Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, đây là cột mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới cho mảnh đất Quảng Trị. Sau 35 năm vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Quảng Trị đã có nhiều bước chuyển mình, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn đồng chí NGUYỄN ĐĂNG QUANG, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những kết quả đã đạt được qua chặng đường 35 năm xây dựng quê hương.
Để đảm bảo cung cấp điện cho các công trình, dự án trọng điểm và tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), ngành điện ưu tiên nguồn vốn đầu tư cải tạo nâng cấp và đầu tư mới hệ thống lưới điện, chủ động phương án cấp điện cho các dự án lớn, góp phần tích cực trong việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Với đặc thù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị nên TP. Đông Hà có số lượng khách hàng sử dụng điện lớn và sản lượng điện tiêu thụ hằng năm đứng đầu tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 32.000 khách hàng sử dụng điện nên công tác quản lý, vận hành và kinh doanh điện luôn có áp lực lớn, đặc biệt là vào các đợt cao điểm như lễ, Tết thì nhu cầu sử dụng điện luôn tăng cao. Do đó, việc đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục là nhiệm vụ trọng tâm của Điện lực Đông Hà.
Dũng cảm lao vào đám cháy để cứu người và tài sản, lặn lội đêm hôm rà từng mét vuông trên sông nước tìm tung tích, thi thể nạn nhân, cẩn trọng từng chút một xử lý các tình huống người bị nạn mắc kẹt trong xe gặp tai nạn… là chuyện thường ngày của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH- PC 07), Công an tỉnh. Nhiều khi những người lính phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, thậm chí là đánh đổi cả mạng sống vì bình yên, hạnh phúc của Nhân dân…
Suốt 3 năm qua người dân xóm Bàu, thôn Hà Thượng, xã Gio Châu, huyện Gio Linh liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi thối từ các nhà máy sản xuất ở Khu Công nghiệp (KCN) Quán Ngang, đặc biệt là hiện tượng cá chết xảy ra dọc mương nước và ruộng lúa nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.
Việc quy hoạch, mở rộng mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản ở Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm cho người trồng rừng và thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương miền núi.
Sáng 28/10, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y dẫn đầu có buổi làm việc với Công ty TNHH Thanh Thành Đạt về 'công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh'.
Từ đầu năm đến nay có 10 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 17.114 tỷ đồng.
Ngoài Ban 4 và nhà máy gỗ MDF Thanh Thành Đạt thì nhà máy sắt Vũ Quang cũng là một trong những 'tác nhân' nghi vấn khiến nước Đập Dâng ô nhiễm. Tuy nhiên, kết quả quan trắc cho thấy thông số sắt tại đây không hề vượt ngưỡng.
Ông Trần Tiến Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chỉ đạo thành lập ngay đoàn công tác, khẩn trương tìm nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước tại khu vực Đập Dâng, công trình thủy lợi Ngàn Trươi Cẩm Trang để có phương án xử lý kịp thời.
Nước tại Đập Dâng thuộc công trình thủy lợi Ngàn Trươi Cẩm Trang (Vũ Quang – Hà Tĩnh) đang bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc, nhiều chỉ số có trong nước vượt ngưỡng quy chuẩn.