Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
Tiếp tục câu chuyện gần 60 hộ dân tại xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên đang bất an bởi sống trong môi trường ô nhiễm và nguy cơ bị sạt lở bên cạnh mỏ khai thác than. Người dân tha thiết mong mỏi có được nơi ở an toàn, nhưng những kiến nghị lên các cơ quan chức năng qua các đợt tiếp xúc cử tri vẫn chưa được giải quyết. Ghi nhận tiếp theo của nhóm phóng viên alo cử tri.
Sinh sống dưới chân bãi thải tây của Công ty Than Khánh Hòa đổ đất, đá cao như núi, người dân xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, bụi, lũ lụt, tiếng ồn và mong muốn được di chuyển đến nơi ở mới để ổn định đời sống lâu dài.
Khói bụi, tiếng ồn, nước bị ô nhiễm, nhà có nguy cơ sụt lún,... hàng trăm người dân tại xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên đang rất bất an trong chính ngôi nhà của mình khi đang phải sống cạnh mỏ khai thác than của công ty than Khánh Hòa. Đây là nội dung người dân phản ánh đến đường dây nóng Alo cử tri thời gian vừa qua.
Tại xóm Nam Tiền (xã Phúc Hà, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) hàng chục hộ dân đang sống trong nỗi lo âu từ hoạt động sản xuất của Công ty Than Khánh Hòa, đặc biệt là khu bãi thải của công ty này.
Chi cục Hải quan Thái Nguyên (Cục Hải quan Bắc Ninh) vừa tổ chức quyên góp ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ gây ra tại xã Phúc Hà, TP. Thái Nguyên.
Các doanh nghiệp ở Thái Nguyên duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Bám sát sự chỉ đạo của các bộ, ngành, tập đoàn, UBND tỉnh, từ khi bão số 3 xuất hiện, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch để ứng phó. Nhờ sự chủ động với nhiều giải pháp cụ thể, các DN đều duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Trong 2 ngày 12 và 13-9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên và Quân khu 1 tiến hành phun thuốc khử khuẩn những vùng bị ngập lụt do hoàn lưu của cơn bão số 3 trên địa bàn TP. Thái Nguyên.
Mưa lũ đi qua nhưng đã để lại những hình ảnh đẹp, ấm áp về tình quân dân thắm thiết, cùng nhau vượt qua hoạn nạn từ thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
Công tác cứu trợ người dân tại vùng lũ Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) được triển khai quyết liệt mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn.
'Khi thấy bộ đội và các lực lượng chức năng vào hỗ trợ, bà con đều vỗ tay. Chúng tôi chia sẻ cho bà con nước uống, mỳ tôm, đưa bà con ra khỏi vùng lũ. Bà con bảo, sau này khi nước lũ rút hết, mời bộ đội vào ăn cơm với chúng tôi', Trung tá Ngô Anh Quyến - Phó Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn Công binh 575, Quân Khu 1 - chia sẻ với phóng viên.
Lực lượng chức năng đang dốc sức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại nhiều nơi trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên nhằm di dời các hộ dân, nhất lè trẻ nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ngày 10/9, tại tâm lũ phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), lực lượng chức năng đã cứu hộ hàng trăm người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Nước ngập, hàng loạt ôtô trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ngập nặng, có những chiếc sedan bị nước ngập quá nắp ca-pô và quá nửa lưới tản nhiệt xe SUV hoặc bán tải.
Tại thành phố Thái Nguyên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, một số khu vực đã bị chìm sâu trong biển nước, chia cắt toàn bộ thành phố. Hiện nay, công tác đưa người dân và tài sản đến khu vực an toàn đang được khẩn trương triển khai.
Do mực nước sông Cầu tiếp tục dâng cao trong nhiều giờ qua nên nhiều xã, phường trên địa bàn TP. Thái Nguyên đã bị ngập sâu. Người dân ở đây cho biết, chưa từng gặp những trận lụt lớn như thế này
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Thái Nguyên, thời điểm hiện tại, 22 xã, phường của thành phố bị ngập sâu.
Ngày 9/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ sông Cầu dâng cao và nhanh đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập sâu, gây thiệt hại nhiều tài sản cho nhân dân. Tỉnh đang tập trung tất cả các lực lượng tham gia chống lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do lũ.
Do mực nước sông Cầu liên tục dâng cao nên nhiều xã, phường trên địa bàn TP Thái Nguyên đã bị ngập lụt, người dân phải di dời trong đêm đi tránh lũ.
Nước lũ sông Cầu cao hơn 80cm so với báo động 3 đã khiến nhiều xã, phường của thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) bị ngập sâu. Hiện các lực lượng chức năng của tỉnh đang được huy động tối đa để giúp người dân chạy lũ, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
Do mực nước sông Cầu tiếp tục dâng cao trong nhiều giờ qua nên nhiều xã, phường trên địa bàn TP. Thái Nguyên đã bị ngập sâu.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mực nước trên sông Cầu tại trạm Thủy văn Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) lúc 1 giờ ngày 9/9/2024 đã cao trên báo động cấp III là 80 cm và có xu hướng tăng chậm. Hồ Núi Cốc trên sông Công đang tiến hành xả lũ với lưu lượng xả 150 m3/giây. Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị ngập sâu trong nước.
