Sáng 25.12, tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã khai mạc Hội thảo Du lịch 2021 với chủ đề 'Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển'. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự.
Dù trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội (tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân) trong tháng 9, tháng 10 cho thấy có chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến này được nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá là do thực hiện báo cáo và chỉ đạo hàng tháng đối với công tác dân nguyện - là một trong những đổi mới của Quốc hội trong lĩnh vực này.
Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV chính thức khép lại với những ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và Nhân dân cả nước. Nhiều vấn đề quan trọng, định hướng lớn đã được Quốc hội xem xét, bàn thảo và thông qua, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội. Thành công của Kỳ họp tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân.
Thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV không chỉ đến từ tinh thần chủ động, trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan của Quốc hội mà còn bởi mối liên hệ gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân đã được phát huy để đưa 'hơi thở' cuộc sống vào nghị trường. Cùng với đó là tinh thần cộng đồng trách nhiệm trước những vấn đề quốc kế dân sinh. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: '… Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc'. Tinh thần này cũng rất cần được phát huy trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương.
Thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV không chỉ đến từ tinh thần chủ động, trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan của Quốc hội mà còn bởi mối liên hệ gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân đã được phát huy để đưa 'hơi thở' cuộc sống vào nghị trường. Cùng với đó là tinh thần cộng đồng trách nhiệm trước những vấn đề quốc kế dân sinh. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: '… Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc'. Tinh thần này cũng rất cần được phát huy trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương.
Sau hơn 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện. 'Thành công của kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội 'Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm', một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc' - khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu bế mạc kỳ họp đã gợi mở rất nhiều cho hoạt động của HĐND các cấp, nhất là trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp cuối năm sắp tới.
Sau hơn 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện. 'Thành công của kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội 'Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm', một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc' - khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu bế mạc kỳ họp đã gợi mở rất nhiều cho hoạt động của HĐND các cấp, nhất là trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp cuối năm sắp tới.
Cũng trong phiên bế mạc diễn ra sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, với 467/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,59%.
Với 436/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 87,37%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với 430/467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 86,17%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Sáng 13.11, Quốc hội tiến hành phiên họp cuối cùng của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV.
Tiếp tục phiên làm việc chiều 12.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với 466/469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,39% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chiều 12.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tỷ lệ 468/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,79% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức Phiên tòa trực tuyến.
Chiều 12.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, với tỷ lệ 472/472 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,59% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Tiếp tục phiên làm việc chiều 12.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, với tỷ lệ 462/473 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,59%) Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.
Chiều 12.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, với 460/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,18% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Là đại biểu đầu tiên nêu câu hỏi trong phiên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn, ĐBQH Vương Thị Hương (Hà Giang) đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng hiệu quả trong thời gian tới!?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (TP. Hà Nội) chất vấn 3 vấn đề. Thứ nhất, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Thứ hai, chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng về hai vấn đề nêu trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới? Thứ ba, thể chế phát triển điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo. Đại biểu gửi đến Thủ tướng Chính phủ để làm rõ giải pháp khắc phục vấn đề này trong thời gian tới?
Thu hút đầu tư nước ngoài, gỡ nút thắt về hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở các địa bàn còn nhiều khó khăn như các tỉnh miền núi, đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính trong sáng nay.
Trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, 12.11 về những bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn để định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong chống dịch thời gian qua, Chính phủ đã chọn cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch, do đó, huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào phòng, chống dịch - điều mà nhiều nước trên thế giới không có.
'Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, xây dựng và đã thành công tốt đẹp'. Nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn trưa nay 12.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa, tạo chuyển biến tích cực đối với những vấn đề vừa được chất vấn. Thành công của phiên chất vấn một lần này cho thấy đây là hoạt động giám sát trực tiếp hiệu quả của Quốc hội, góp phần tạo dấu ấn, lan tỏa cảm hứng hành động sáng tạo trong nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát.
Báo cáo cụ thể hơn với Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 12.11, về các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phân tích, đánh giá kỹ, lựa chọn phù hợp các công cụ, chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực và đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các lĩnh vực để trình Quốc hội xem xét.
Trong phiên họp sáng nay, 12.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Chính phủ được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại Phiên chất vấn đối với 4 Bộ trưởng trước đó. Thủ tướng nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta vận dụng phương châm và triết lý hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh 'Dĩ bất biến, ứng vạn biến'.
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ trưởng ngay trong năm 2021 cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để giúp Chính phủ xây dựng, ban hành và triển khai chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, gắn với khung khổ đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, về vấn đề dư luận Nhân dân đang rất quan tâm ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đặt ra liên quan đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước, có hay không sự lúng túng, bị động không khi nhiều lao động từ các tỉnh, thành về quê tránh dịch, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu giải trình thêm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, nhất là của Nhà nước đối với người dân. Đông đảo cử tri kỳ vọng, với tinh thần trách nhiệm của đại biểu, sự quyết liệt trong điều hành, vấn đề này tiếp tục được làm rõ hơn để có sự chỉ đạo, điều hành kịp thời hơn.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều nay về một số vấn đề liên quan đến gói kích thích phục hồi kinh tế đang được xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, gói kích thích kinh tế giai đoạn tới phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, bảo đảm ổn định. Hỗ trợ thì phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi. Hỗ trợ cho dòng tiền và ổn định tài chính và huy động các nguồn lực quốc tế khác. Đặc biệt là phải có kiểm soát rủi ro, có giám sát chặt chẽ trong thực hiện.
Kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phiên họp chiều nay, 11.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ngành giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch Covid-19, trong đó, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng cần đánh giá sâu sắc, kỹ lưỡng hơn tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Bộ thích ứng với tình hình mới.
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau trong và sau đại dịch, đầu tư công, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm...
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc ngành giáo dục tận dụng cơ hội đổi mới từ tác động của đại dịch Covid-19 như thế nào, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong quá trình ứng phó với đại dịch, qua vài lần điều chỉnh rút gọn chương trình cho thấy, chương trình dạy và học cần rà soát lại, đồng thời, cần xem xét lại hệ thống quản trị đối với ngành, từ Bộ cho đến các trường học để tăng khả năng ứng phó với mọi trường hợp.
Sáng 11.11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong phiên họp sáng nay, 11.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, dạy và học trực tuyến có tác động, ảnh hưởng đến các kỹ năng, và chưa thể cũng như khó thay thế cho việc dạy học trực tiếp. Nếu học sinh quay trở lại trường thì cần tăng cường, củng cố các kiến thức đã được rút gọn, trang bị đầy đủ các kỹ năng, điều này rất cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Theo ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang), Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân, nhất là các tỉnh phía Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có gói 26 nghìn tỷ và được đánh giá là kịp thời, là đúng, trúng đối tượng. Xin Bộ trưởng cho biết, sau 4 tháng triển khai kết quả như thế nào và có đạt kết quả như mong muốn không?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà ( TP. Hà Nội) chất vấn, cử tri rất chia sẻ đối với những hy sinh, khó khăn, vất vả của ngành Y tế trong suốt thời gian qua và cho rằng việc thành lập trạm y tế xã đã khó nhưng việc bảo đảm chất lượng của trạm y tế xã còn khó hơn nhiều. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết giải pháp để giải quyết khó khăn này? Ngoài ra, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc để xảy ra tình trạng thiếu về số lượng, nhất là chức danh bác sĩ, hạn chế về chất lượng, cơ cấu nhân lực chưa phù hợp, số lượng bác sĩ được đào tạo chính quy còn thấp, nhiều nơi không có đủ nhân lực và trình độ chuyên môn. Vậy giải pháp nào để khắc phục?
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chiều 10.11 về việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững sau đại dịch, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, nhiều người dân gặp khó khăn về đời sống, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức đánh giá thực trạng này như thế nào và Bộ có giải pháp đề xuất, kiến nghị gì để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững sau dịch?
Tham gia trả lời chất vấn về trách nhiệm của Bộ Công an trong phối hợp cùng ngành y tế phòng, chống bệnh dịch và xử lý một số vụ án, vụ việc có liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị y tế, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị y tế. Sai phạm không phải do cơ chế mà có dấu hiệu của tham ô, tham nhũng, nhất là những vụ xảy ra tại các bệnh viện lớn đã được lực lượng công an phát hiện, điều tra, khởi tố.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc Bình Dương phát nhầm tiền hỗ trợ cho khoảng 22 nghìn người trong phiên họp chiều nay, 10.11.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 10.11, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu vấn đề: Bài toán việc làm đang đặt ra cho hàng triệu lao động trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục sau dịch. Đối với lao động nữ, bài toán này càng trở nên nan giải.
Quan tâm đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động khắc phục khó khăn do đại dịch Covid - 19 gây ra, các ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Dương Minh Ánh (Hà Nội)... nêu chất vấn với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực y tế chiều nay, 10.11.
ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) nêu vấn đề, có ý kiến cho rằng vaccine chế tạo theo công nghệ mRNA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển bình thường của trẻ. Đề nghị Bộ trưởng Y tế cho biết ý kiến về vấn đề này và cơ sở khoa học để Bộ triển khai tiêm vaccine đại trà cho trẻ em 12-17 tuổi để cử tri yên tâm.
Tham gia làm trả lời chất vấn của các ĐBQH về vấn đề liên quan đến lĩnh vực nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngay sau kỳ họp này, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để trong thời gian tới sớm phân cấp cơ sở y tế theo hướng cho địa phương, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý như hiện nay…