Phòng chống thiên tai từ sớm

Biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Các cấp, ngành chức năng tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống, đối phó với thiên tai từ sớm, từ xa với phương châm 'Phòng ngừa chủ động - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương và hiệu quả'.

Thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi đại gia súc ở Điện Biên Đông

Với mục tiêu đưa phát triển gia súc là hướng thoát nghèo bền vững, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Điện Biên Đông tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho lĩnh vực này.

Nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo Điện Biên

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung phát triển vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa quy mô lớn; xây dựng các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gạo Điện Biên. Nhờ đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm, đầu tư các dự án sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao trên địa bàn, từ đó, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Khó đạt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Ðiện Biên đã có 56 sản phẩm, gồm 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 52 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP đã khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn, bất cập.

Hiệu quả từ nguồn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ở huyện Điện Biên Đông

Gần đây, đời sống của người dân ở huyện Điện Biên Đông ngày càng phát triển. Có được điều đó nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc.

Sản xuất nông nghiệp gặp khó vì khô hạn

Vụ đông xuân 2022 - 2023, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng hơn 9.885ha lúa nước; 121ha lúa nương; hơn 5.100ha ngô xuân hè; 6.348ha sắn; 327ha lạc... Hiện nay 90% diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn chín (đối với trà sớm), ngậm sữa (đối với trà muộn); các loại cây trồng khác đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Tình trạng nắng nóng, khô hạn nhiều ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ sinh trưởng các loại cây trồng cũng như tiến độ gieo trồng một số loại cây lương thực trên nương.

Xóa nỗi lo thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao

ĐBP - Triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 – 2025), huyện Điện Biên Đông có 931 hộ nghèo được cấp téc chứa nước với tổng kinh phí 2,793 tỷ đồng. Chương trình góp phần quan trọng giúp hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở vùng cao được tiếp cận, sử dụng nước hợp vệ sinh.

Điện Biên Đông nỗ lực xây dựng nông thôn mới

ĐBP - Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, huyện Điện Biên Đông đã thận trọng lựa chọn cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đến nay mặc dù chưa có xã đạt chuẩn NTM song phong trào xây dựng NTM ở Điện Biên Đông đã có nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt nhận thức, trách nhiệm của người dân được nâng lên.

Chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

ĐBP - Hàng năm, tỉnh ta hứng chịu nhiều đợt thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Trước tình hình đó, các cấp, ngành chức năng tăng cường các giải pháp để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN).

Các tỉnh Tây Bắc chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất

Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 25/8 đến sáng nay, khu vực Tây Bắc hầu hết đều có mưa trên diện rộng, nhiều nơi mưa to, với lượng mưa trên 120mm. Chính quyền và người dân theo dõi sát diễn biến của mưa lũ, chủ động triển khai ứng phó nhằm giảm thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Khôi phục sản xuất sau mưa lũ

ĐBP - Mùa mưa lũ kéo dài khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu và ao cá bị ngập úng, vùi lấp đất đá, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương đã đôn đốc người dân tập trung khắc phục, khôi phục sản xuất tại các vùng diện tích bị thiệt hại.

Nâng cao tính chủ động phòng chống thiên tai

ĐBP - Điểm lại những đợt thiên tai xảy ra từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Đức Đặng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng 13 đợt thiên tai, bao gồm các loại hình rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất. Thiên tai đã làm 7 người chết và 7 người bị thương nặng. Trong số người bị chết có 4 người bị sét đánh tại huyện Tủa Chùa và huyện Nậm Pồ; 3 người bị chết do lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mường Chà, Tủa Chùa và Nậm Pồ. Về nhà ở, thiên tai đã làm 475 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó 21 nhà bị thiệt hại trên 70%. Về nông nghiệp, 884,4ha bị thiệt hại, trong đó có 804,4ha lúa.

Phòng chống thiên tai ở Điện Biên Đông

ĐBP - Từ đầu tháng 5 đến nay, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã gây thiệt hại về tài sản, các công trình giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Theo đó, mưa lớn đã khiến 1 người bị thương, làm 25 hộ bị ảnh hưởng về nhà ở; hơn 13,5ha lúa bị vùi lấp, làm chết 1 con gia súc. Mưa lớn cũng làm 2 công trình thủy lợi bị gãy, gây sạt lở đất tại một số tuyến đường giao thông. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện Điện Biên Đông trong hơn 1 tháng qua ước tính hơn 7,14 tỷ đồng.

