Việc điều chỉnh mức sinh và khuyến khích thanh niên lập gia đình trước tuổi 30 là những chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam hiện nay
Thời kỳ dân số vàng, theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em (IPFCS) là thời kỳ trong dân số có nhiều người trong độ tuổi lao động.
Các thống kê cho thấy, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc và chết do dịch Covid-19 vì họ mắc nhiều bệnh nền. Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số già. Do vậy, trước nguy cơ dịch Covid-19 tiếp tục lây lan, chúng ta cần phải có giải pháp nhằm phòng, chống dịch hiệu quả cho người cao tuổi.
Theo kết quả thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Đồng Nai năm 2019, toàn tỉnh hiện có khoảng 3,1 triệu người, đứng thứ 5 trong cả nước.
Hiện nay, Việt Nam có tới 160.000 cộng tác viên dân số trải rộng khắp từ thôn xóm đến bản làng. Để phát huy vai trò, nhiệm vụ và năng lực của cộng tác viên dân số, Việt Nam cần giải quyết rất nhiều vấn đề.
Chất lượng dân số ở nước ta hiện nay được cải thiện về nhiều mặt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vẫn còn nhiều thách thức về công tác dân số như mất cân bằng giới tính khi sinh, mất cân bằng dân số ở các vùng…
Nước ta có 16 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người, gồm: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha, La Hủ. Đó là những DTTS rất ít người, phần lớn điều kiện kinh tế khó khăn. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc dưới 10 nghìn người là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Dù tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội đang có xu hướng giảm nhưng tình trạng sinh con thứ ba lại gia tăng. Điều này tác động không nhỏ tới quy mô dân số, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Do đó, vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp đủ mạnh để giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên.
Tính đến ngày 1-4-2019, quy mô dân số của Việt Nam đạt 96,2 triệu người, trong đó có khoảng 62 triệu người trong độ tuổi lao động.
Tại buổi tập huấn về các vấn đề mới tại Nghị quyết số 21-NQ/TW cho phóng viên, cộng tác viên báo chí, do Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế tổ chức vào hai ngày 29 và 30-10, GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội – Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết hiện nay gần như 100% bà mẹ mang thai ở các thành phố lớn biết giới tính của con mình cho dù pháp luật nghiêm cấm.
Trong gần 15 năm qua, mức sinh thay thế trung bình của các cặp vợ chồng ở Việt Nam luôn ở mức bền vững, khoảng 2 con. Đây là mức sinh thay thế lý tưởng, giúp kìm hãm tốc độ tăng dân số, chất lượng giáo dục tốt hơn, trình độ dân trí cao hơn... Tuy nhiên, điều này vô hình trung tạo ra một nghịch lý gây mất cân bằng giới tính sau sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội sau này.
Ngày 29-10, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tập huấn cung cấp nội dung về các vấn đề mới tại Nghị quyết số 21-NQ/TW cho các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên báo chí khu vực TP.HCM.
Với 55/63 tỉnh, thành có tỉ số giới tính khi sinh cao ở mức báo động, hơn 4 triệu đàn ông Việt Nam có thể lâm vào cảnh ế vợ trong tương lai
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới
Theo dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ dư thừa 2,3-4,3 triệu nam giới, đồng nghĩa với hàng triệu nam giới không có cơ hội xây dựng gia đình.
Ngày 10-10, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức tập huấn cung cấp nội dung truyền thông về các vấn đề mới tại Nghị quyết số 21-NQ/TƯ cho các phóng viên, cộng tác viên báo chí.
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác dân số như duy trì mức sinh thay thế, cung cấp nguồn nhân lực ổn định thì giai đoạn hiện nay chất lượng dân số bắt đầu có những bất cập, đang 'có vấn đề': Dù tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp, mỗi người già Việt Nam mang 3 loại bệnh.
Chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, khu vực; mất cân bằng giới tính khi sinh và già hóa dân số là 3 thách thức lớn trong công tác dân số ở nước ta hiện nay.