Với cấu trúc địa hình và tiểu khí hậu phù hợp cho việc phát triển cây sắn, những năm qua các huyện miền núi đã có giải pháp mở rộng diện tích trồng sắn. Đến nay, người dân trong tỉnh đã trồng trên 13.500 ha bằng các loại giống KM 94, KM 140 cho năng suất từ 18 - 20 tấn/ha, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị 'Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam' vừa diễn ra tại Gia Lai, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam khuyến nghị xuất khẩu sắn phải sớm tránh tình trạng 'bỏ trứng vào một rổ'.
Mặc dù hiện nay kim ngạch xuất khẩu sắn đang đạt giá trị cao với gần 1,2 tỷ USD năm 2021, nhưng sự phân bổ thị trường còn nhiều hạn chế. Do đó, đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng cần phải tránh tình trạng 'bỏ trứng vào một rổ' đối với xuất khẩu sắn.
90-94% tổng sản lượng sắn Việt Nam được tiêu thụ tại Trung Quốc. Việc cả một ngành trồng trọt phụ thuộc vào duy nhất một thị trường tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu cây sắn theo hướng tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, tăng chế biến sâu các sản phẩm sắn cùng nhân rộng diện tích giống sắn mới để nâng cao sản lượng bên cạnh các giải pháp khác để phát triển cây sắn bên vững.
Có đến 42 doanh nghiệp sắn cùng kêu cứu khẩn cấp tới Thủ tướng Chính phủ, khi cho rằng, điều kiện được hoàn thuế mà Tổng cục Thuế đưa ra là thiếu căn cứ, bất khả thi, khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Sáng ngày 18/3/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tổ chức tiếp Đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam (Hiệp hội) và Đại diện doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội theo Lịch tiếp công dân định kỳ tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng.
Hơn 1 tháng nay, lượng xe ô tô chở hàng hóa và chủ yếu là nông sản ùn tắc kéo dài tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tại tỉnh Thanh Hóa, một số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cũng đang phải chịu tổn thất, ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Cách đây 15 năm chúng ta nhìn cây sắn như một loại cây trồng phụ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tự túc, tự cấp, phát triển manh mún, tự phát, có địa phương trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội không đề cập đến hoặc có đề cập đến cũng chỉ là phản ánh số liệu thống kê về cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, cây nào cũng có chính sách riêng, còn riêng cây sắn đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào.
Ngày 24/11, Thường trực Văn phòng Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đến thăm 4 xã thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, trao mỗi xã 40 suất quà trị giá 2 triệu đồng/suất nhằm giúp đỡ bà con nơi đây khắc phục hậu quả thiên tai để lại.
Sở Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, triển khai nhanh chóng các văn bản, khuyến cáo của Bộ Công Thương cũng như các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để doanh nghiệp chủ động điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới, tránh hiện tượng ùn ứ, ách tắc tiếp tục phát sinh, giảm thiểu thiệt hại không đáng có.
Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu (NK) nông lâm thủy sản chính của Việt Nam, chiếm 20% giá trị xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản của toàn ngành. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất 'đỏng đảnh' với những chính sách khó hiểu, đã và đang gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt.