Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực bao phủ bảo hiểm xã hội, đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt vấn đề quan ngại khi có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu. Đó sẽ là gánh nặng xã hội, gánh nặng chính sách an sinh rất lớn.
Việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm và tiến tới 10 năm được xem là giải pháp để mở rộng độ bao phủ, cũng như hạn chế tình trạng rút bảo hiểm một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo có thêm nhiều người lao động tham gia và ở lại hệ thống thì có lẽ cần thêm nhiều giải pháp.
'Nhận diện các vấn đề về chính sách xã hội để thúc đẩy phát triển bao trùm, toàn diện, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, không bỏ ai lại phía sau' - đó là chủ đề hội thảo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 29/6, tại Hà Nội.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu.
Theo chuyên gia lao động quốc tế, với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực phủ bảo hiểm, đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với thực trạng, khoảng 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu.
Theo Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam thuộc diện bao phủ tương đối tốt và đã có những thành tựu nhất định. Trong giai đoạn sắp tới, hệ thống chính sách xã hội của Việt Nam sẽ phát triển một cách bao trùm hơn, toàn diện hơn.