Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/HU, đặt mục tiêu đưa tổng đàn gia súc của huyện đạt trên 65.000 con, trong đó đàn bò trên 33.800 con; bò xuất chuồng 4.500 con tương đương với 288 tỷ đồng, thu nhập từ chăn nuôi bò hàng hóa chiếm trên 38% tổng thu nhập về nông nghiệp của huyện.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về câu chuyện nhân sự của trường.
Cam Sành, các loại cây ăn quả ôn đới, chè Shan tuyết, dược liệu, lúa đặc sản, Tam giác mạch, bò Vàng vùng cao, gà, lợn địa phương, mật ong Bạc hà, cá Bỗng... là những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng của tỉnh. Nhưng đến nay chỉ số ít trong đó hình thành chuỗi giá trị, còn lại các sản phẩm dù có hàng hóa nhưng chưa rõ nét, chưa hình thành chuỗi, chưa có thương hiệu và hiệu quả kinh tế không cao.
Chiều 11.12, tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Xín Mần gồm các ông, bà: Phan Huy Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Sền Văn Bắc, Phó Trưởng Ban pháp chế, HĐND tỉnh; Đặng Đức Thành, Trưởng ban KT - XH, HĐND huyện Xín Mần; Nguyễn Thị Lan Dung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gia Long đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Cốc Rế, huyện Xín Mần.
Trải qua 130 năm xây dựng và phát triển, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc đã vượt qua muôn vàn khó khăn. Với sự đồng lòng, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tạo nên 'bức tranh' kinh tế ngày một tươi sáng.
Tính đến đầu tháng 10.2021, huyện Quản Bạ có gần 18.000 con bò, tăng trên 1.400 con so với cùng kỳ năm trước. Việc phát triển đàn bò Vàng theo hướng hàng hóa đã góp phần đưa ngành Chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện cửa ngõ phía Bắc.
Với điều kiện đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán và kinh nghiệm sản xuất; phát triển chăn nuôi đang là động lực lớn nhất giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh giảm nghèo nhanh, bền vững, dần hướng tới sản xuất hàng hóa, vươn lên làm giàu. Những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh qua Agribank Hà Giang đã khẳng định hiệu quả rõ rệt trong những năm qua.
Các thành viên lãnh đạo trường vừa họp, đưa ra quyết định đồng ý cho ông Ngô Văn Thuyên – Chủ tịch Hội đồng trường thôi chức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh xử lý đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường của ông Ngô Văn Thuyên.
Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng dòng vốn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng động lực của tỉnh vẫn đảm bảo thông suốt, an toàn, hiệu quả. Để có được kết quả trên, Agribank Chi nhánh huyện Quang Bình đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách cho vay để tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân đầu tư sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tới các lĩnh vực đời sống xã hội. Trước thực trạng đó, Agribank Mèo Vạc kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, trở thành 'điểm tựa' của khách hàng trước đại dịch.
* Ngày 12.8, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Bắc Mê gồm các ông, bà: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trần Xuân Thủy, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Bùi Văn Tuân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Mê; ThàoThị Liên, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Bắc Mê đã có buổi tiếp xúc cử tri tại hai xã Phiêng Luông và Yên Cường.
Những năm qua, Agribank chi nhánh Hoàng Su Phì luôn chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, cải cách thủ tục hành chính, triển khai các gói tín dụng phù hợp, nhờ đó ngày càng có nhiều khách hàng được tiếp cận vốn vay, trở thành địa chỉ tin cậy đồng hành cùng nông dân đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu.
Là một trong 5 huyện, thành phố sở hữu 'vàng xanh' của đất trời cực Bắc, huyện Bắc Quang đã thực hiện chiến lược phát triển bền vững chuỗi giá trị chè Shan tuyết. Qua đó, không chỉ gìn giữ uy tín, danh tiếng chè Shan mà còn nâng cao giá trị, tạo thu nhập bền vững cho người trồng chè.
