Đại biểu hỏi 'trúng vấn đề', Bộ trưởng nói 'đúng giải pháp'Tin khácNhớ lời Bác dạy 'thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua'Sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Sau 2,5 ngày Quốc hội tiến hành chất vấn các 'tư lệnh' ngành với phần tham gia trả lời của các Phó Thủ tướng Chính phủ đã kết thúc; không khí thực sự sôi nổi, thẳng thắn, trao đi đổi lại để làm rõ vấn đề mà cử tri và dư luận quan tâm, đáp ứng được mong đợi của nhân dân.Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba cho rằng, những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn để chất vấn là đúng và trúng, sát thực tế, được cử tri và dư luận cả nước quan tâm, đánh giá cao – Ảnh: VGP/Lê Sơn

Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập

i biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng trên cùng một địa bàn có nhiều trường cao đẳng, trung cấp, cả trực thuộc bộ, ngành và địa phương, có cùng chức năng ngành nghề đào tạo, thường xuyên tuyển sinh cả học sinh và sinh viên. Đây là vấn đề bất cập.

Tinh giản biên chế không dừng ở tiết kiệm về lượng, cần chuyển biến về chất

Thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy trong phiên họp chiều nay, 2.6, một số ĐBQH đề nghị, cần hiểu đúng việc tinh giản biên chế không phải là tiết kiệm về số lượng, mà phải tạo chuyển biến về chất, dùng đúng người, đúng việc theo yêu cầu vị trí việc làm, và cần trao quyền quyết định cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị về vấn đề này.

Kiên trì khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu

Trong ngày thảo luận trực tiếp đầu tiên về kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội một lần nữa nêu rõ, đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng, thử thách chưa từng có, làm đứt gãy các liên kết trong nền kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân. Do vậy, trong các giải pháp đề ra cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, một trong những vấn đề đặt ra, đó là Chính phủ cần kiên trì chính sách khoan thư sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu.

Phục hồi kinh tế: phải cộng hưởng chính sách tài khóa, tiền tệ, trong đó, tài khóa là chủ đạo

Bên cạnh triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, theo nhiều đại biểu Quốc hội, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để phát huy được sức mạnh của toàn dân đến nền kinh tế nước ta, không lỡ nhịp lỡ thị với thiên hạ. Chính niềm tin vào những cải cách thể chế mạnh mẽ và thực chất chứ không phải là cái gói hỗ trợ về tiền bạc sẽ định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam.