Một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều đó là làm sao để đảm bảo các tiêu chí người có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm góp ý của Nhân dân với tỷ lệ cao (chiếm tỷ lệ 9.93% - số liệu thống kê của Bộ TN và MT tính đến ngày 02/4/2023). Hiện nay, nội dung này tiếp tục được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đóng góp ý kiến trên nhiều phương diện về: nguyên tắc bồi thường; phương án bồi thường, hỗ trợ; việc lập và thực hiện dự án tái định cư,.. nhằm đảm bảo quy định sau khi ban hành có tính khả thi cao.
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ TN&MT tổ chức chiều qua, nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nội dung được nhiều nông dân quan tâm nhất.
Theo các chuyên gia, việc định giá quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường phải đảm báo các nguyên tắc về thỏa thuận dân chủ và minh bạch thông tin.
Những bất cập, hạn chế trong chính sách bồi thường luôn là 'điểm nóng' trong những buổi tọa đàm góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bên lề hội nghị, một số chuyên gia, nhà khoa học đều mong muốn, lần sửa luật này phải đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhân dân.
Sáng 1/3, Hội thảo góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam và Viện nghiên cứu lập pháp của UBTV Quốc hội tổ chức, tiếp tục diễn ra sôi nổi.
Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những nội dung trọng tâm của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đánh giá quy định tại Dự thảo đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên một số ý kiến chuyên gia cho rằng, để đảm bảo tính khả thi, quy định về tái định cư phải được cụ thể hóa, rõ nội hàm nhằm đảm bảo đời sống người dân hậu thu hồi đất,…