Với ý chí, bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Đồng (sinh 1965), thôn Nặm Tạ, xã Thanh Đức (Vị Xuyên) đã không vì khó khăn mà khuất phục, quyết tâm bám đất, xây dựng cơ ngơi vững vàng nơi biên cương.
Từ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT (Agribank) Chi nhánh huyện Bắc Mê đã giúp cho nhiều nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, Agribank đã trở thành chỗ dựa tin cậy và là 'người bạn đồng hành' cùng nông dân trong giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Từ bỏ công việc đúng chuyên ngành đào tạo với thu nhập bao người mơ ước, Phạm Duy Vận (sinh năm 1987) trở về quê hương Minh Thành, xã Việt Vinh (Bắc Quang) lập nghiệp. Hành trang khi ấy của anh là 'Nghị quyết 209' và 'cẩm nang' trong Tám lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người lên thăm Hà Giang (tháng 3.1961): 'Đồng bào phải phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn... là nguồn lợi lớn lại là nguồn phân bón ruộng nương'. Giờ đây, gia trại của anh đã trở thành mô hình kinh tế điển hình ở cơ sở…
Nhiều năm qua, trên cương vị Bí thư Chi đoàn thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần), anh Giàng Seo Lìn, sinh năm 1989 là tấm gương sáng trong hoạt động công tác đoàn, điển hình trong phong trào phát triển kinh tế. Đặc biệt, anh là nghệ nhân dân gian trẻ tuổi có niềm đam mê bảo tồn và lưu giữ nét văn hóa đặc sắc khèn Mông nơi vùng biên viễn.
Là xã nội địa của huyện Đồng Văn, không có thế mạnh về du lịch, thương mại,… Tuy nhiên, từ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã không ngừng nỗ lực, vượt lên khó khăn, từng bước giảm nghèo bền vững.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khó, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng anh Vàng Minh Thề - Bí thư Đoàn xã Thanh Vân (Quản Bạ) luôn nhiệt huyết trong công việc; vượt qua những khó khăn, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế; là tấm gương sáng cho nhiều đoàn viên, thanh niên địa phương học tập, noi theo. Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh phong trào thanh niên khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển KT – XH huyện cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Đảng bộ Agribank hiện có 4 chi bộ trực thuộc với 68 đảng viên. Những năm qua, trong điều kiện kinh doanh luôn phải nỗ lực vượt khó, sự canh tranh lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Agribank, Agribank vẫn luôn vượt qua những khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ song hành giữa phát tiển kinh doanh với xây dựng Đảng. Từ đó, giúp Agribank Hà Giang vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT – XH của tỉnh nhà.
Xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, Agribank Chi nhánh huyện Xín Mần đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng phục vụ cho người nông dân phát triển kinh tế trên địa bàn.
Thời gian qua, trên địa bàn xã Phú Linh (Vị Xuyên) phong trào phụ nữ thi đua phát triển kinh tế xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, góp phần làm thay đổi đời sống của bà con nơi đây. Chị Nguyễn Bích Duyên, thôn Chăn 1, chủ mô hình chăn nuôi bò sinh sản kết hợp trồng rừng và cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong những tấm gương để chị em noi theo.
Những năm gần đây, câu chuyện về cái nghèo đang dần rời xa xóm làng nơi miền đá Mèo Vạc. Hàng nghìn gia đình đã từng bước vươn lên nhờ vào chương trình hỗ trợ tín dụng phát triển chăn nuôi của Agribank Mèo Vạc.
Thời gian qua, từ nguồn vốn của Agribank Quản Bạ đã giúp nhiều hộ nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh việc giải ngân, Agribank Quản Bạ còn làm tốt công tác thu hồi vốn vay ưu đãi theo các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Trên 55.000 người được tuyển dụng và đào tạo nghề; chất lượng lao động (LĐ) không ngừng được nâng lên, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tăng từ 46% năm 2015 lên 54% năm 2020, trong đó qua đào tạo nghề tương ứng từ 37,1% lên 44%; có 90.710 LĐ được tạo việc làm mới, trong đó có 35.731 người đi làm việc ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh, ở nước ngoài 3.146 người…
Đã 44 năm kể từ khi những nhát cuốc đầu tiên vỡ đất khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới ở núi rừng phía Tây thành phố; diện mạo mới thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) đã khác nhiều.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Đề án Tái cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2030 xác định Nông nghiệp là lĩnh vực trọng yếu, một trong ba 'trụ đỡ' phát triển kinh tế. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và đảm bảo sinh kế, giảm nghèo cho người dân ở nông thôn.
