Ngày 27/10, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học 'Đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong các trường đại học đa ngành - những vấn đề lý luận và thực tiễn'.
Trong 6 năm triển khai mô hình Điểm sơ cấp cứu ở Nghệ An, đã có trên 200 nạn nhân tai nạn giao thông được cứu giúp.
PGS.TS Phùng Gia Thế là một nhà giáo nhưng từ lâu anh đã được biết đến là một nhà nghiên cứu - phê bình văn học có uy tín với giọng điệu rất riêng. Vừa qua, nhà phê bình Phùng Gia Thế tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu luận - phê bình 'Hiểm địa văn chương' được bạn bè văn giới chú ý.
Trong những năm vừa qua, Nhà xuất bản Trẻ là nơi đưa đến bạn đọc tác phẩm của những tài năng như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Phong Điệp...
Phim 'vua phòng vé' bị giới phê bình chê, phim được người trong giới khen lại bị khán giả thờ ơ. Dường như có một khoảng cách lớn giữa cảm nhận của giới phê bình nói chung và gu thưởng thức của công chúng hiện nay. Khoảng cách đó cho cảm giác rằng vai trò của phê bình phim ngày càng mờ nhạt trong đời sống điện ảnh, đồng thời tạo cơ hội cho 'phê bình bẩn' lên ngôi.
Ngày càng có thêm nhiều giải thưởng, cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi được tổ chức với kỳ vọng sẽ phát hiện các tên tuổi mới, cổ vũ sáng tác cho trẻ thơ và có tác phẩm chất lượng dành cho đối tượng độc giả đặc biệt này.
PGS.TS Phạm Xuân Thạch cho rằng hệ thống kiểm duyệt phim ở nước ta còn nhẹ tay. Bởi vậy, những bộ phim có nội dung phản cảm, nhiều tình tiết thô tục vẫn ra rạp dễ dàng.
Xu hướng viết văn về sự kiện có thật với cách tiếp cận nghiên cứu khoa học đang thịnh hành ở châu Âu. Việt Nam cũng có những cây bút theo đuổi lối viết này.
Nếu Bùi Xuân Phái thành danh với danh xưng 'phố Phái' thì họa sỹ Tạ Tỵ mang một nỗi hoài niệm khi ông không đứng cùng đoàn quân tiến về Hà Nội cùng Văn Cao, mà ở vị thế cách biệt trùng trùng khi đã di cư vào Nam, như những câu thơ ông viết năm 1955: Tôi đứng bên này vĩ tuyến/ Thương về năm cửa ô xưa/ Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối/ Đê cao hun hút chợ Dừa'…
Ngày càng nhiều tác giả dấn thân khai thác chất liệu lịch sử. Nhiều tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết dã sử đã dành được sự quan tâm lớn từ độc giả, được tái bản nhiều lần.
Lịch sử là một chủ đề thách thức và thôi thúc sự sáng tạo cho những cây bút trẻ. Dẫu vậy, thời gian gần đây vẫn rất nhiều tiểu thuyết lịch sử ghi được dấu ấn.
Nhiều chủ xe, tài xế ở Hà Nội do mất công chờ đợi nhiều giờ đã không dám quay về, quyết tâm bám trụ bên ngoài trạm đăng kiểm tới đêm, thậm chí sáng hôm sau để làm cho xong thủ tục.
'Sự kiến tạo các nền nghệ thuật' là công trình nghiên cứu mới của Vũ Hiệp, là nỗ lực mới của ông trong việc định hình đặc trưng bản sắc của nghệ thuật nước nhà.
Trong hành trình đi tìm cá tính nghệ thuật Việt, Vũ Hiệp đã phải đối diện với câu hỏi hóc búa 'Một nền nghệ thuật được xác định như thế nào?'. Để tìm ra lời giải cho câu hỏi này, ngày 1/3, tại Hà Nội, tác giả Vũ Hiệp đã cho ra mắt cuốn sách 'Sự kiến tạo các nền nghệ thuật'. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu kết hợp các bộ môn nghệ thuật, các lý thuyết khoa học xã hội với văn hóa dân gian.
