Quan tâm phát triển ngành nghề nông thôn

Thực hiện Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển đa dạng ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với điều kiện thực tiễn và thế mạnh của địa phương. Qua đó, góp phần giúp các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao sớm hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, lao động, hộ nghèo.

Bảo vệ môi trường làng nghề phát triển theo hướng bền vững

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng gia tăng. Trong khi đó, phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề là một xu thế tất yếu để xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế cho rằng để phát triển làng nghề bền vững cần kết hợp hài hòa bảo vệ môi trường, hướng tới cải thiện môi trường.

Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ngãi không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. Những năm gần đây, tỉnh đã định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch qua các hoạt động quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm đến du khách.

Các làng nghề truyền thống tăng công suất làm hàng Tết

Chỉ còn chưa đến 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đây là thời gian cao điểm các làng nghề truyền thống và chủ thể OCOP ở Quảng Ngãi tất bật sản xuất, tạo nhiều mẫu mã mới để cung ứng cho thị trường.

Làng cốm Mễ Trì có mất danh hiệu làng nghề truyền thống?

Việc giữ nguyên danh hiệu Làng nghề truyền thống Cốm Mễ trì sẽ được Hội đồng chuyên ngành của Thành phố Hà Nội xem xét dựa trên các quy định.

Phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao

Sáng 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao.

Nậm Pồ, Điện Biên: Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông

Phụ nữ Mông ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Thổ cẩm Nậm Pồ được bán sang Lào, Thái Lan, vừa giúp đồng bào nơi đây có thêm thu nhập vừa duy trì và bảo tồn nghề truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc.

Phạm Quang Huy được nhận nửa tỉ đồng tiền thưởng 'nóng'

Xạ thủ Phạm Quang Huy giành được tấm HCV và đã được nhận ngay khoản thưởng 'nóng' đầy khích lệ lên tới nửa tỉ đồng ngay tại ASIAD 19.

An Giang hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

Nhờ hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị… các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề và làng nghề truyền thống có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh. Để phát triển bền vững và khai thác tiềm năng các làng nghề, tỉnh có nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, khó khăn cũng như đẩy mạnh kết nối cung cầu, rộng mở đầu ra cho các sản phẩm.

Trăn trở với nghề truyền thống đậu phụ Mơ

'Đậu phụ Mơ đang rất đắt hàng, ngoài 10 giờ là không có đậu để mà bán, nhưng làm thế nào để phát triển nghề truyền thống lại là vấn đề không đơn giản chút nào'- Chủ tịch UBND phường Mai Động Trần Văn Vịnh chia sẻ.

Điểm danh nghề truyền thống ở Đắk Nông

Đắk Nông hiện có 2 nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận theo Quyết định 1890. 2 nghề truyền thống được công nhận gồm 'Làm rượu cần' và 'Dệt thổ cẩm' cho Tổ hợp tác rượu cần do bà H'Mai làm Tổ trưởng và Tổ hợp tác dệt thổ cẩm do bà H'Bình làm Tổ trưởng.

Bảo tồn, phát huy nghề truyền thống: 'Trông người để ngẫm... đến ta'

Cụm từ 'Bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống' từ lâu đã được xem như một thông điệp để lan tỏa và hành động. Đây cũng là một trong những chủ trương, chính sách được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Xử lý nước thải, rác thải tại các làng nghề

Hà Nam là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển. Bên cạnh các giá trị kinh tế, sự phát triển của làng nghề cũng kéo theo nhiều nỗi lo, thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường. Để các làng nghề phát triển bền vững, thời gian qua, các địa phương có nghề trên địa bàn tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở, hộ gia đình sản xuất xử lý nguồn nước thải, rác thải làng nghề, nhất là tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng như dệt, chế biến gỗ…

Nhiều nghề, làng nghề hoạt động kém hiệu quả

ĐBP - Một số nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh những năm qua có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghề, làng nghề sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ; hạ tầng, công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường…

Phát triển làng nghề truyền thống còn nhiều khó khăn

Mặc dù các địa phương trong tỉnh đã có sự quan tâm bảo tồn và phát triển, tuy nhiên việc phát huy hiệu quả hoạt động các làng nghề và làng nghề truyền thống đang gặp không ít khó khăn.

Đề nghị công nhận 7 nghề truyền thống, 1 làng nghề cấp tỉnh ở Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có 7 ngành nghề đủ điều kiện cấp bằng công nhận nghề truyền thống cấp tỉnh và nghề đan lục bình (Vĩnh Thuận) đáp ứng các tiêu chí là làng nghề cấp tỉnh.

Rực rỡ lễ hội hoa lan TP Đà Nẵng năm 2022

Sáng 22/5, tại khuôn viên Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã khai mạc lễ hội hoa lan TP Đà Nẵng năm 2022 do Bảo tàng Đà Nẵng và Câu lạc bộ Hoa lan Đà Nẵng (thuộc Hội Sinh vật cảnh TP Đà Nẵng) phối hợp tổ chức.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền làm việc với Hội Nông dân tỉnh

Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã chủ trì buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh...

Tập trung cơ chế chính sách theo chuỗi giá trị phát triển ngành nghề kinh tế nông thôn

Ngành nghề nông thôn còn nhiều lợi thế và tiềm năng để khai thác. Do đó, cần tập trung hỗ trợ các cơ chế chính sách phát triển các sản phẩm của ngành nghề nông thôn theo chuỗi giá trị hàng hóa để từ đó vừa hỗ trợ được vùng sản xuất, vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ và xúc tiến thương mại.

Phát triển ngành nghề nông thôn theo chuỗi giá trị hàng hóa

Sáng 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức hội nghị 'Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn'.

Giữ nét đẹp truyền thống làng nghề thời hiện đại

Lâu nay, việc nhìn nhận làng nghề dưới góc độ văn hóa hay góc độ kinh tế thì hợp lý hơn cũng gây nhiều tranh luận. Việc xác định yếu tố nào là chính sẽ góp phần quyết định các chính sách, giải pháp trong vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề.

Ban hành định mức kinh phí khi công nhận danh hiệu 'Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống

Ban hành định mức kinh phí khi công nhận danh hiệu 'Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống'; Hướng dẫn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ năm 2020; Tăng cường tuyên truyền các cuộc thi về phòng chống HIV/AIDS... là những thông tin văn hóa nổi bật tại các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam.

Thông qua Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề TP Hà Nội

Sáng 4/12, tại kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV, 94/94 đại biểu (ĐB) tham dự tán thành thông qua Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề TP Hà Nội.