Căn cứ nhận định tình hình khí tượng và thủy văn trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang dự báo, xâm nhập mặn trên sông Tiền mùa khô năm 2024 - 2025 tương đương và cao hơn mùa khô năm 2022 - 2023.
Tiếp tục chương trình giám sát, chiều 19-9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang do Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hữu Lợi làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm (gọi tắt là Công ty Đồng Tâm) về tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Tiếp tục chương trình giám sát, chiều 12-9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Tiền Giang do Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hữu Lợi làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Gò Công Đông về tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Gò Công Đông.
Thực hiện đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang tại Văn bản 232/HĐND-TTDN ngày 9-7-2024 về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa X, UBND tỉnh trả lời các nội dung sau:
Sáng 19-7, Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Tiền Giang khóa X tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Tại đây, các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề còn bất cập, hạn chế cử tri quan tâm trong thời gian qua. Trong đó có vấn đề về thiếu điện mùa khô và đầu tư hệ thống nước ở các huyện phía Đông của tỉnh.
Người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt do hạn xâm nhập mặn gây ra, nhất là khu vực ven biển, vùng ngọt hóa như Tiền Giang, Bến Tre...
Ông Vũ Đình Độ đã rút khỏi ghế Chủ tịch HĐQT của DNP Holding và ông Trần Đức Huy hiện đang làm Chủ tịch của một đơn vị thành viên trong hệ sinh thái đã thay thế vị trí kể từ ngày 24/5.
Những ngày qua, trước tình hình hạn, mặn gay gắt, kéo dài, tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực duy trì ổn định hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân các huyện phía Đông. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cấp nước qua bồn chứa vòi công cộng để người dân đến lấy sử dụng miễn phí.NỖ LỰC CỦA NHÀ NƯỚC
Ngày 7-5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh cùng các ĐBQH tỉnh gồm: Tạ Minh Tâm, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Thanh Cầm, Nguyễn Kim Tuyến, Nguyễn Thị Uyên Trang, Nguyễn Văn Dương đến tiếp xúc cử tri các huyện Cái Bè, Tân Phước, Tân Phú Đông trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang, thời gian qua, công ty đã nỗ lực cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực phía Đông. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, công ty cung cấp nước cho khu vực phía Đông khoảng 80.000 m3.
Để giúp người dân vùng cù lao, vùng ven biển tỉnh Tiền Giang đang 'khát nước', những ngày này, các cấp chính quyền, ngành chức năng, tổ chức xã hội, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đang tập trung vận chuyển nước, đưa nước ngọt về cho người dân vượt qua kỳ hạn mặn.
Ngày 15-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng đến kiểm tra cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo), tình hình cung cấp nước sạch tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và Công ty cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm.
Năm 2023, các tỉnh trong Tiểu vùng Duyên hải phía Đông (gọi tắt là Tiểu vùng) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh đã tích cực triển khai các nội dung hợp tác đã ký kết và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2024, các tỉnh sẽ tập trung thực hiện nhiều nội dung hợp tác trọng tâm trên các lĩnh vực.LIÊN KẾT HỢP TÁC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC
Ngày 13-4, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang cho biết, đến nay, công ty đã mở 114 vòi nước công cộng để cung cấp nước miễn phí cho người dân các huyện phía Đông của tỉnh.
Thời điểm này đang là đỉnh điểm của mùa nắng nóng, vì vậy, nhu cầu nước sinh hoạt của người dân tại các vùng hạ tăng cao. Để người dân không bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chia sẻ nguồn nước ngọt ít ỏi bằng nhiều cách khác nhau. Ghi nhận của phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng bộ, ngành liên quan vừa có buổi làm việc về công tác chống hạn, mặn tại ĐBSCL.
Ngày 7-4, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh có buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau về công tác phòng chống hạn mặn.
Tới tận các vòi nước công cộng ở vùng 'rốn hạn mặn' Gò Công Đông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu địa phương phải đảm bảo cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân.
Sáng 7-4, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh có buổi làm việc trực tiếp với tỉnh Tiền Giang và trực tuyến với các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau về công tác phòng, chống hạn, mặn.
Để 'giải khát' cho người dân vùng ngọt hóa, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã lắp 70 vòi nước công cộng trên địa bàn huyện Gò Công Đông.
Hiện nay đang là đỉnh điểm của mùa nắng nóng, do đó nhu cầu nước sinh hoạt của người dân tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao. Trước tình trạng này, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Sáng 2-4, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh đến kiểm tra tình hình cấp nước sinh hoạt tại các huyện phía Đông.
Ngày 1-4, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang cho biết, hiện đơn vị đã mở 62 vòi nước công cộng tại các huyện phía Đông để phục vụ người dân đến lấy sử dụng miễn phí.
Huyện Gò Công Đông hiện đã mở 62 vòi nước công cộng phục vụ nước sinh hoạt cho 3.208 hộ dân; tỉnh dự kiến sẽ mở tiếp thêm các vòi nước công cộng phục vụ nhân dân các huyện ven biển khác.
