Chiến thắng Điện Biên Phủ - những giá trị còn mãi

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những giá trị lịch sử và bài học lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay...

Khát vọng xây dựng Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn

Dưới sự lãnh đạo toàn diện, đúng đắn, sáng suốt của Đảng, kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, toàn diện trên các lĩnh vực. Vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực ngày càng được nâng cao.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng phát triển

Chiến thắng 30-4-1975 đã hiện thực hóa khát vọng về độc lập, thống nhất và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Gần nửa thế kỷ đã qua, tinh thần của Chiến thắng 30-4 vẫn luôn trường tồn, tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển. Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2024), Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến của bạn đọc xung quanh nội dung này.

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.

Cần tăng nặng chế tài xử lý vấn nạn 'rác' quảng cáo

Biển quảng cáo nhan nhản khắp các con đường, ngõ phố tại Hà Nội vẫn tái diễn, với những tờ giấy, dòng chữ quảng cáo được dán, vẽ bừa bãi trên tường, cột điện… đã là vấn đề nhức nhối từ lâu, gây mất mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, chế tài xử lý vấn nạn này vẫn còn quá nhẹ.

Sắp xếp đơn vị hành chính: Tránh tạo ra những cú sốc văn hóa

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng, điều quan trọng nhất khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là 'không tạo ra những cú sốc về văn hóa'.

Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập; Thí điểm thẻ vé điện tử đối với 10 tuyến xe buýt; Dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay

Hà Nội dự kiến giảm tới một nửa học phí công lập

Hà Nội dự kiến thu học phí năm 2024 với mức từ 24.000 -217.000 đồng một tháng, tương tự ba năm trước giảm tới một nửa so với mức HĐND TP Hà Nội đã thông qua.

Tăng giá vé tham quan di tích cần tỷ lệ thuận với chất lượng dịch vụ

Sau gần 3 tháng (từ 1/1/2024) Hà Nội tăng giá vé tại các di tích, danh thắng, nhiều ý kiến cho thấy việc này đã tác động trực tiếp tới du khách. Không ít người dân đã phải cân nhắc, đắn đo khi lên kế hoạch tham quan di tích, thắng cảnh. Bên cạnh đó, nhiều công ty du lịch, lữ hành cũng phải tính toán lại chi phí cho các tour, tuyến du lịch một cách hợp lý.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Tổ quốc trên hết!

Phải 'công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết'- Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng 'Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.

Chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Trong gần 40 năm đổi mới, Đảng bộ Hà Nội đã liên tục có sự đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đến nay, qua các kỳ Đại hội đều nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa; đều có chương trình hành động, giúp chuyến biến mạnh mẽ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Hội thảo khoa học Đức Vương Ngô Quyền trong tâm thức Việt

Ngày 15/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) và UBND huyện Tam Nông tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 'Đức Vương Ngô Quyền trong tâm thức Việt'.

Giá vé tham quan di tích tăng, chất lượng có tăng?

Sau hai tháng áp dụng mức điều chỉnh quy định về phí tham quan tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố, theo Nghị quyết số 16 năm 2023 của HĐND thành phố Hà Nội, nhiều khách tham quan và học sinh sinh viên trở nên e ngại hơn khi đến với các di tích, các công ty du lịch cũng đã phải cân đối, tính toán lại chi phí tour với khách hàng. Liệu việc tăng giá phí tham quan có đồng nghĩa với việc tăng chất lượng phục vụ hay không?

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Kỳ vọng bước đột pháĐòi hỏi một cách tiếp cận mới

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội quan tâm, triển khai thực hiện qua mấy nhiệm kỳ, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Từ vấn nạn 'biến tướng lễ hội': Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Nét đẹp Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

Theo âm lịch, hôm nay là Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu, ngày rằm đầu tiên của năm mới. Trong tâm thức người Việt, đây là ngày lễ trọng đại, không chỉ có ý nghĩa về tôn giáo với ước nguyện mong cầu bình an mà còn mang tinh thần hướng về tổ tiên, nguồn cội.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, anh hùng đã hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực. Đây là niềm tự hào và giá trị truyền thống quý báu của người Hà Nội.

