Ngày 7/9, tân Thủ tướng Anh Liz Truss khẳng định sẽ điều chỉnh thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) về thương mại hậu Brexit giữa Anh và Bắc Ireland. Ưu tiên hiện nay của bà là tìm ra giải pháp qua đàm phán nhằm xóa bỏ một số quy định về thương mại hậu Brexit với vùng lãnh thổ này.
Việc bà Liz Truss trở thành tân thủ tướng của Anh có thể báo hiệu những rạn nứt mới trong quan hệ giữa London và Brussels.
Với hơn 81.000 phiếu ủng hộ (tương đương 57,4%), Ngoại trưởng Anh Mary Elizabeth Truss (hay Liz Truss) đã vượt qua cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak với hơn 60.000 phiếu ủng hộ (tương đương 42,6%) trong vòng bỏ phiếu cuối cùng của đảng Bảo thủ, trở thành tân Thủ tướng Anh thay thế ông Boris Johnson. Theo đó, chờ đón tân Thủ tướng Anh sẽ là những áp lực lớn mà xứ sở sương mù đang phải đối mặt.
Bà Liz Truss tên đầy đủ là Mary Elizabeth Truss, ra đời năm 1975 trong một gia đình theo cánh tả với cha là giáo sư toán học còn mẹ là y tá. Bà Truss học ngành chính trị, triết học và kinh tế tại Trường Merton thuộc Đại học Oxford.
Tân Thủ tướng Anh sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức ngay khi bước chân vào Số 10 phố Downing, khi Xứ sở sương mù đang rơi vào quãng thời gian được cho là biến động nhất trong thời kỳ hiện đại.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo, nước này và Anh sẽ đối mặt 'các vấn đề nghiêm trọng' nếu cả hai không thể xác định họ là bạn bè hay kẻ thù.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết bà quyết tâm đưa vào thực thi Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland một cách đầy đủ, ngay cả khi nó vấp phải sự phản đối của phe đối lập tại nghị trường. Đây được xem là một bước đi dứt khoát của Ngoại trưởng Anh nhằm nhanh chóng ổn định quan hệ kinh tế Anh - EU thời kì hậu Brexit.
EC cho rằng London không sẵn sàng tham gia thảo luận về việc sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland, và việc Hạ viện nước này thông qua Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland đã làm suy yếu tinh thần hợp tác.
Giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã có thành kiến và tồn tại vô số bất đồng được phơi lên mặt báo thời gian gần đây.
Ông Johnson ngày 7/7 đã thông báo, ông chấp nhận đồng ý từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ khi đối mặt với việc hàng loạt các bộ trưởng từ chức và áp lực gia tăng từ nội bộ đảng.
Ông Boris Johnson, giữ chức Thủ tướng Anh kể từ tháng 7/2019, đã tuyên bố từ nhiệm hôm 7/7, khi nội các Anh rơi vào khủng hoảng với hơn 50 quan chức cấp cao đồng loạt từ chức.
Dưới đây là cách mà EU phản ứng trước việc Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức.
Các nghị sỹ tại Hạ viện Anh đã bỏ phiếu thông qua Dự luật Nghị định thư Bắc Ireland với 295 phiếu ủng hộ và 221 phiếu phản đối, mở đường đưa dự luật sang giai đoạn xem xét tiếp theo.
Liên minh châu Âu (EU) đang khởi động lại các thủ tục pháp lý chống lại Vương quốc Anh khi Brussels chuẩn bị cho 'một cuộc chiến' kéo dài liên quan đến động thái của London nhằm thay thế một phần của thỏa thuận Brexit.
Liên minh Châu Âu đã kiện Anh hôm thứ Tư (15/6) về việc viết lại các quy tắc thương mại mà nước này từng ký kết trước khi rời EU (Brexit) cách đây 2 năm. Sự việc đang làm gia tăng căng thẳng giữa 2 đối tác kinh tế lớn này.
Ngày 15/6, các truyền thông đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định khởi động tiến trình pháp lý chống lại Vương quốc Anh liên quan tới việc London có kế hoạch 'viết lại' thỏa thuận hậu Brexit về Bắc Ireland.
Ngày 14-6, Anh tuyên bố không có lý do gì để Liên minh châu Âu (EU) phải phản ứng tiêu cực trước kế hoạch của London sửa đổi một số quy tắc thương mại hậu Brexit (Anh rời EU) đối với vùng lãnh thổ Bắc Ireland.Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố không có lý do gì để EU phải phản ứng tiêu cực trước kế hoạch của London. Ảnh: Reuters
Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ có hành động pháp lý chống lại Anh, sau khi Chính phủ nước này công bố dự luật, trong đó đề xuất đơn phương xem xét lại toàn bộ thỏa thuận thương mại hậu Brexit mà London đã ký về Bắc Ai-len.
EU nhấn mạnh sẽ không đàm phán lại thỏa thuận hậu Brexit, cũng như quy chế thương mại đặc biệt tại Bắc Ireland, bởi điều này sẽ gây rủi ro pháp lý với người dân và doanh nghiệp tại vùng lãnh thổ này.
Quyết định của Anh đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của Liên minh châu Âu và dự báo làm dấy lên một cuộc chiến thương mại giữa 2 bên.
Thủ tướng Anh Johnson cho biết việc áp dụng dự luật về Nghị định thư Bắc Ireland rất đơn giản, chỉ là những thủ tục quan liêu cần phải thay đổi, bác bỏ quan ngại dự luật này vi phạm luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss nêu rõ: 'Ưu tiên của chúng tôi là một giải pháp được thương lượng, nhưng EU phải sẵn sàng thay đổi chính Nghị định thư Bắc Ireland.'
