Luật Nhà ở 2023 quy định về tỉ lệ người dân đồng thuận chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện để tháo dỡ công trình thay vì 100% như quy định cũ. Luật cũng đưa ra phương án gom nhiều chung cư cũ vào một vị trí để xây dựng cao tầng, giúp người dân được tái định cư tại chỗ.
So với Luật Nhà ở năm 2014, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 có nhiều điểm mới. Giới chuyên gia cho rằng, khi Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực sẽ giúp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, gắn với tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Chỉ còn ít ngày nữa (1/8/2024) Luật Nhà ở năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, với nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho công tác phát triển nhà ở thời gian tới.
Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Luật Nhà ở (sửa đổi) phù hợp thực tiễn, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.
Hiện nay nhiều chung cư cũ đã phá dỡ nhưng chưa thể xây dựng lại do vướng các cơ chế chính sách hoặc do người dân chưa đồng tình và cơ chế ưu đãi chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị không quy định ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên quy định ban hành bảng giá đất định kỳ 2 - 3 năm một lần.
Cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và kế thừa các quy định có hiệu lực, tính ổn định của Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014 về nhà ở xã hội.
HoREA đề nghị sửa đổi quy định để đồng bộ vấn đề miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, xây dựng lại nhà chung cư...
Theo HoREA, kiến nghị mới liên quan đến nhà ở xã hội là nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và kế thừa các quy định có hiệu lực, hiệu quả, có tính ổn định của Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014.
Đánh giá Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có nhiều thay đổi tích cực, phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên một số ý kiến chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục rà soát hoàn thiện quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, kiến nghị bổ sung các quy định thuận lợi thu hút nguồn lực bên ngoài tham gia vào quá trình này….
Dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, song chính quyền TP.HCM vẫn gặp rất nhiều khó khăn…
Thường trực HĐND TP.Hà Nội đã thống nhất tạm cấp ngân sách với số tiền gần 128 tỉ đồng để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ trong năm nay.
Ngày 18/12/2021, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 5289/QĐ-UBND về việc ban hành 'Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội'. Vì thế, việc triển khai thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong năm 2022 là một trong những nhiệm vụ định hướng dài hạn phát triển Thủ đô, cải thiện chất lượng về nhu cầu ở cho người dân và chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với phát triển kinh tế.
Trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có 1.579 tòa chung cư cũ, quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối năm 1980, tập trung tại 4 quận nội thành cũ.
Sau khi TP Hà Nội ban hành Bộ tiêu chí về đánh giá kết quả kiểm định chung cư cũ tại Quyết định số 331/2022/QĐ-SXD, nhiều ý kiến cho rằng, với những nội dung mới được ban hành sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.
Theo các chuyên gia, những bế tắc trong việc cải tạo chung cư cũ không liên quan đến thời hạn sở hữu mà là ở chính sách đền bù cho người dân còn chưa hợp lý cùng nhiều vấn đề về thủ tục, chính sách.
Bộ Xây dựng cho rằng, trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo chung cư cũ, công tác thu hồi, di dời, phá dỡ rất khó khăn, nên việc áp thời hạn sử dụng chung cư là hợp lý.
Việc phân cấp cho TP HCM phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung sẽ đảm bảo tiết kiệm được thời gian, kinh phí; đồng thời đảm bảo không làm thay đổi tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị.
Mới đây, tại Mỹ, một tòa nhà 12 tầng 40 tuổi đã bất ngờ đổ sập, khiến hàng trăm người tử vong và mất tích. Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện đang có hàng nghìn chung cư cũ có tuổi đời trên 50 năm, thậm chí 60 năm cũng đang nằm chờ sập.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) đang rơi vào giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19.
Giai đoạn 2015 - 2020, mới chỉ có 1% trong tổng số 2.500 chung cư cũ, hư hỏng trên cả nước được cải tạo, xây dựng lại. Hạn chế tồn tại chủ yếu do vướng mắc về cơ chế chính sách. Hàng chục ngàn hộ gia đình đang 'thấp thỏm' chờ sửa nghị định quy định về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Bộ Xây dựng đang chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (NĐ101). Trong đó, nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn, bất cập gây cản trở việc cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ hàng chục năm qua.