Là đại biểu đầu tiên nêu câu hỏi trong phiên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn, ĐBQH Vương Thị Hương (Hà Giang) đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng hiệu quả trong thời gian tới!?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (TP. Hà Nội) chất vấn 3 vấn đề. Thứ nhất, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Thứ hai, chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng về hai vấn đề nêu trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới? Thứ ba, thể chế phát triển điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo. Đại biểu gửi đến Thủ tướng Chính phủ để làm rõ giải pháp khắc phục vấn đề này trong thời gian tới?
Thu hút đầu tư nước ngoài, gỡ nút thắt về hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở các địa bàn còn nhiều khó khăn như các tỉnh miền núi, đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính trong sáng nay.
Trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, 12.11 về những bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn để định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong chống dịch thời gian qua, Chính phủ đã chọn cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng chống dịch, do đó, huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào phòng, chống dịch - điều mà nhiều nước trên thế giới không có.
'Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, xây dựng và đã thành công tốt đẹp'. Nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn trưa nay 12.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa, tạo chuyển biến tích cực đối với những vấn đề vừa được chất vấn. Thành công của phiên chất vấn một lần này cho thấy đây là hoạt động giám sát trực tiếp hiệu quả của Quốc hội, góp phần tạo dấu ấn, lan tỏa cảm hứng hành động sáng tạo trong nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát.
Báo cáo cụ thể hơn với Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 12.11, về các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phân tích, đánh giá kỹ, lựa chọn phù hợp các công cụ, chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực và đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các lĩnh vực để trình Quốc hội xem xét.
Trong phiên họp sáng nay, 12.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo giải trình trước Quốc hội về một số vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Chính phủ được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại Phiên chất vấn đối với 4 Bộ trưởng trước đó. Thủ tướng nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta vận dụng phương châm và triết lý hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh 'Dĩ bất biến, ứng vạn biến'.
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ trưởng ngay trong năm 2021 cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để giúp Chính phủ xây dựng, ban hành và triển khai chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, gắn với khung khổ đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, về vấn đề dư luận Nhân dân đang rất quan tâm ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đặt ra liên quan đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước, có hay không sự lúng túng, bị động không khi nhiều lao động từ các tỉnh, thành về quê tránh dịch, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu giải trình thêm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, nhất là của Nhà nước đối với người dân. Đông đảo cử tri kỳ vọng, với tinh thần trách nhiệm của đại biểu, sự quyết liệt trong điều hành, vấn đề này tiếp tục được làm rõ hơn để có sự chỉ đạo, điều hành kịp thời hơn.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều nay về một số vấn đề liên quan đến gói kích thích phục hồi kinh tế đang được xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, gói kích thích kinh tế giai đoạn tới phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, bảo đảm ổn định. Hỗ trợ thì phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi. Hỗ trợ cho dòng tiền và ổn định tài chính và huy động các nguồn lực quốc tế khác. Đặc biệt là phải có kiểm soát rủi ro, có giám sát chặt chẽ trong thực hiện.
Kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phiên họp chiều nay, 11.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ngành giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch Covid-19, trong đó, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dạy và học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng cần đánh giá sâu sắc, kỹ lưỡng hơn tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Bộ thích ứng với tình hình mới.
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau trong và sau đại dịch, đầu tư công, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm...
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc ngành giáo dục tận dụng cơ hội đổi mới từ tác động của đại dịch Covid-19 như thế nào, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong quá trình ứng phó với đại dịch, qua vài lần điều chỉnh rút gọn chương trình cho thấy, chương trình dạy và học cần rà soát lại, đồng thời, cần xem xét lại hệ thống quản trị đối với ngành, từ Bộ cho đến các trường học để tăng khả năng ứng phó với mọi trường hợp.
Sáng 11.11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong phiên họp sáng nay, 11.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, dạy và học trực tuyến có tác động, ảnh hưởng đến các kỹ năng, và chưa thể cũng như khó thay thế cho việc dạy học trực tiếp. Nếu học sinh quay trở lại trường thì cần tăng cường, củng cố các kiến thức đã được rút gọn, trang bị đầy đủ các kỹ năng, điều này rất cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Theo ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang), Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân, nhất là các tỉnh phía Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có gói 26 nghìn tỷ và được đánh giá là kịp thời, là đúng, trúng đối tượng. Xin Bộ trưởng cho biết, sau 4 tháng triển khai kết quả như thế nào và có đạt kết quả như mong muốn không?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà ( TP. Hà Nội) chất vấn, cử tri rất chia sẻ đối với những hy sinh, khó khăn, vất vả của ngành Y tế trong suốt thời gian qua và cho rằng việc thành lập trạm y tế xã đã khó nhưng việc bảo đảm chất lượng của trạm y tế xã còn khó hơn nhiều. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết giải pháp để giải quyết khó khăn này? Ngoài ra, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc để xảy ra tình trạng thiếu về số lượng, nhất là chức danh bác sĩ, hạn chế về chất lượng, cơ cấu nhân lực chưa phù hợp, số lượng bác sĩ được đào tạo chính quy còn thấp, nhiều nơi không có đủ nhân lực và trình độ chuyên môn. Vậy giải pháp nào để khắc phục?
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chiều 10.11 về việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững sau đại dịch, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, nhiều người dân gặp khó khăn về đời sống, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức đánh giá thực trạng này như thế nào và Bộ có giải pháp đề xuất, kiến nghị gì để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững sau dịch?
Tham gia trả lời chất vấn về trách nhiệm của Bộ Công an trong phối hợp cùng ngành y tế phòng, chống bệnh dịch và xử lý một số vụ án, vụ việc có liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị y tế, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị y tế. Sai phạm không phải do cơ chế mà có dấu hiệu của tham ô, tham nhũng, nhất là những vụ xảy ra tại các bệnh viện lớn đã được lực lượng công an phát hiện, điều tra, khởi tố.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về việc Bình Dương phát nhầm tiền hỗ trợ cho khoảng 22 nghìn người trong phiên họp chiều nay, 10.11.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 10.11, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu vấn đề: Bài toán việc làm đang đặt ra cho hàng triệu lao động trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục sau dịch. Đối với lao động nữ, bài toán này càng trở nên nan giải.
Quan tâm đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động khắc phục khó khăn do đại dịch Covid - 19 gây ra, các ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Dương Minh Ánh (Hà Nội)... nêu chất vấn với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực y tế chiều nay, 10.11.
ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) nêu vấn đề, có ý kiến cho rằng vaccine chế tạo theo công nghệ mRNA có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và sự phát triển bình thường của trẻ. Đề nghị Bộ trưởng Y tế cho biết ý kiến về vấn đề này và cơ sở khoa học để Bộ triển khai tiêm vaccine đại trà cho trẻ em 12-17 tuổi để cử tri yên tâm.
Tham gia làm trả lời chất vấn của các ĐBQH về vấn đề liên quan đến lĩnh vực nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngay sau kỳ họp này, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ để trong thời gian tới sớm phân cấp cơ sở y tế theo hướng cho địa phương, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý như hiện nay…
Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về xử lý sai phạm, vi phạm trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt chuyên môn, kỹ thuật đối với các cơ sở y tế trên toàn quốc. Còn vấn đề nhân sự, quản lý tài chính, thanh tra, kiểm tra là trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố. Bộ trưởng nhấn mạnh, dù rất đau đớn, nhưng chúng ta phải làm, để làm trong sạch, lành mạnh hóa các vấn đề đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế.
Có hay không lợi ích nhóm trong việc nhập kít xét nghiệm Covid -19? Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế như thế nào khi để xảy ra tình trạng 'loạn giá xét nghiệm' trong thời gian vừa qua? Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị. Tuy nhiên, ông cho biết, để xảy ra tình trạng này là bởi có một số đơn vị do quá bận, mải mê với công tác phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã nhắc nhở để địa phương chấn chỉnh.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế từ điểm cầu TP. Hồ Chí Minh về những khó khăn, bất cập khi chuyển giao các bệnh viện quận, huyện và Trung tâm y tế cho Sở Y tế quản lý, nhất là khi dịch bệnh bùng phát, ĐBQH Dương Ngọc Hải cho rằng, UBND các quận huyện rất khó khăn trong việc tập trung chỉ đạo, điều hành, điều phối hoạt động của các bệnh viện, trung tâm y tế.
Thừa nhận thời gian qua một số địa phương đang có tình trạng lơ là, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn đang diễn ra sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, không nên đợi chờ ở vaccine mới cho học sinh đến trường trở lại vì vaccine chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, nhất là những vùng, xã, huyện, tỉnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Theo dõi 2 ngày thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đợt 2, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV được truyền hình trực tiếp, đông đảo cử tri và Nhân dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa chắc chắn sẽ rất phấn khởi. Bởi, những vấn đề đặt ra hiện nay đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau đã được những người đại diện của mình phản ánh, đề xuất hết sức thiết thực tại nghị trường kỳ họp.
Qua hai ngày thảo luận sôi nổi, trách nhiệm, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch, đề ra giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới. Nhiều ý kiến đề nghị phải khắc phục cho được căn bệnh sợ trách nhiệm dẫn đến áp dụng những biện pháp ngăn sông cấm chợ, không phù hợp với tình hình thực tế; sớm xây dựng chương trình phục hồi kinh tế toàn diện, khả thi, trên cơ sở mở cửa từ từ, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc sống an toàn với dịch.
Thảo luận tại phiên họp chiều nay, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, điều mong mỏi của doanh nghiệp lúc này là được cấp cứu dòng tiền kinh doanh cho mình, thông qua các chính sách khoanh nợ, giãn nợ và vay vốn mới. Tuy nhiên, chính sách còn thiếu thực tế hoặc điều kiện quá chặt, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để có chính sách đúng, trúng và mang tính dài hạn hơn.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 được xây dựng theo kịch bản tăng trưởng khá tích cực. Cho rằng, đây là mong muốn đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ nhằm cơ cấu phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tại phiên thảo luận chiều nay, nhiều đại biểu Quốc hội cũng lưu ý, thực tiễn cho thấy có những yếu tố tác động đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp tăng cường quản trị để phòng ngừa rủi ro, tăng tính khả thi trong thực hiện kế hoạch. Chính phủ cần quan tâm, xúc tiến triển khai hệ thống quản lý rủi ro quốc gia để tăng cường, nâng cao năng lực công tác dự báo và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Đề xuất nâng trần nợ công để có thêm nguồn lực chống dịch được một số đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên thảo luận hôm nay. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội cũng cảnh báo cần hết sức cân nhắc vấn đề này.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, công tác phòng, chống dịch sáng nay, 9.11, đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tuy nhiên, trước tình trạng dịch Covid – 19 vẫn còn phức tạp, đại biểu đề nghị thời gian tới, Chính phủ xem xét chỉ đạo sớm, đánh giá lại quy định tạm thời về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh Covid-19 để có điều chỉnh phù hợp.
Phát biểu sáng nay, đại biểu Đặng Ngọc Huy cho rằng, năm 2021 do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, tăng trưởng kinh tế đã giảm ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương.
Ghi nhận những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội song tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội sáng nay, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững sẽ rất khó khăn. Gợi mở giải pháp, các đại biểu cho rằng, nước ta có dư địa về năng suất lao động rất lớn và muốn tăng GDP thì tăng năng suất lao động là một thành tố rất tích cực. Hiện năng suất lao động của nước ta như 'lò xo bị nén lại' và có thể 'tung ra' nếu như tập trung vào nâng cao kỹ năng và đổi mới công nghệ.
Do tình hình dịch bệnh được dự báo còn diễn biến phức tạp, tại phiên thảo luận toàn thể sáng nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị cần tăng nguồn lực ngân sách cho y tế dự phòng, hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, nâng cấp trạm y tế cấp xã, nhất là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc đầu tư chuyên môn, cơ sở vật chất cho y tế tuyến cơ sở cần trở thành các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), công tác quy hoạch có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và được xác định là động lực cho tăng trưởng.
Trong ngày thảo luận trực tiếp đầu tiên về kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội một lần nữa nêu rõ, đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng, thử thách chưa từng có, làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân. Do vậy, trong các giải pháp đề ra cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, một trong những vấn đề đặt ra, đó là Chính phủ cần kiên trì chính sách khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu.
Tối 8.11, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tổ chức Lễ trao Giấy Chứng nhận Bản quyền tác giả cho tác phẩm 'Vũ điệu kết đoàn' của Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XII, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Khóa XIV Tòng Thị Phóng.
Ngày thảo luận đầu tiên về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đợt 2, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV được truyền hình trực tiếp đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và Nhân dân, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Cử tri đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu với những phát biểu sâu sắc, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, khả thi, nhất là đã mang tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cử tri vào nghị trường kỳ họp Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần thẳng thắn và nghiêm túc khi Chính phủ, Quốc hội đều đã đề cập đến những điều làm được và chưa được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với mất mát to lớn - 22.500 người đã mất do đại dịch, có ý kiến đề nghị, Quốc hội cho phép được tổ chức ngày Quốc tang để tưởng nhớ đồng bào, đồng chí đã mất do Covid-19. Đây vừa là thể hiện tính nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, đúng với đạo lý của con người Việt Nam, vừa để nhắc nhở những người đang sống tuyệt đối không được lơ là việc phòng, chống dịch Covid-19, cùng đồng lòng, quyết tâm hơn trong công cuộc chống lại đại dịch.