Thạch Thất có 2.156 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm, huyện yêu cầu các xã, thị trấn treo khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động Vì an toàn thực phẩm năm 2024 dọc các trục đường chính.
Nhằm nâng cao đời sống người dân, huyện Thạch Thất đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ bên cạnh xúc tiến thương mại. Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Thạch Thất là một trong những đơn vị có nhiều sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, xếp hạng, công nhận với 142 sản phẩm. Kết quả này nhờ nỗ lực của các chủ thể, cùng sự chung tay góp sức của chính quyền trong triển khai, phổ biến chương trình, chính sách đối với sản phẩm OCOP trên địa bàn.
Thạch Thất là một trong số những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá, xếp hạng, công nhận.
Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Những năm qua, nhiều mô hình khuyến nông do ngành Nông nghiệp hỗ trợ đã mang lại giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về 'Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới', Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp giúp hợp tác xã hoạt động hiệu quả như ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Việc chế biến, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta có thể mang lại 4 - 5 tỷ USD/năm nhưng hiện mới đạt khoảng 275 triệu USD.
Sau giãn cách xã hội, hoạt động giao thương buôn bán trên địa bàn TP đã thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng cao, trong khi thị trường không ổn định, lưu thông hàng hóa chưa thông suốt… là những trở ngại để nông dân, hợp tác xã phục hồi sản xuất.
Chung đà giảm giá của thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm, giá nhiều loại rau, củ, quả… cũng tiếp tục giảm mạnh; thị trường kém sôi động do nguồn cung dồi dào trong khi sức mua có xu hướng giảm. Giá một số mặt hàng như bí xanh, mướp, bầu giảm mạnh.
Đầu tư bao vốn liếng, công sức để sản xuất ra các mặt hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhưng người nông dân chưa kịp mừng đã phải lo vì nông sản ế ẩm, mất giá sát Tết.
Phát triển cây trồng hữu cơ có nhiều lợi ích như nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái... Tuy nhiên, để phát triển cây trồng hữu cơ đúng hướng đòi hỏi ngành Nông nghiệp Thủ đô và các đơn vị liên quan cần tìm ra và thực hiện những giải pháp đồng bộ, lâu dài...
Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Ngải (huyện Thạch Thất) đang quản lý 312ha đất sản xuất nông nghiệp với 11.547 hộ xã viên. Ngoài cây lúa, nông dân Hương Ngải còn có truyền thống trồng rau với nhiều sản phẩm đặc trưng: Khoai tây, rau muống, rau ngót, bắp cải... Năm 2019, Hương Ngải có 3 sản phẩm: Rau ngót, cải bắp, khoai tây được thành phố Hà Nội công nhận đạt 3 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Với việc đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đưa giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp (HTXNN) đang phát huy vai trò, góp phần tích cực vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) Thủ đô.
Đổi mới hoạt động, đưa giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng phương án kinh doanh… các hợp tác xã nông nghiệp đang phát huy vai trò, đóng góp lớn trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngoài những tác động bất lợi, dịch Covid -19 chính là cơ hội để ngành nông nghiệp chủ động tái cơ cấu, lựa chọn phương thức sản xuất thích ứng với mọi điều kiện.
VNPT Check - Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa không chỉ giúp hơn 5.000 doanh nghiệp Việt an tâm, mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ khi đoạt giải Đồng tại Giải thưởng Stevie Awards 2019. Giải thưởng là sự chứng nhận về ứng dụng công nghệ cao mang lại giá trị lợi ích cho ngành sản xuất hàng hóa và xuất nhập khẩu Việt Nam hội nhập quốc tế.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân, là một trong những giải pháp để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt 'Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020' của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện OCOP trên địa bàn thành phố, trong đó, công tác tuyên truyền được Hà Nội tập trung với tinh thần 'hiểu để làm tốt'.
Từ chỗ ban đầu e ngại, đến nay nhiều hộ sản xuất làng nghề và vùng trồng rau sạch tại huyện Thạch Thất đã lựa chọn Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa - VNPT Check, do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nghiên cứu, phát triển.