Đêm 22 sáng 23-8, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (ở cả 9 huyện, thành) đều xảy ra mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong đó, khu vực xã Phúc Trìu (TP. Thái Nguyên) có lượng mưa lớn nhất với trên 247mm, Đồng Quang: 235,8mm; Bình Sơn (TP. Sông Công) và Tân Thái (Đại Từ), lượng mưa đo được là trên 170mm; Phú Bình: 159mm… Mưa kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã gây ra tình trạng ngấp úng, sạt lở đất ở một số địa phương.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Thái Nguyên bị ngập sâu, người dân dùng xuồng di chuyển qua những điểm ngập nước.
m bảo an toàn liên quan đến các sự cố sụt, lún đất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt danh mục các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, một trong những nguyên nhân gây sụt, lún đất những năm gần đây tại tỉnh này.
Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành, trên địa bàn tỉnh có 7 khu vực thuộc vùng cấm khai thác nước dưới đất. Đây là những nơi từng xảy ra sự cố sụt, lún đất với tổng diện tích 10,90ha; 7 khu vực thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất là những nơi có nguy cơ sụt, lún đất với tổng diện tích 1.302ha.
Thái Nguyên xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển nông nghiệp là thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, gắn phát triển sản phẩm OCOP với phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng...
Theo quy định, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có ít nhất 1 sản phẩm OCOP trở lên được xếp hạng hoặc tương đương còn thời hạn. Chính vì vậy, các địa phương của TP. Thái Nguyên đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.
Ngày 6-6, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa XIV tại phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên). Tham dự có đồng chí Dương Văn Lượng, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên.
Đoạn đường dài gần 1km thuộc phường Trung Thành, TP Thái Nguyên lỗ chỗ vì mất tới 47 nắp cống, phên chắn rác... trở thành nỗi ám ảnh với người đi đường.
TP. Thái Nguyên chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông khu vực nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã thẩm định Hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 tỉnh Thái Nguyên và đánh giá cao chất lượng hồ sơ của tỉnh.
Chiều 16-5, tại Bộ Nội vụ, đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, chủ trì Hội nghị thẩm định của Bộ Nội vụ về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Thái Nguyên. Dự Hội nghị có đại diện các bộ, cơ quan Trung ương liên quan.
Thời gian qua, các tỉnh miền núi Đông Bắc đã thực hiện đồng bộ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau sắp xếp, các xã đã hoạt động ổn định, hiệu quả, nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế đặt ra, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, tính toán kỹ lưỡng hơn để ổn định trong thời gian tới.
Mới đây, việc Công ty TNHH Phát triển doanh nghiệp NTD phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị lấy ý kiến để chính thức thành lập Hội Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung.
Thời gian qua, các tỉnh miền núi Đông Bắc đã thực hiện đồng bộ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau sắp xếp, các xã đã hoạt động ổn định, hiệu quả, nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế đặt ra, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, tính toán kỹ lưỡng hơn để ổn định trong thời gian tới.
Ngày 24-4, tại xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) diễn ra Hội nghị lấy ý kiến về các nội dung thành lập Hội Chỉ dẫn địa lý 'Tân Cương'. Dự Hội nghị có đại diện cơ quan chuyên môn; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gia đình đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý 'Tân Cương'.
Theo Tờ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ có 43 phường, 118 xã và 10 thị trấn.
Những năm qua, trên mạng xã hội ồn ào nhiều câu chuyện chú rể 'chơi ngông' khi rước dâu bằng các 'xe hoa khác thường'. Điều đáng nói, những loại xe rước dâu này có thể vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Dùng dàn phương tiện 'khủng' để đi rước dâu, chú rể ở Thái Nguyên khiến phía nhà gái ngỡ ngàng, đến bố vợ cũng phải thoáng giật mình.
Làm nghề lái máy xúc hơn 10 năm nay, chú rể Hồng Sơn quyết định đón dâu bằng chính phương tiện này, khiến quan viên hai họ bất ngờ và thích thú.
Chiều 11-4, UBND TP. Thái Nguyên tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chí đối với những xã đăng ký về đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Ngày 8-4, TP. Thái Nguyên tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 'tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy' năm 2024. Đây là đơn vị tổ chức điểm của tỉnh, để các địa phương khác tham khảo, rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hội thi cấp huyện.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo nghị quyết về việc thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2023-2025.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, TP. Thái Nguyên có kế hoạch đầu tư trên 140 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 48 tỷ đồng, ngân sách tỉnh trên 19 tỷ đồng, còn lại là ngân sách của thành phố.
Mặc dù chưa có thiệt hại đáng kể về người, nhưng nhiều vụ va quệt làm hư hỏng không ít phương tiện giao thông tại nút giao giữa đường Tố Hữu (tỉnh lộ 270) với đường liên xã Phúc Hà qua xóm Trung Thành, xã Quyết Thắng (TP. Thái Nguyên), khiến nhiều người lo lắng.
Ngày 19-3, Đoàn khảo sát do Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì tiến hành khảo sát việc triển khai thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại xã Tân Lợi (Đồng Hỷ).
Trong những ngày qua UBND TP. Thái Nguyên đã phối hợp với Khu Quản lý đường bộ I tổ chức giải tỏa vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang ATGT tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đoạn cầu vượt Thịnh Đán.
Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, TP. Thái Nguyên có kế hoạch sáp nhập xã Phúc Hà vào xã Quyết Thắng và phường Quan Triều; thành lập phường Quyết Thắng và phường Sơn Cẩm.
Xây dựng) – Đến nay, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã cơ bản hoàn thiện các bước triển khai thực hiện theo quy định, về việc sáp nhập toàn bộ xã Tân Lợi, vào thị trấn Trại Cau, để thành lập thị trấn trấn Trại Cau mới.