Nhằm chia sẻ khó khăn với quân nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn và người dân nghèo nơi biên giới, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương xây tặng các căn 'Nhà đồng đội', nhà 'Đại đoàn kết'. Mỗi căn nhà 'Đại đoàn kết', 'Nhà đồng đội' hoàn thành và trao tặng cho quân - dân nơi biên giới giúp các gia đình vơi bớt khó khăn trong cuộc sống; thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lực lượng BĐBP và tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của cộng đồng; tạo điều kiện để các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn an tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao; là động lực giúp các hộ dân nghèo nỗ lực lao động sản xuất, tự lực vươn lên, thoát nghèo bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong 2 ngày (4-5/10), tại bản Tân Biên, xã Pa Ủ và bản Phìn Khò, xã Mù Cả (huyện Mường Tè), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức lễ khánh thành 'Nhà đồng đội' cho 2 đồng chí: Đại úy Giàng A Tráng - Quân nhân chuyên nghiệp, Phó Đội trưởng Vũ trang; Thượng úy Phạm Minh Lượng - Quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên Trinh sát (Đồn Biên phòng Pa Ủ).
Với mục tiêu xóa 'trường tạm, lớp mượn' bằng những ngôi trường kiên cố, khang trang, ngày 24/8/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1123/QĐ-UBND phê duyệt dự án Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (DTBT) THCS Pa Ủ (xã Pa Ủ, huyện Mường Tè). Sau bao nỗ lực khắc phục khó khăn, 'vượt nắng, thắng mưa' của đơn vị nhà thầu, đến nay công trình đã thi công đạt 60% khối lượng công việc. Ngôi trường được xây dựng nơi vùng 'đất khó' như tiếp thêm động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm công tác; con em đồng bào các dân tộc thiểu số thêm yêu trường, góp phần nâng cao chất lượng và thúc đẩy sự học ở vùng biên.
Hơn 200 tài liệu, bài viết và hiện vật tại triển lãm 'Những tấm gương bình dị mà cao quý', là những câu chuyện cảm động về các tập thể, cá nhân đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, số phận, dám nghĩ, dám làm, hết lòng vì lợi ích của cộng đồng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồn Biên phòng Pa Ủ đứng chân trên địa bàn xã Pa Ủ (huyện Mường Tè) được giao quản lý và bảo vệ trên 28km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Với quyết tâm xây chắc thế trận biên phòng trong lòng dân, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên phòng Pa Ủ đã vượt qua những khó khăn, trở ngại thực hiện tốt công tác dân vận, xây dựng tình đoàn kết quân dân, thực hiện hiệu quả công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã ký công điện, gửi UBND các tỉnh, thành phố ở Bắc bộ cùng các bộ, ngành liên quan, đề nghị tổ chức trực ban nghiêm túc; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Với quan điểm 'Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững', Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ và có nhiều chủ trương phát triển dân số các dân tộc thiểu số (DTTS) có khó khăn đặc thù.
Những việc làm thiết thực, hiệu quả mà Bộ đội biên phòng Lai Châu triển khai đã, đang từng bước làm cho hệ thống chính trị trên địa bàn biên phòng ngày càng được củng cố, xây dựng được thế trận lòng dân tích cực tham gia bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Với những nhà giáo dạy học ở những vùng khó khăn, nhà trường không có nguồn kinh phí chi thưởng nên thưởng Tết đa số chỉ mang tính tượng trưng, thậm chí có nơi nói đến thưởng Tết là điều 'xa xỉ'.
Trong không khí xuân vùng cao, những món quà ý nghĩa từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm dành cho đồng bào và học sinh nghèo Lai Châu làm ấm lòng người dân biên giới.
Cùng nhiều lần lấy trộm dây cáp điện, khi đồng bọn bị bắt, Lô bỏ trốn khỏi địa phương. Hơn 1 tháng sau, Lô bị bắt giữ ở huyện Mường Tè, Lai Châu.
3 thanh niên ở Lai Châu bị phạt tù vì trộm dây cáp điện trị giá hơn 2 triệu đồng.
Phát huy vai trò Nhà câu lạc bộ quân nhân, thời gian qua, Trung đoàn 82 (Sư đoàn 355, Quân khu 2) luôn tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ kết nối, gặp gỡ gia đình, người thân, bạn bè mỗi khi đến thăm đơn vị. Cách làm này giúp cán bộ, chiến sĩ thêm phấn khởi, đoàn kết, gắn bó với đơn vị, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Sau nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình) giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước đã giảm 1- 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%). Với kết quả đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, ước tính đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ còn khoảng 0,9%.
Hơn 12 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Lù Văn Bắc trăn trở làm sao để mang chữ đến cho học trò và người dân ở xã Pa Ủ.
Bất kể trời nắng hay mưa, ngày hay đêm, mỗi khi hộ dân nào trong bản có việc, ông Ly Sạ Pu đều có mặt để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hòa giải, là tấm gương về người có uy tín trong việc thực hiện Chương trình trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Phát huy tiềm năng, lợi thế từ rừng, đồng bào các dân tộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã nỗ lực bám rừng để phát triển kinh tế
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp người dân huyện Mường Tè (Lai Châu) nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
23 dự án ở nhiều tỉnh đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng hơn 700 ha rừng sang mục đích khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Bỏ qua an toàn tính mạng của bản thân cũng như an toàn vận hành hệ thống điện lưới quốc gia, 2 đối tượng Hoàng Xè Xa và Vàng Hu Chừ đã thực hiện hành vi cắt trộm dây điện của trạm biến áp cao thế.
