Đáp ứng mục tiêu quản lý Nhà nước và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Bộ Công Thương xem xét lại một số đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh xuất khẩu gạo
Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến thóc, gạo, người sản xuất lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với thời hạn và lãi suất hợp lý…
Thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, giá gạo nguyên liệu tăng nhẹ trong ngày 22/12. Giá gạo IR NL 504 tăng lên mức 7.700 đồng/kg; Gạo TP IR ở mức 8.300 đồng/kg; tấm 1 IR 7.200 đồng/kg và cám vàng 7.350 đồng/kg.
Việc cắt giảm và cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) của Bộ Công Thương thời gian qua được các hiệp hội, ngành hàng phía Nam đánh giá cao.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Công Thương đã cắt giảm 880 điều kiện đầu tư kinh doanh trong tổng số 1216 điều kiện, tương đương với cắt giảm 72,3%.
Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - chia sẻ về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang tạo điều kiện cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu (XK) sang thị trường EU.
Cạnh tranh khốc liệt trong 'cuộc chiến' mở tờ khai lúc 0 giờ, nhưng cuối cùng đến hết tháng 4, 39 doanh nghiệp chỉ gom xuất khẩu được gần 280.000 tấn gạo, tương ứng 70% số gạo được xuất và tờ khai đã được mở.
Căn cứ ý kiến tại cuộc họp Thường trực chính phủ ngày 31-3 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xuất khẩu gạo trong tháng 4-2020 là 400 nghìn tấn. Theo đó quyết định của Thủ tướng có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11-4, sau khi đã có ý kiến báo cáo từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thông báo 172/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới nêu rõ: Từ ngày 1/5/2020 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP và thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế có sự kiểm soát chặt chẽ của các lực lượng chức năng.
Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về phương án từ ngày 1/5 tới, cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Năm 2020, Việt Nam có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Song, do dịch COVID-19 và hạn hán, đề phòng tình trạng khan hiếm lương thực có thể xảy ra, Chính phủ đã có chủ trương xuất khẩu có kiểm soát để xem xét tình hình sản xuất vụ đông xuân và hè thu mới tiếp tục quyết định xuất khẩu trở lại bình thường.
Chiều nay, 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, vựa lúa của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.
Bộ Công Thương kiến nghị dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo hạn ngạch và cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường kể từ ngày 1/5/2020.
Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất phương án kiến nghị kể từ ngày 1/5 sẽ dừng cơ chế điều hành xuất khẩu theo hạn ngạch.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 về việc xây dựng phương án điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5/2020 và thời gian tới, chiều nay (27/4), Bộ Công Thương đã có báo cáo số 2976 gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất phương án kiến nghị kể từ ngày 1/5 sẽ dừng cơ chế điều hành xuất khẩu theo hạn ngạch và cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo tinh thần Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Phải giải phóng ngay lượng gạo đã tập kết tại cảng và tồn kho cho doanh nghiệp, điều chỉnh những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua, là nội dung được nhiều đại biểu, doanh nghiệp kiến nghị tại cuộc họp của Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình gạo hàng hóa ở cảng phục vụ điều hành xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương tổ chức ngày 22/4, tại TP Hồ Chí Minh.
Việc điều hành xuất khẩu gạo vừa qua có nhiều vấn đề nổi cộm, khiến dư luận đồn đoán đằng sau đó có những 'nhóm lợi ích'.
Hải quan Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, không yêu cầu doanh nghiệp phải dỡ hàng ra khỏi container (đối với hàng hóa đóng trong container).
Liên quan đến việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các lô hàng gạo xuất khẩu (XK), chiều muộn ngày 17/4, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã có công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Nhiều doanh nghiệp đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu lại gửi văn bản từ chối ký hợp đồng.
'Về tốc độ xuất khẩu gạo, chúng ta vẫn cần có các giải pháp kiểm soát nhất định. Trong lúc dịch bệnh này thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu', Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu ý kiến.
Cục Xuất nhập khẩu đề nghị thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc thực hiện quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về dự trữ lưu thông và bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước.
Các doanh nghiệp duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Đồng thời, có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông
Muốn đưa hàng hóa qua biên giới, mỗi chuyến xe, chủ hàng phải 'làm luật' hàng triệu đồng cho lực lượng hải quan. Chuyện này đã và đang diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang (tỉnh Điện Biên). Hình ảnh Tiền Phong có được cho thấy, cán bộ hải quan tại đây nhận tiền nhiều đến mức phải dùng đến máy đếm tiền.
Là nước xuất khẩu gạo xếp thứ ba thế giới nhưng giá trị hạt gạo Việt Nam thường kém hơn so với nhiều nước. Nếu phát huy được hết những tiềm năng sẵn có và tận dụng được những thành tựu công nghệ hiện đại, ngành lúa gạo Việt Nam sẽ có bước tiến mới để nâng tầm hạt gạo trên trường quốc tế.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến nay, đã có thêm 42 thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo, sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.
Đã có thêm 42 doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh xuất khẩu gạo kể từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.