BÀI 1: Miền Tây 'khát' nước ngọt
Những ngày cao điểm mùa khô, nhiều người dân, nhất là khu vực ven biển ở Tiền Giang, Bến Tre phải sử dụng nước nhiễm phèn mặn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đang vào cao điểm nắng nóng của mùa khô năm 2024, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đang nỗ lực triển khai các giải pháp để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.
Bài 1: Xây dựng nền móng bền chặt
Ngày 30-10-2023, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Phương án phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.
Chiều 16-5, tại tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với UBND các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh tổ chức Hội nghị Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Duyên hải phía Đông (gọi tắt là Tiểu vùng) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Chiều 16/5, tại Tiền Giang, Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long tổ chức hội nghị liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tiểu vùng và của từng địa phương.
Mùa khô đã đến, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang Hồ Hữu Nhân đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Báo Ấp Bắc về tình hình cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực phía Đông của tỉnh cũng như các giải pháp đảm bảo nguồn nước sinh hoạt trong thời gian tới.* PV: Trước hết, đồng chí cho biết tình hình cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của người dân các huyện, thị phía Đông ở thời điểm này?
Để chủ động phòng, chống hạn, mặn mùa khô 2022 - 2023, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xây dựng kịch bản, phương án bảo vệ sản xuất và đời sống người dân cho từng vùng.
Kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong 6 tháng đầu năm 2022 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang cho thấy, việc thực hiện ngoại kiểm, giám sát 19/91 thông số được quy định trong QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế nên việc đánh giá chất lượng nước có khắt khe và chặt chẽ hơn các quy định cũ (QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế) đã hết hiệu lực từ ngày 1-7-2021. Do đó, kết quả phân tích chất lượng nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt của các cơ sở cung cấp nước sinh hoạt năm nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thấp hơn các năm trước.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và cấp nước sạch cho người dân các huyện phía Đông là những vấn đề đại biểu và cử tri luôn quan tâm ở nhiều kỳ họp HĐND tỉnh. Tại Phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 5 - Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Tiền Giang khóa X vào chiều 7-7, các vấn đề này tiếp tục được đại biểu HĐND tỉnh đặt ra và đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp tỉnh giải trình, đề ra giải pháp cụ thể tháo gỡ những hạn chế, bất cập kéo dài.
Hạn, mặn mùa khô năm 2021 - 2022 không gay gắt như năm 2019 - 2020 cùng với sự chủ động triển khai các giải pháp, tỉnh Tiền Giang đã bảo vệ thành công hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI NHIỀU GIẢI PHÁP
Sáng 31-12, Bộ Xây dựng phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định 287 ngày 2-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch).
Để chủ động ứng phó với hạn, mặn, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai các giải pháp để đảm bảo đời sống, sản xuất của người dân.
Nhờ chủ động triển khai các giải pháp và tình hình hạn, mặn không gay gắt như năm 2020, đến thời điểm này, việc cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho các huyện, thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang cơ bản được đảm bảo.Khác với mùa khô năm trước, thời điểm hiện tại nước trong các tuyến kinh nội đồng vùng Ngọt hóa Gò Công vẫn còn khá nhiều, nên người dân trong vùng cũng đỡ lo hơn.KHÔNG CĂNG THẲNG
Chính phủ vừa có quyết định bổ sung trạm bơm nước thô tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với công suất đến năm 2025 là 300.000 m3/ngày đêm, sau năm 2025 là 600.000 m3/ngày đêm. Đây là dự án được Công ty cổ phần đầu tư ngành nước DNP (DNP Water) đề xuất với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 2.000 tỉ đồng để cung cấp nước cho ba địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Tiền Giang, Long An và Bến Tre.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8-11-2016.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2020 - 2021, tổng lưu lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ bằng 55% so với trung bình nhiều năm, thấp hơn năm 2019 và thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Do đó, tình trạng thiếu nước, mặn sớm và xâm nhập sâu sẽ diễn ra.Cũng theo dự báo, trong các tháng mùa khô năm nay sẽ có các cơn mưa trái mùa nên tình hình sẽ ít khốc liệt hơn mùa khô năm 2019 - 2020. Tuy nhiên, nếu thời tiết cực đoan hơn, mưa trái mùa rất ít thì tình hình hạn, mặn năm nay sẽ như mùa khô năm 2019 - 2020. Với hiện trạng và xu hướng sử dụng nguồn nước Mê Kông ở thượng nguồn ngày càng gia tăng, cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng gay gắt ở ĐBSCL từ nay trở đi, vào mùa khô, hạn, mặn sẽ luôn là vấn đề quan trọng.
Ngày 5-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xây dựng Phương án 25 Phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2021.
Bài 1: Vẫn còn dư âm
Bài 1: Nỗ lực khôi phục vùng chuyên canh sầu riêng