Trong 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 tháng còn lại, tỉnh nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng này.
Cuối quý III, đầu quý IV-2023, các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh nhiều giải pháp đồng bộ, tìm cách phục hồi nhanh chóng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, lấy lại thị phần ở các thị trường chủ lực...
Thị trường tiềm năng
Các doanh nghiệp (DN) dệt may đang nỗ lực thực hiện xanh hóa sản xuất nhằm thu hút được đơn hàng trong bối cảnh thị trường nhập khẩu tồn kho cao, nhu cầu giảm.
Thanh khoản dồi dào, các ngân hàng thương mại rất muốn đẩy vốn ra thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (DN) hiện lại không nhiều do mặt bằng lãi suất vẫn còn tương đối cao, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN đang gặp khó bởi sức cầu yếu.
Với các giải pháp cụ thể của tỉnh, kinh tế tháng 5 có sự phát triển khả quan, các lĩnh vực hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, du lịch... đang tăng trưởng tốt. Tình hình sản xuất công nghiệp khởi sắc hơn so với tháng trước, đặt thêm nhiều kỳ vọng về sự hồi phục và phát triển.
Xu hướng phát triển công nghiệp xanh đang trở nên rõ nét hơn trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp (DN) Bình Dương đã và đang triển khai nhiều giải pháp, đóng góp lớn cho nền công nghiệp theo hướng xanh, bền vững.
Hiện nay, nhiều nhà máy, nhà xưởng của các doanh nghiệp ở Bình Dương ngưng sản xuất, hoặc xây xong nhưng không thể đưa vào hoạt động vì việc thẩm duyệt, cấp phép phòng cháy chữa cháy còn nhiều vướng mắc. Các doanh nghiệp liên tục kiến nghị mong sớm được tháo gỡ để ổn định sản xuất.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp (DN) còn khó khăn do chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, số lượng đơn đặt hàng sụt giảm, bằng nhiều hình thức, các ngành đã triển khai các giải pháp hỗ trợ DN phát triển.
Các đơn hàng xuất khẩu đang có xu hướng giảm trong 2 tháng đầu năm, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.
Do sụt giảm các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm của giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại của tỉnh có xu hướng chậm lại trong những tháng đầu năm 2023. Điều này đòi hỏi các ngành chức năng, doanh nghiệp (DN) nỗ lực hơn để hoàn thành mục tiêu năm 2023.
Để vượt qua khó khăn hiện hữu, nhiều giải pháp đã được doanh nghiệp (DN) nỗ lực áp dụng để tìm kiếm đơn hàng mới, giữ lực lượng lao động, bảo đảm thu nhập cơ bản cho công nhân… Song đây cũng là thời điểm DN cần con đường bền vững hơn và tận dụng được các chính sách trợ lực.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có tín hiệu tốt đẹp ngay từ đầu năm, tinh thần vượt khó, sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp (DN) tiếp tục nâng cao. Tất cả nhằm duy trì phát triển sản xuất, vững vàng bước tiếp những chặng đường 'xanh'.
Gói 40.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất 2% được triển khai theo Nghị quyết số 31 của Chính phủ có thể gọi là 'phao cứu sinh' để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng sau hơn 5 tháng triển khai, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết, họ rất khó tiếp cận gói này.
Trước những khó khăn, thách thức, các ngành sản xuất như dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử… chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, mạnh dạn chuyển đổi số để phát triển. Các doanh nghiệp (DN) ý thức việc chuyển đổi số trở thành đòi hỏi thiết yếu và bắt buộc, có tính chất sống còn trong tiến trình phát triển bền vững.
Do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước thiếu đơn hàng nên gặp khó khăn trong xuất khẩu, từ đó kéo theo hàng loạt lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập, thậm chí mất việc.
Tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành mới đây, đại diện các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp (DN) kiến nghị nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết để thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh (SXKD). Cụ thể như DN khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, chính sách ổn định giá thuê đất, xây dựng nhà ở xã hội và nhà trẻ cho con em công nhân tại các khu, cụm công nghiệp…
Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương kiến nghị cần có giải pháp hỗ trợ để tiếp thêm 'oxy' cho doanh nghiệp.
Kỳ 1: Nhìn từ thực tế
Suốt 2 năm qua, người lao động chấp nhận khó khăn để cùng doanh nghiệp vượt khó, giờ là lúc doanh nghiệp chia sẻ với họ
Tại hội nghị gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp (DN), ngành hàng năm 2021, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định lãnh đạo tỉnh tiếp tục lắng nghe ý kiến, đề xuất của các hiệp hội ngành hàng, DN để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tăng tốc sản xuất
Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa - một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để chống chịu những áp lực của thị trường về chất lượng, giao hàng nhanh, cũng như giảm số người lao động trong và sau dịch bệnh.
Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có 14 FTA đã có hiệu lực và có 3 FTA thế hệ mới. Mặc dù gặp khó trong những tháng đầu năm 2021 do dịch bệnh bùng phát, tuy nhiên ngành dệt may đã có những bứt phá từ việc hưởng lợi của các FTA, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Sáng 10-8, ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, đã dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại một số doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất '3 tại chỗ' trên địa bàn tỉnh.