Chính phủ Anh đã hoàn tất dự luật gây tranh cãi cho phép nước này đơn phương viết lại các điều khoản của thỏa thuận Brexit và dự kiến công bố trong ngày 13/6.
Tăng 9% trong tháng 4 vừa qua, mức lạm phát tại Anh cao nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7). Những khúc mắc chưa dễ gỡ bỏ trong quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu (EU) thời hậu Brexit, cùng tình trạng giá năng lượng tăng cao, lao động thiếu hụt… đang tạo thêm lớp sương mù bủa vây nền kinh tế Anh.
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Anh João Vale de Almeida ngày 19/5 cho biết EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland, vốn là một phần quan trọng của thỏa thuận Brexit giữa hai bên.
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Chính phủ Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào.
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Chính phủ Anh Brandon Lewis cho biết, một cuộc chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào.
Ngoại trưởng Ireland cho biết lúc này cần giải quyết những yêu cầu chung của toàn bộ vùng Bắc Ireland, ông nhắc lại rằng trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit, đa số người dân vùng này chọn ở lại EU.
Ngày 13/5, đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) tại Bắc Ireland tuyên bố sẽ chặn việc bầu người đứng đầu cơ quan nghị viện tại vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh này.
EU cảnh báo bất kỳ động thái nào do Anh tiến hành nhằm đơn phương xóa bỏ các thỏa thuận thương mại hậu Brexit ở Bắc Ireland là không thể chấp nhận được.
Ngày 11/5, người phát ngôn Nhà Trắng cho biết Mỹ khuyến khích Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đối thoại để giải quyết bế tắc về các quy định thương mại hậu Brexit tại Bắc Ireland.
Một văn kiện của Anh đăng tải ngày 10/5 nêu rõ Chính phủ Anh sẽ tiếp tục đàm phán với EU, song London sẽ không để bế tắc ngáng trở con đường bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Bắc Ireland.
Lãnh đạo Anh cho biết các nhà đám phán của Anh và EU đang tập trung 'đưa các bên xích lại gần nhau,' đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan tới Nghị định thư Bắc Ireland.
Phán quyết trên của tòa được đưa ra một ngày sau khi Thủ hiến Bắc Ireland Paul Givan tuyên bố từ chức để phản đối các quy tắc thương mại hậu Brexit được áp dụng đối với vùng lãnh thổ thuộc Anh này.
Theo phóng viên TTXVN tại Luân Đôn, Thủ hiến Bắc Ireland Paul Givan, chiều 3/2, đã tuyên bố từ chức để phản đối các quy tắc thương mại hậu Brexit được áp dụng đối với vùng lãnh thổ thuộc Anh này.
Bất ổn chính trị tại nhiều nơi, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, biến thế Omicron vẫn còn hiện hữu... là những rủi ro kinh tế lớn nhất cho năm 2022. Bloomberg Economics dự báo 10 rủi ro lớn nhất về triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2022 này.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic ngày 24/1 cho biết tiến trình thảo luận với Anh có thể mang đến một giải pháp lâu dài cho những thách thức hiện nay trong quan hệ giữa hai bên về thương mại liên quan đến Bắc Ireland - vùng lãnh thổ thuộc Anh nhưng lại có chung biên giới với Cộng hòa Ireland, quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Kịch bản dự đoán cơ bản đối với năm 2022 của phần lớn các tổ chức dự báo, bao gồm Bloomberg Economic Research là kinh tế phục hồi mạnh mẽ, lạm phát hạ nhiệt, chính sách tiền tệ thay đổi mô hình nới lỏng khẩn cấp. Tuy nhiên, những nhân tố bất ngờ nào có thể khiến cho dự đoán này trở nên sai lầm?
Ngoại trưởng Liz Truss sẽ phụ trách cuộc đàm phán của Anh với Liên minh châu Âu (EU) về Nghị định thư Bắc Ireland, thỏa thuận thương mại ở Bắc Ireland, sau khi Bộ trưởng Brexit, David Frost, từ chức.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/12 đã chỉ định Ngoại trưởng Liz Truss làm trưởng đoàn đàm phán các vấn đề hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Frost từ chức.
Bộ trưởng David Frost cho biết hiện các cuộc đàm phán giữa Anh và EU liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland vẫn 'giậm chân tại chỗ' trong một số vấn đề về thương mại như hải quan và vận chuyển.
Vương quốc Anh đã thay đổi quan điểm của mình về các vấn đề quản trị trong các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu về quan hệ thương mại hậu Brexit, điều dường như báo hiệu sự tiến bộ trong việc giải quyết bất đồng giữa hai bên.
Tuần báo Le Canard Enchaine tiết lộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi gặp riêng đội ngũ cố vấn đã gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson là 'thằng hề', 'gã khờ khạo'.
Thảm kịch 27 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng ngày 24/11 khi đang cố gắng vượt qua eo biển Manche lạnh giá trên một thuyền nhỏ để từ Pháp vào Anh đã gây rúng động cả thế giới bởi đây được xem là thiệt hại lớn nhất về người trong cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Bộ trưởng Brexit của Anh cho biết, Anh sẵn sàng sử dụng các điều khoản bảo vệ - cách hợp pháp theo Nghị định thư Bắc Ireland để nước này có thể hoàn thành trách nhiệm với người dân Bắc Ireland.