Cần thêm năng lực, tâm huyết của chủ thể OCOP

ĐBP - Từ năm 2019 đến nay thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), toàn tỉnh Điện Biên có 44 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bước đầu tham gia chương trình, sản phẩm OCOP của Điện Biên đã dần khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường. Thế nhưng, để những đặc sản của các địa phương có chỗ đứng ngày càng vững chắc thì vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy giá trị sản phẩm, đòi hỏi các chủ thể OCOP (HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) cần chủ động và nhiệt huyết hơn trong thực hiện Chương trình OCOP gắn phát triển sản phẩm bền vững.

Củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai

ĐBP - Những năm qua, thực hiện phương châm '4 tại chỗ' trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các địa phương trong tỉnh đã thành lập, kiện toàn đội xung kích cấp xã tham gia xử lý các sự cố, ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại một số nơi còn thiếu sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, trang thiết bị làm việc và cơ chế, chính sách nên gặp khó khăn khi triển khai nhiệm vụ, có nơi hoạt động còn mang tính hình thức.

Chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

ĐBP - Là tỉnh miền núi, địa hình dốc, nhiều sông, suối, những năm gần đây thời tiết diễn biến cực đoan, tỉnh ta thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp cảnh báo, chuẩn bị phương án phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Đẩy mạnh truyền thông phòng ngừa ứng phó thiên tai

ĐBP - Thời tiết trên địa bàn huyện Điện Biên Đông diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều trận mưa đá, giông, lốc, sạt lở đất... gây thiệt hại nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai làm thiệt hại gần 15,5 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất của nhân dân. Chính vì vậy công tác phòng chống được huyện chủ động các biện pháp thực hiện, trong đó nhóm giải pháp tuyên truyền, phổ biến thông tin, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó được chú trọng.

Nâng giá trị sản phẩm OCOP ở Điện Biên Đông

ĐBP - Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở Điện Biên Đông - huyện vùng cao của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP song thực tiễn cũng nảy sinh những vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ để phát triển bền vững, nâng giá trị với mục tiêu cao nhất là tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.

Hướng đi hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo (bài 3)

Bài 3: Để chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọnĐBP - Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, thoát khỏi tình trạng huyện đặc biệt khó khăn, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 Đảng bộ, chính quyền huyện Điện Biên Đông xác định sẽ tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế, tập trung ưu tiên đầu tư để đưa chăn nuôi đại gia súc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện...Bài 1: Nền tảng từ Nghị quyết số 07Bài 2: Kết quả đáng mừng

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại

ĐBP- Tỉnh ta có tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc nhưng hiện nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, sản lượng, giá trị sản phẩm còn thấp. Ðể khắc phục tình trạng manh mún, hướng tới phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại.

Ðiện Biên Ðông tập trung chăm sóc cây lúa vụ đông xuân

ĐBP - Những ngày đầu tháng 3, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Ðiện Biên Ðông tích cực ra đồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa đông xuân, đảm bảo cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị

ĐBP - Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) là giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống… của các địa phương để phát triển kinh tế. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến nay Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu. Trong đó nhiều địa phương phát triển các sản phẩm đặc sản gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP.

Siết chặt điều kiện hỗ trợ gia súc bị chết rét

ĐBP - Ðợt rét đậm, rét hại vừa qua đã làm nhiều gia súc trên địa bàn tỉnh bị chết rét. Chính quyền các địa phương đã thành lập các tổ công tác tổ chức rà soát, thống kê thiệt hại và hoàn thiện các quy trình, thủ tục để kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi.

Triển vọng dự án trồng cây hương nhu

ĐBP - Mô hình 'Trồng cây dược liệu hương nhu, sản xuất tinh dầu, phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số' của HTX Quang Vinh P&T trên địa bàn xã Na Son (huyện Ðiện Biên Ðông) là một trong những dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản xuất cho người dân. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, dự án còn góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.