Tăng tính ứng dụng của các đề tài khoa học công nghệ

Việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã đưa các giống cây, con mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Những năm qua, huyện Đại Từ đã đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) trong chăn nuôi, trồng trọt. Qua đó, góp phần gia tăng năng suất, chất lượng nông sản, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tức Tranh phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực

Với diện tích chè đạt trên 1,1 nghìn ha, Tức Tranh là địa phương có tổng diện tích chè lớn nhất trên địa bàn huyện Phú Lương. Xác định đây là cây trồng kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm chè của địa phương.

Gương sáng ở Bản Piềng

Từng có nhiều năm là cán bộ ở địa phương, sau khi nghỉ hưu ông Nguyễn Công Hiếu, người có uy tín ở xóm Bản Piềng, xã Thanh Định (Định Hóa) luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng nông mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua đó, góp phần vào sự khởi sắc của diện mạo nông thôn ở Bản Piềng.

Tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp enzim glutamatedecarboxylaza hoạt lực cao nhằm sử dụng lên men chè đen thu sản phẩm giàu gama aminobutyric axit (GABA)

THS. NGUYỄN VIỆT TẤN (Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương) - PGS. TS. NGUYỄN DUY THỊNH (Đại học Bách khoa Hà Nội) - PGS. TS. NGUYỄN DUY LÂM (Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch)

Na Hang phát triển nông nghiệp hàng hóa

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Na Hang đã có bước phát triển, đạt mức tăng trưởng trên 4%/năm. Nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất chuyên canh hiệu quả như vùng sản xuất chè Shan tuyết với 1.308 ha tại các xã Sinh Long, Hồng Thái, Sơn Phú; vùng sản xuất rau an toàn 25 ha và 30 ha lê tại xã Hồng Thái; vùng nuôi trồng thủy sản ở hồ sinh thái Na Hang có 104 hộ và 2 doanh nghiệp tham gia với 809 lồng cá các loại.

Phát triển bền vững thương hiệu chè Phú Thọ

Ðược coi là 'cái nôi' của ngành chè Việt Nam, những năm qua, tỉnh Phú Thọ triển khai nhiều giải pháp phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Thương hiệu chè Phú Thọ từng bước được xây dựng, góp phần đưa chè trở thành cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp...

Sự trở lại của danh trà Hùng An

Công ty Cổ phần chè Hùng An (Bắc Quang) được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đến đầu những năm 80, sản phẩm chè Hùng An đã trở thành thương hiệu nổi danh cả nước. Thế nhưng, sự chậm đổi mới đã làm cho danh trà mất dần tiếng vang trên thị trường. Còn hiện tại, Công ty Cổ phần chè Hùng An mỗi năm đang cung cấp cho tiêu dùng, xuất khẩu trên 1.800 tấn sản phẩm được chế biến từ cây chè. Danh trà đã, đang vững vàng trở lại...

Thành Tiến xây dựng đời sống mới

Những năm qua, xóm Thành Tiến, xã Tràng Xá (Võ Nhai) luôn được đánh giá thực hiện tốt cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh' (CVĐ). Sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho xóm nhiều đổi thay tích cực...

Xây dựng mỗi xã một sản phẩm ở Na Hang: Phát huy thế mạnh của địa phương

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện Na Hang chỉ đạo các địa phương lựa chọn những cây trồng, vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển, nhằm giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Diện mạo mới ở Phúc Thuận

Những ngày cuối năm, xã miền núi Phúc Thuận (T.X Phổ Yên) nhộn nhịp hơn bởi không khí mùa vụ và chuẩn bị đón Xuân mới. Bà con ríu ran trò chuyện, thăm hỏi nhau về kết quả của một năm lao động sản xuất. Ai nấy phấn chấn vì cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Ông Ôn Văn Huân, Chủ tịch UBND xã tự hào: Bằng sự đồng thuận, phát huy nội lực, cán bộ, nhân dân xã Phúc Thuận đã 'thức dậy' một vùng đất nghèo, làm nên diện mạo nông thôn mới hôm nay.

Đón nhận bằng công nhận làng nghề chè Tân Khê

Sáng 29-11, xóm Tân Khê, xã Tức Tranh (Phú Lương) đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận làng nghề chè cấp tỉnh.

Chè đặc sản bén duyên Ải Nam

Cây chè chất lượng cao Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên được trồng ở thôn vùng cao Ải Nam, thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng) từ hơn 10 năm trước. Trải qua những thăng trầm của doanh nghiệp thu mua, chế biến, đến nay cây chè có cơ hội khẳng định vị thế vững chắc trong cơ cấu kinh tế của thôn và giá trị nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2019, hiện 7 xã thực hiện mục tiêu hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm nay đang khắc phục khó khăn, tăng tốc về đích đúng hẹn.

Sự khác biệt của chè đặc sản Kia Tăng

Chè đặc sản Kia Tăng của Công ty cổ phần Chè núi Kia Tăng được trồng trên đỉnh núi Kia Tăng, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang), nơi có độ cao trung bình 1.200 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây mát mẻ, trong lành, thổ dưỡng phù hợp tạo nên hương vị chè Kia Tăng độc đáo, được khách hàng ưa chuộng.

Những ông chủ người Dao trên núi Kia Tăng

Chuyện về những giám đốc người Dao chân đất, chưa học hết THPT trên núi Kia Tăng hùng vĩ thuộc xã Hồng Thái (Na Hang) thu tiền tỷ mỗi năm khiến nhiều người nể phục. Hành trình khởi nghiệp của họ đáng để mỗi người học tập, bởi sự nỗ lực vượt khó, vươn lên từ đồng đất quê nhà.

Hành trình 'hồi sinh' thương hiệu chè sạch nức tiếng Thủ đô

Từ khi thành lập và tiếp quản hoạt động trồng, chế biến chè tại xã Hòa Thạch (Quốc Oai, Hà Nội), Hợp tác xã (HTX) Long Phú từng bước khôi phục thương hiệu chè Long Phú, xây dựng thành công mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trở thành vùng nguyên liệu lớn cho nhiều doanh nghiệp chế biến.

Long Cốc chuyển mình

PTĐT - Trên chặng đường xây dựng nông thôn mới, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn đã gặp không ít khó khăn để đạt được các tiêu chí. Dù xuất phát điểm thấp nhưng Long Cốc đang dần khai thác những lợi thế sẵn có và tạo ra đột phá hứa hẹn trong tương lai về một xã nông thôn mới vùng cao.

Thái Nguyên phát triển diện tích chè giống mới

Tỉnh Thái Nguyên có hơn 21.700 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh hơn 18 nghìn ha. Ðây là cây trồng thế mạnh của tỉnh, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, đem lại thu nhập ổn định cho người dân.