

Hàm Thuận Bắc: Tạo điều kiện cho các xã vùng cao phát triển sản xuất

Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi, có 17 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ và 5 thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện có khoảng 3.866 hộ/16.369 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc K'ho, Chăm, Raglay và sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, dân số toàn tỉnh khoảng 1.296.906 người với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 24,1%: K'Ho, Mạ, Chu Ru... Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng tạo nên tính đa dạng và phong phú trong không gian văn hóa chung của tỉnh.

Cô gái Jrai tâm huyết với bóng đá phủi

Lâu nay, mọi người thường chỉ biết đến các 'ông bầu' trong bóng đá. Bởi vậy, chuyện 'bà bầu' Su Bi (SN 1993, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng đội bóng đá phong trào hay tài trợ cho các nữ cầu thủ khiến không ít người ngạc nhiên, khâm phục.

'Đêm hội trăng rằm' cho trẻ vùng cao Phan Dũng

Chiều ngày 27/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Viettel Bình Thuận và UBND huyện Tuy Phong tổ chức chương trình Đêm hội Trăng rằm cho các cháu thiếu nhi xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong. Đây là xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số người Raglai và K'Ho.

Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.