Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc 'quản lý, bảo vệ và phát triển rừng' theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp, đánh giá, nghiên cứu đề xuất chính sách, chế độ cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhằm tháo gỡ khó khăn, động viên, khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực trong công tác bảo vệ rừng.
Bài 2: Tháo nút thắt, bứt phá bảo vệ rừng
Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 2 doanh nghiệp ở Thanh Hóa tập kết cát lấn chiếm đất công do chính quyền địa phương quản lý nên lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt hành chính, buộc khắc phục vi phạm.
Hằng năm, việc tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm là nhiệm vụ luôn được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) đặc biệt quan tâm. Thông qua tập huấn, lực lượng kiểm lâm Hà Nội kịp thời ứng phó với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố.
UBND tỉnh vừa mới ban hành quyết định về việc sửa đổi hiệu lực thi hành Quyết định 751/QĐ-UBND ngày 26-3-2024 của UBND tỉnh về tổ chức lại Hạt kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (viết tắt là KBT).
Sau hơn 5 năm áp dụng, Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (viết tắt là Nghị định 01) đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Theo các chuyên gia, quá trình sửa đổi Nghị định 01/2019/NĐ-CP về lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng cần kế thừa những ưu điểm, mô hình đang hoạt động hiệu quả và bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; không làm gián đoạn, ảnh hưởng tới nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng...
Vừa qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (đóng tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) có văn bản gửi đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh báo cáo việc thực hiện Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (viết tắt Nghị định số 01) và đề xuất hoãn việc tổ chức lại hạt kiểm lâm của đơn vị.
Thời gian vừa qua đã có nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên cả nước. Những vụ cháy này không những gây thiệt hại nặng nề về diện tích rừng mà còn có những mất mát thương tâm về người. Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) hiện nay.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, viên chức Kiểm lâm.
Bộ Công Thương vừa ban hành Hướng dẫn số 905/HD-BCT về thực hiện công tác quốc phòng-quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 của ngành Công Thương.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 200 ngàn ha rừng và đất lâm nghiệp với đa dạng loại rừng gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng. Hơn 20 năm trước, tỉnh đã tiến hành đóng cửa rừng để chăm sóc, bảo vệ. Nhờ đó, nhiều năm qua, Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác bảo vệ rừng.
Một doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thuê đất, thuê rừng thực hiện dự án đầu tư cải tạo, bảo vệ và phát triển rừng nhưng sau 10 năm đã để suy giảm tới hơn 326ha rừng.
Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa vừa có kiến nghị xin giải thể 2 trạm kiểm lâm trên địa bàn thị xã vì không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Sáng 8/9, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát và Quyết định chuyển Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Lào Cai.
Việc bảo lưu phụ cấp viên chức đã được xếp ngạch kiểm lâm được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý sẽ thuộc chi cục kiểm lâm cấp tỉnh quản lý.
Sáng 12-11, tại TP. Pleiku, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Quản lý, phát triển lâm nghiệp bền vững ở Gia Lai'.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 170 ngàn ha đất có rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên rộng lớn với hơn 150 ngàn ha rừng liền mạch mà các khu rừng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai là chủ đạo.
Là một huyện biên giới mới thành lập được 5 năm, Ia HDrai đang là nơi có độ che phủ rừng lớn nhất nhì của tỉnh Kon Tum. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường rừng trên địa bàn trong thời tiết nắng nóng được quan tâm hàng đầu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Trong sáu tháng đầu năm 2019, dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Chi cục Kiểm lâm Vùng IV và các địa phương trong toàn vùng đã quyết liệt, chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và đạt được nhiều kết quả tích cực.