Đảm bảo hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) đồng bộ, hiện đại, an toàn là một trong những điều kiện 'xương sống' trong vận hành mô hình chính quyền 2 cấp. Đây là công cụ giúp chính quyền hoạt động thông suốt, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong điều kiện chuyển đổi số toàn diện.
Hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) của 166 xã, phường mới sau sáp nhập của tỉnh đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp vào tháng 7/2025. Cùng với đó, tỉnh cũng chỉ đạo đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực công nghệ, đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Chiều 5/6, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT&TT) phục vụ hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp tại huyện Thiệu Hóa.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn vì các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trong đó có Công ty TNHH Tiger Việt Nam. Công ty này bị phạt 320 triệu đồng vì hoạt động mà không có giấy phép môi trường, cùng với hàng loạt doanh nghiệp khác trong khu vực.
Hàng loạt doanh nghiệp như Tiger Việt Nam, Cơ khí Đại Nam Phát, Địa ốc Cao su Đồng Nai, Cadivi Đồng Nai, Cường Thuận IDICO, Inzi Vina, Kum Young Vina, Cự Thành, Polycom, Chỉ may Phú Cường… vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hàng tỷ đồng vì vi phạm trong lĩnh vực môi trường…
Khám, chữa bệnh từ xa không thể thay thế khám, chữa bệnh truyền thống, nhưng đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho hệ thống y tế, giúp xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến. Khi đó, y tế tuyến trên không còn quá tải, tuyến dưới được nâng cao trình độ, người dân được hưởng lợi, tiết kiệm chi phí đi lại.
Chuyển đổi số trong ngành Y tế Bình Định giúp đơn vị này giải quyết được nhiều vấn đề như thăm khám, thủ tục hành chính trong thời gian qua.
TTH - Luôn đi đầu trong các công tác thiện nguyện; có nhiều sáng kiến mang tính thực tiễn cao, giúp làm lợi từ 500-800 triệu đồng mỗi năm, Phan Quang Nhật – Trưởng phòng Công nghệ thông tin Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (TTHPC) được tuyên dương là tấm gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ngành Y tế Phú Thọ ưu tiên thực hiện chuyển đổi số, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Kết quả quá trình triển khai góp phần tạo nên diện mạo, phong cách làm việc mới, thông minh, hiện đại, hiệu quả, giúp Phú Thọ trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số y tế quốc gia.
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVPCNC) áp dụng 'Tích hợp các nền tảng họp trực tuyến internet với hệ thống Polycom' nâng cao năng lực Hội nghị truyền hình.
Là bệnh viên tư nhân đầu tiên trong tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương trực thuộc Công ty TNHH phát triển y học Việt đã đẩy mạnh ứng dựng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng thêm giá trị cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện tới người dân. Việc chủ động ứng dụng CNTT vào quản lý khám, chữa bệnh ngay từ khi mới thành lập được coi là nền tảng vững chắc để Bệnh viện thực hiện chuyển đổi số.
Kết thúc khóa huấn luyện, Gia Lai sẽ có 200-250 nhân viên y tế của tầng 1 biết xác định được bệnh nhân cần thở oxy và sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy gọng kính; mặt nạ thường hoặc mặt nạ có túi khí dự trữ. Có 30-50 nhân viên y tế tầng 2 và tầng 3 sử dụng thành thạo kỹ thuật thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy với các máy thở hiện có.
Trong 2 ngày 13 và 14-11, Sở Y tế Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng I (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức huấn luyện liệu pháp oxy cho đội ngũ cán bộ y tế theo phân tầng điều trị từ tầng 1 đến tầng 3 nhằm đáp ứng công tác thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là công tác hồi sức cấp cứu nhằm kiểm soát và giảm thiểu ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức huấn luyện liệu pháp oxy trong Covid-19.