Tạo sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản

Hà Nội là nơi 'lắng hồn núi sông ngàn năm', hội tụ và kết tinh những di sản văn hóa giàu giá trị của dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, các điểm đến di sản Hà Nội đã và đang không ngừng xây dựng những sản phẩm văn hóa ấn tượng, giàu bản sắc từ chất liệu riêng có. Điều này vừa góp phần tôn vinh, quảng bá điểm đến, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản.

Mùa xuân và niềm tin tất thắng!

Thế hệ chúng tôi sinh ra khi đất nước đang lâm vào cảnh chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nên trong mỗi trái tim non trẻ đều bừng bừng khí thế xung trận, giết giặc theo tinh thần 'Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách' và niềm tin chiến thắng quân thù, giành lại độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc.

Đầu xuân lễ Tứ trấn, nét riêng đất Thăng Long

Quần thể di tích Thăng Long Tứ trấn với những nét đẹp lịch sử, văn hóa được lưu giữ trọn vẹn hàng trăm năm nay vẫn luôn là điểm hẹn quen thuộc của nhiều gia đình. Đi lễ Tứ trấn không chỉ là hoạt động gìn giữ nét đẹp văn hóa Tết Nguyên đán, mà còn là dịp hiếm hoi để tận hưởng Hà Nội trầm lắng, uy nghiêm và cổ kính.

Đảng vì dân, dân là gốc

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong TS Nguyễn Viết Chức - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, nói rằng, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) nhấn mạnh quan điểm 'dân là gốc' vừa có tính truyền thống dân tộc, vừa thực tiễn, khoa học và mang tính thời đại trong bối cảnh hiện nay.

Để phong tục cúng ông Công, ông Táo thêm ý nghĩa

Hôm nay ngày 2-2 (23 tháng Chạp), ngày mà các gia đình Việt Nam thực hiện nghi thức truyền thống cúng ông Công, ông Táo.

Trục lợi tín ngưỡng - Hành vi cần xử lý nghiêm

'Sự trục lợi tín ngưỡng, tôn giáo sẽ không có cơ hội tồn tại nếu chúng ta thực sự hiểu chân lý của những chính đạo' - chuyên gia văn hóa Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm.

Nghị quyết và cuộc sống: Nghị quyết 23 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta đã có những bước tiến trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy. Các giai tầng xã hội chuyển biến tích cực, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Phát triển văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội

Chỉ đạo về phát triển văn hóa, Tổng Bí thư nhấn mạnh: 'Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.'

Đánh thức 'viên ngọc' của Thủ đô

Đề xuất cải tạo khu vực bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch đang thu hút sự quan tâm của người dân cũng như các ý kiến đóng góp của chuyên gia. Nhiều ý kiến cho rằng, với nguồn quỹ đất hạn hẹp như hiện nay, việc định hướng khai thác đất bãi sông Hồng nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân, tạo cảnh quan mới cho Hà Nội, là phương án duy nhất nhưng phải đặt trong bối cảnh nghiên cứu chung của nội đô, của Thủ đô và của cả vùng.

Phát huy vai trò của phụ nữ xây dựng Thủ đô 'Văn hiến, văn minh, hiện đại'

Chiều 26-12, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Đề án 'Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026'; truyền thông xây dựng Thủ đô Hà Nội là thành phố 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại'.

Thu phí vỉa hè để tránh lợi ích nhóm, thất thoát ngân sách

Theo chuyên gia, thu phí vỉa hè ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ đem về cho ngân sách một khoản tiền đáng kể, song mục tiêu cao hơn là lập lại trật tự, quản lý vỉa hè, công khai minh bạch, tránh trục lợi.

Phục dựng điện Kính Thiên: Gỡ bỏ những rào cản trên cơ sở khoa học

Ngày 21/12, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2023 và kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ từ năm 2011 đến nay tại Hoàng thành Thăng Long.

'Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt cây mới tốt tươi'

Qua thăng trầm lịch sử, tinh thần đoàn kết đã trở thành sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh ấy được kết tinh và củng cố từ giá trị văn hóa, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, từ tư tưởng nhân văn, hòa hợp của toàn dân tộc.

Nâng cao chất lượng thiết chế văn hóa cơ sở

Bổ sung, nâng cấp, sử dụng có hiệu quả các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng tại các quận, huyện, xã phường là vấn đề được thành phố Hà Nội quan tâm. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu hoặc sử dụng chưa hiệu quả các thiết chế văn hóa này.

Trung tâm kiểm định hết hạn giấy phép hoạt động: Cần tạm dừng để tránh hệ lụy

Các chuyên gia cho rằng, nếu giấy phép đã hết hiệu lực các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục nên tạm dừng hoạt đồng để tránh xảy ra hệ lụy.

Xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn

Hội thảo khoa học Nhiệm vụ: 'Nghiên cứu xác định một số sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô cần ưu tiên phát triển trong tình hình mới' do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tổ chức ngày 15-12, ghi nhận nhiều ý kiến, tham luận thiết thực, gợi mở việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn cho Hà Nội.

Cuộc rượt đuổi đi vào lịch sử ngành công an ở 'Đội điều tra số 7'

'Đội điều tra số 7' lấy chất liệu từ những vụ án có thật. Đạo diễn, NSƯT Mai Hồng Phong khẳng định sẽ đưa hình tượng chiến sĩ cảnh sát đến với khán giả một cách chân thực nhất.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài

Chiều 11-12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm ''Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài''. Các đánh giá cho thấy, qua 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012, một số quy định, điều khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài đã không còn phù hợp thực tiễn.

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi: Hoàn thiện các chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chiều 11/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm ''Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài''.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô

Theo TS Trần Anh Tuấn, nếu không có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài tốt thì chính sách đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô sẽ khó thực hiện được như mong muốn.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài

Chiều 11/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm ''Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài''.

Đưa di sản Việt Nam ra thế giới

Những di sản văn hóa đã và đang góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút du khách nước ngoài đến với chúng ta.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì Hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh' và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn có mặt trên mọi 'mặt trận'

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được kết tinh qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt 93 năm hình thành, phát triển, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết thống nhất, góp phần hoàn thành mục tiêu cách mạng cao cả do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

MỖI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀU THỂ HIỆN RÕ Ý CHÍ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) TS.Nguyễn Viết Chức bày tỏ vui mừng khi các đại biểu Quốc hội lắng nghe Nhân dân để các chất vấn thể hiện rất rõ ý chí, nguyện vọng của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Cùng với đó là trách nhiệm của các Bộ trưởng, trưởng ngành trong trả lời việc thực hiện nhiệm vụ, đề ra lộ trình cụ thể.

Miễn giảm học phí, chính sách nhân văn cần lan tỏa

'Tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục', để 'không ai bị bỏ lại phía sau' như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đó là mục tiêu chúng ta đang hướng tới . Song, chính sách miễn, giảm học phí rất cần được sớm nhân rộng hơn nữa, bởi hiện năm học này mới chỉ có 5 địa phương triển khai miễn, giảm học phí.

Quy tắc ứng xử: Đích đến trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Gần 7 năm kiên trì, bền bỉ đi vào đời sống, Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội đã trở thành thông điệp thân thuộc; đích đến cho việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở Thủ đô. Tại nhiều địa phương, những cách làm hay, mô hình sáng tạo đã và đang tiếp tục được thực hành, lan tỏa đưa quy tắc ứng xử thấm sâu vào đời sống cộng đồng.

Quy định 131: Quyết liệt bảo vệ sự minh bạch của hệ thống công quyền

Việc Bộ Chính trị ban hành Quy định 131-QĐ/TW cho thấy Đảng không chỉ quyết tâm làm trong sạch đội ngũ mà còn quyết liệt bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, sự minh bạch của hệ thống công quyền.