Khoảng 14 giờ ngày 28-9, trên đường đi thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn bản Thăm Pa, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Trung úy Nguyễn Văn Phú, Đội trưởng đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Pa Ủ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) tình cờ nhặt được một gói tiền đánh rơi trên đường.
Ban giám hiệu nhiều trường học vùng cao đang lo lắng trước thực trạng thiếu GV giảng dạy, một phần nguyên nhân là do xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thấu hiểu mong ước của trẻ cũng như nỗi lo của cha mẹ, Tỉnh đoàn Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 49 về việc tổ chức các hoạt động hè.
Sau nhiều năm cần mẫn, đến nay anh Pờ Lò Hừ ở xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã có trong tay tài sản hàng tỷ đồng, với đàn trâu bò hơn 100 con, hàng chục ha quế, sa nhân, thảo quả, sâm...
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích các cơ quan chính phủ, đối tác và cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm tiếp tục phát huy thành tựu to lớn đã đạt được để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam trong những năm tới.
Nhân Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét (25/4), TS. Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong phòng chống sốt rét 30 năm qua, đồng thời kêu gọi tiếp tục hoàn thành chặng cuối để đạt mục tiêu không còn sốt rét.
Trong lúc tháo dỡ cầu tạm đi vào công trình thủy điện Nậm Củm 4, máy xúc đi trên cầu khiến cầu tạm bị sập xuống suối khiến 1 người chết, 2 người bị thương.
Năm 2008, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu ra Nghị quyết số 14a-NQ/ĐU về việc tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, thực hiện mô hình giúp dân phát triển kinh tế. Từ đó, các đồn biên phòng đã lựa chọn những mô hình giúp dân hiệu quả và nhiều mô hình đã được triển khai rộng rãi, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con vùng biên giới...
Trên dải biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, thông qua những mô hình phát triển kinh tế bền vững cùng tấm lòng với đồng bào, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã góp phần tạo sự khởi sắc cho nhiều vùng đất khó. Các anh đã giúp bà con có mái ấm che mưa nắng; có những nương lúa, nương ngô, rừng quế, đồi chè và bò, dê đầy chuồng... Bà con các dân tộc nơi đây coi BĐBP là những người con của bản.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương trình, mô hình, phần việc giúp đồng bào các dân tộc nơi biên giới phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao đời sống. Qua đó, đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và BĐBP; tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thời gian gần đây, nhiều xã vùng cao biên giới đã có sự đổi thay, bản làng khởi sắc, phát triển, đời sống kinh tế đi lên, đường sá đi lại thuận lợi hơn, việc học hành của con em đồng bào được quan tâm đầu tư chu đáo… Hành trình thoát nghèo đó luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Cùng với đó, tình quân dân nơi biên cương ngày càng gắn bó, thắm đượm, góp phần bảo vệ 'phên dậu' quốc gia vững chắc.
Khi tôi đến nhà Pờ Lò Hừ (ở bản Pha Bu, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) thì cả nhà anh đang chuẩn bị cho bữa cơm mời khách hôm sau.
Đầu giờ sáng nay (3/3), người dân khu vực thị trấn và các xã Pa Ủ, Mường Tè cảm nhận rõ hiện tượng rung lắc nhà cửa và đồ vật sinh hoạt trong nhà, do ảnh hưởng động đất.
Trên khắp các bản làng người La Hủ và người Dao ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu hôm nay, lúa, ngô, cây ăn quả lên xanh ngút ngàn, đàn bò, đàn dê ngày càng nhiều hơn trên đồng cỏ, những ngôi nhà mới khang trang vững chắc đã thay thế cho những ngôi nhà cũ nát trước đây, tiếng học bài của trẻ nhỏ râm ran làng bản... Giờ đây, có sự đồng hành của những người lính mang quân hàm xanh, cuộc sống của bà con người La Hủ và người Dao đã bước sang trang mới với sắc màu của sự no ấm, đủ đầy.
Ở nơi khó khăn, thiếu thốn nhất, Thiếu tá QNCN Lý Văn Hướng (y sĩ Đồn Biên phòng Pa Ủ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) luôn tìm thấy hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Mùa xuân của người lính Biên phòng không chỉ có hậu phương vững chắc mà còn là giúp đồng bào La Hủ xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no.
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.
VOV.VN -Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên từ miền xuôi lên vùng cao khó khăn, biên giới xa xôi của tỉnh Lai Châu công tác đã nỗ lực vượt khó, gắn bó với học trò và bản làng. Chấp nhận xa gia đình, các thầy, cô giáo đã gửi cả thanh xuân nguyện vượt rừng sâu, gian khổ ngày đêm 'cắm bản' mang cơ hội học tập cho những đứa trẻ vùng cao.
Tại Chương trình 'Trung thu cho em năm 2022' do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu và Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội tổ chức mới đây, Ban tổ chức chương trình đã trao 11 chiếc xe đạp tặng 11 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu).
Gần 4 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu hành trình vượt cung đường dài đến với các em nhỏ nơi vùng cao xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tâm trạng ai cũng đầy háo hức, với mong muốn góp phần đem niềm vui, hạnh phúc đến cho các em nhỏ trong dịp đầu năm học mới và Tết Trung thu năm nay.