Lịch sử đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người viết, nhưng đồng thời cũng là rào cản không dễ vượt qua khi các tác phẩm viết về đề tài này luôn bị đặt trong tương quan so sánh với chính sử.
Với tiểu thuyết 'Bửu Sơn Kỳ Hương', Lý Lan nhận giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn ở hạng mục văn xuôi. Tác phẩm được đánh giá là mới lạ, giàu chất điện ảnh và giàu cảm xúc.
Dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán thường là thời gian cao điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả gia tăng và tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Vì vậy, Ban chỉ đạo 389/ĐP huyện Đồng Phú đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường.
'Triệu dấu chân qua những cửa ô' là tên tập du khảo mới ra mắt của nhà văn Nguyễn Trương Quý. Gần 20 năm qua, anh là một cây viết miệt mài về Hà Nội, kể những câu chuyện văn hóa, những đời người, hồn phố thân quen, dung dị và hoài nhớ…
Một trong những niềm say mê lớn của nhà báo, nhà văn Nguyễn Trương Quý là khảo cứu và viết về Hà Nội. Anh đã có nhiều đầu sách về Hà Nội với nhiều nhà xuất bản khác nhau, và cuốn nào cũng cuốn hút theo một cách riêng. 'Triệu dấu chân qua những cửa ô' là tập sách mới nhất của anh về Hà Nội, ra mắt đúng dịp kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô và là một trong những đầu sách được tìm mua nhiều nhất của Nhã Nam trong Hội sách Hà Nội.
Không gian Hà Nội với những con ngõ hun hút như đời người luôn ám ảnh trong tâm tưởng, khiến Nguyễn Trương Quý đặt bút viết nên câu chuyện về mảnh đất nghìn năm văn hiến này.
Độc giả từ lâu đã biết đến Nguyễn Trương Quý như một nhà văn say mê viết về Hà Nội. Cuối năm 2020, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt tập tản văn 'Hà Nội bảo thế là thường', trong đó Nguyễn Trương Quý đi vào những mảnh ghép của Hà Nội, những đặc trưng nho nhỏ, thói quen hay tâm tình của con người Thủ đô…
Giới phê bình nhận định thông qua những cuốn sách, Nhà xuất bản Trẻ không chỉ làm xuất bản mà còn góp phần định hình diện mạo văn chương.
Thời gian qua, tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc do uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngày 21-2-2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 373/UBND-TH về việc triển khai thực hiện Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14-11-2019 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, việc triển khai thông tư này còn nhiều hạn chế, cần sự vào cuộc của các ban, ngành liên quan và cả của người dân.
Sáng nay, đông đảo bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tới thắp nén nhang tiễn biệt rocker, nhà báo Phạm Hữu Xuân Thi.
Dù tham gia với tư cách khách mời danh dự hay thành viên, người làm sách tích cực quảng bá văn hóa, văn học của đất nước và tìm kiếm cơ hội hợp tác xuất bản.
Thực tế hiện nay, chợ truyền thống vẫn là kênh phân phối hàng hóa chính tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều kênh bán lẻ hiện đại, để giữ vững sức mua, tăng sức cạnh tranh, các chợ truyền thống cần phải được chỉnh trang, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Và tận dụng thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch, huyện Đồng Phú đang triển khai cải tạo lại chợ với quyết tâm thay đổi diện mạo, tạo điều kiện để người dân được kinh doanh, buôn bán trong môi trường khang trang, sạch sẽ.
Giữa đại dịch Covid-19, ngoài việc dành sự quan tâm về diễn biến, phòng, chống dịch bệnh thì người dân cũng đặc biệt quan tâm giá các mặt hàng thiết yếu, điều kiện an toàn phòng dịch tại điểm cung cấp hàng hóa. Nhằm kiểm soát chặt thị trường, đảm bảo nguồn cung, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho cả người bán lẫn người mua, thời gian qua, huyện Đồng Phú đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt.