Tác phẩm 'Hà Nội trong tôi có một cây cầu và dòng sông' của tác giả Đào Thị Thu Hiền đã giành được giải cao nhất cuộc thi viết 'Hà Nội & Tôi'.
Sự thành công của vở chèo cổ 'Lưu Bình - Dương Lễ' cho thấy nghệ thuật chèo vẫn có sức hút đối với khán giả trẻ trong đời sống hiện đại.
Nhà hát chèo Hà Nội vừa ra mắt vở diễn 'Lưu Bình - Dương Lễ' phiên bản mới, tạo sức hút mạnh mẽ đối với khán giả Thủ đô.
Với sự tham gia của 3 nghệ sỹ trẻ Quang Trưởng, Lê Đạt, Diệu Linh cùng bản dựng của NSND Quốc Chiêm, vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ của Nhà hát chèo Hà Nội vừa ra mắt công chúng tối 13/7 đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khán giả Thủ đô.
Rất nhiều người mắt ngân ngấn xúc động khi bước chân ra khỏi rạp Đại Nam, sau khi xem xong vở chèo 'Trương Viên' của Nhà hát Chèo Hà Nội vừa trình diễn tối 20/11.
Rất nhiều khán giả vẫn còn sụt sùi xúc động khi bước chân ra khỏi rạp Đại Nam, sau khi xem xong vở chèo Trương Viên của Nhà hát chèo Hà Nội vừa trình diễn tối 20/11.
Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, các đơn vị nghệ thuật phải chủ động tìm ra hướng đi phù hợp, Nhà nước chỉ đóng vai trò vạch ra đường hướng và hỗ trợ. Đó là ý kiến của NSND Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
Nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng đã từng có vị trí rất quan trọng trong lòng khán giả. Giờ đây, với sự phát triển của Internet, rất nhiều hình thức giải trí mới thu hút khán giả trẻ, vì thế những nhà quản lý và những nghệ sĩ chèo đã luôn tìm tòi để làm sao đưa sân khấu nhà hát chèo sáng đèn…
Nhà hát Chèo Hà Nội vừa trình làng vở chèo cổ 'Quan Âm Thị Kính' với phiên bản mới do đa phần các nghệ sỹ trẻ thể hiện. Sức hút của vở chèo cổ nổi tiếng cũng như thương hiệu 'Chèo Hà Nội' đã thu hút sự quan tâm của khán giả, dẫn đến hiện tượng 'cháy vé' trước giờ diễn.
Nhà hát Chèo Hà Nội vừa trình làng vở chèo cổ 'Quan Âm Thị Kính' với phiên bản mới do các nghệ sĩ trẻ thể hiện và bất ngờ 'cháy' vé trước giờ diễn.
'Nghệ sĩ phải có tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải nhanh chóng cải chính thông tin sai và xin lỗi công chúng cũng như đối tượng bị tổn thương; tránh vòng vo, đổ lỗi cho người khác; nhanh chóng gây dựng lại niềm tin nơi khán giả'.
NSND Quốc Anh chia sẻ ông từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong nghề nhưng chưa từng nghĩ tới chuyện bỏ cuộc. Ông từng xin đi diễn, phục vụ miễn phí chỉ mong có cơ hội làm nghề. Tuy nhiên, khi ở đỉnh cao nghệ thuật, show diễn dày đặc, NSND Quốc Anh cũng không bao giờ đòi hỏi cát-xê.
Chiều sâu trí tuệ và kinh nghiệm cuộc sống của NSND Giang Mạnh Hà ẩn sâu sau sự an nhiên, dịu dàng với một giọng nói bình tĩnh, khúc triết hàm chứa nhiều kiến thức và sự trải nghiệm.
Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.
Thay đổi tư duy, đặt hàng kịch bản, không khuyến khích trao giải những tác phẩm dựng lại... là kế sách của những người mê đắm và khát khao vực dậy sân khấu Thủ đô.
Dù có những vở tốt, vở hay nhưng cũng có nhiều vở diễn đưa vấn đề xã hội kiểu nửa vời, sân khấu vắng khán giả là đương nhiên.
Theo ông Michael Croft - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, rõ ràng Hà Nội đã không lựa chọn những lĩnh vực mà thành phố đã đạt được sự tiến bộ rồi, ví dụ như lĩnh vực ẩm thực hay văn học, mà Hà Nội lại lựa chọn thiết kế, điều này khiến Hà Nội tạo được ấn tượng đầy thuyết phục về chủ ý muốn nâng tầm Mạng lưới các thành phố sáng tạo trở thành công cụ để định hình con đường phát triển phía trước.
Từng bỏ làm công nhân để đi theo những làn điệu chèo tha thiết, có được danh hiệu NSƯT ở tuổi 38 là cả nỗ lực không ngừng nghỉ của nghệ sĩ Việt Thắng.