Ở thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi (Mèo Vạc), ai cũng biết đến gia đình chị Mua Thị Sày – một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc, được bà con trong thôn học tập.
Đồng hành cùng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, hệ thống Agribank Chi nhánh Hà Giang đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Sau khi một số chính sách hỗ trợ kết thúc, Agribank đang nỗ lực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thu hồi vốn vay.
Trong nhiệm kỳ qua, cùng với chính sách của tỉnh về phát triển du lịch, nông nghiệp hàng hóa, huyện Đồng Văn có cơ chế hỗ trợ và vận dụng linh hoạt các chính sách của tỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân; xã Linh Hồ (Vị Xuyên) đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập và hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Trong thời gian qua, huyện Yên Minh đã, đang tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng xã, thôn điển hình; với mục đích tổ chức lại sản xuất, ưu tiên phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, các sản phẩm truyền thống của địa phương có giá trị kinh tế cao; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, phát huy tiềm năng địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho người dân để giảm nghèo bền vững…
Nông – lâm nghiệp là lĩnh vực trọng yếu và ưu tiên hàng đầu trong phát triển KT – XH của huyện Yên Minh. Với sự quyết tâm, quyết liệt trong lãnh, chỉ đạo, thực hiện của các cấp, ngành, các chỉ tiêu nông – lâm nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII đề ra đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch.
Liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, từng bước tạo thành chuỗi giá trị hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM), việc liên kết sản xuất đang tạo 'luồng gió mới' giúp người dân thành phố Hà Giang nâng cao thu nhập.
Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).
Trả được gốc và tiếp tục đầu tư chăn nuôi đàn đại gia súc là niềm vui của nhiều người dân trên địa bàn huyện Mèo Vạc sau khi vay vốn từ Agribank Chi nhánh Mèo Vạc theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Những năm qua, chăn nuôi được xác định là một trong những thế mạnh của huyện Vị Xuyên; góp phần đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân địa phương. Do đó, huyện đã đẩy mạnh thực hiện nhiều chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển; trong đó, phải kể đến chính sách hỗ trợ người dân cải tạo và phát triển đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).
Xã Nấm Dẩn (Xín Mần) có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản và các loại cây trồng. Để giúp bà con phát huy tốt thế mạnh, những năm qua, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) đã hỗ trợ bà con có thêm nguồn lực, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thông qua việc thành lập các nhóm cùng sở thích (NCST).
Tìm hiểu về phong trào thanh niên điển hình trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn, anh Hà Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi ong mật có quy mô lớn nhất, nhì tại địa phương. Ông chủ của hơn 120 đàn ong là anh Lục Văn Truân, sinh năm 1992, dân tộc Giáy, trú tại tổ 1, thị trấn Yên Minh (Yên Minh).
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo các Nghị quyết 209, 86 và 29 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp; nhiều hộ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có nguồn vốn quý báu để phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất.
Nậm Khòa nằm ở phía Nam huyện Hoàng Su Phì, với 2 dân tộc anh em cùng sinh sống là Nùng và Dao. Những năm qua, Đảng bộ xã đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế gắn với xây dựng Nông thôn mới. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Đồng hành cùng người nông dân trong phát triển chăn nuôi, Agribank Chi nhánh Hoàng Su Phì đã trở thành địa chỉ tin cậy, giúp bà con tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế. Từ ngồn vốn vay này, nhiều người dân đã có vốn để phát triển kinh tế hộ và làm giàu trên mảnh đất quê hương.