Nhân dịp Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt 20 thanh niên Việt Nam tiêu biểu tham dự Hội nghị.
Đầu giờ chiều nay 15/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác của Quốc hội đã đến thắp hương tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn, xảy ra tại chung cư mini, tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào đêm 12, rạng sáng 13/9; thăm, động viên các nạn nhân hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Chủ tịch Quốc hội đã gửi lời thăm hỏi, chia sẻ sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của Lãnh đạo Liên minh Nghị viện thế giới, cùng các đại biểu đang tham dự Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tới các nạn nhân, và gia đình nạn nhân.
Chiều nay 15/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Tonga LORD FAKAFANUA đang có chuyến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Nghĩ sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9.
Ngay sau Phiên khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, đầu giờ chiều nay 15/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Lãnh đạo liên minh nghị viện thế giới và lãnh đạo nghị viện các nước thành viên tham dự Hội nghị, đã đến hiện trường, thắp hương các nạn nhân vụ cháy ở phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội.
Sáng nay (14/9), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự chương trình tổng duyệt Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Đây là bước tổng rà soát cuối cùng trước thềm khai mạc Hội nghị diễn ra vào sáng mai 15/9, để đảm bảo cho một kỳ hội nghị diễn ra với nhiều thành công, tốt đẹp.
Chiều nay (14/9), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco, Tổng thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ của IPU Dan Carden và đại diện các Nhóm nghị sĩ của IPU đang có chuyến thăm và tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tổ chức tại Hà Nội từ 14-17/9.
Cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để giám sát thiết thực, hiệu quả, tạo chuyển biến ngay trong và sau quá trình giám sát. Đây là nội dung được nêu ra tại Phiên họp đầu giờ chiều 12/9 của UBTVQH về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023'.
Chiều 7/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc tiếp các thành viên Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt của Thượng viện Pháp do Bà Catherine Deroche, Chủ tịch Nhóm dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sáng nay 5/9, trong không khí đón chào năm học mới 2023 - 2024, tại huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Huệ dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Hữu nghị T78.
Nhân kỷ niệm 46 năm ngày thành lập Đại hội đồng Liên minh nghị viện các nước Đông Nam Á - AIPA ( 2/9/1977 – 2/9/2023), thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu ghi hình chúc mừng Nghị viện AIPA và các thành viên của Đại hội đồng.
Chiều 30/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản Izumi Kenta đang có chuyến thăm Việt Nam.
Chiều 28/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, rà soát, cho ý kiến về toàn bộ công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị; Các đồng chí trong Ban Tổ chức Hội nghị, đại diện các Tiểu Ban tổ chức, các ban, bộ, ngành hữu quan.
Chiều 28/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Cần có quy định cụ thể các vấn đề liên quan tới hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất… là một trong số nhiều nội dung được các thành viên UBTVQH cho ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi).
Thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi), một trong những vấn đề được tập trung cho ý kiến là quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Có nên giữ quy định về trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hay không? Đây là nội dung đang có nhiều ý kiến khác nhau trong buổi thảo luận chiều nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quy định về xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp là một chính sách mới được Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. Tuy nhiên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều nay, nội dung này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Chiều nay (25/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật nhà ở (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần làm rõ hơn về phương pháp định giá đất, lập bảng giá đất, đặc biệt các nội dung trong luật phải minh bạch, rõ ràng để hạn chế, phòng ngừa việc cài cắm 'điều nọ, khoản kia, lồng ý kiến cá nhân' vào trong luật.
Có quy định trách nhiệm xã hội của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội trong dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) hay không? Đây là vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận và chưa thống nhất giữa thường trực Ủy ban Pháp luật và Bộ Xây dựng.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các thành viên UBTVQH đề nghị cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm di dời người dân ra khỏi chung cư; nghiên cứu cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian, tăng cường thu hút đầu tư...
Quy định về xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp là vấn đề ghi nhận những ý kiến trái chiều tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay, khi cho ý kiến đối với dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi).
Trên thực tế không ít tổ chức, cá nhân khi mua bán các bất động sản của mình đã lách các luật liên quan đến bất động sản (BĐS) trốn nghĩa vụ thuế. Vậy Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) lần này phải sửa các quy định về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS như thế nào cho phù hợp? Đây cũng là điều mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) trong chiều 24/8.
Làm thế nào vừa tạo nguồn lực cho doanh nghiệp bất động sản, vừa bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà - 2 mục tiêu này cần hài hòa trong quy định về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Đây cũng là 1 nội dung đang có ý kiến trái chiều trong buổi thảo luận chiều 24/8 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản cần phải được quy định chặt chẽ, để ngăn chặn tình trạng chạy dự án, rồi chuyển nhượng nhằm thu lợi bất chính, gây bất ổn cho thị trường bất động sản. Đây cũng là yêu cầu được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra khi cho ý kiến vào dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Chiều 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Sáng 24/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định việc: các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi, phát hiện qua thanh tra, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Tiếp tục đợt 2 phiên họp thứ 25, sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Hơn 5.000 tỷ đồng là con số tồn dư của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Đây là lý do mà 1 số đại biểu từng đặt câu hỏi 'liệu có nên giữ quỹ này hay không?'. Và trong cuộc họp tiếp thu, chỉnh lý trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến đã khẳng định cần giữ quỹ này. Tuy nhiên, phải có các quy định cụ thể, để giải quyết 'nút thắt trong giải ngân' và quản lý quỹ hiệu quả.
Có bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn hay không là 1 trong 5 vấn đề lớn được Thường trực Ủy ban Kinh tế xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 24/8. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đến thời điểm này đã được chỉnh sửa theo hướng: Bỏ quy định bắt buộc các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Tiếp tục đợt 2 phiên họp thứ 25, sáng 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Một trong những vấn đề được xin ý kiến UBTVQH là về đề nghị cân nhắc đổi tên của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích thành Quỹ Dịch vụ phổ cập để phù hợp hơn với mục tiêu, tính chất hoạt động của Quỹ.
Sáng 23/8, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Đảng Công minh Nhật Bản Yamaguchi Natsuo đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chiều qua (22/8), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Ủy ban Tài chính - Ngân sách về việc giám sát thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoàn thuế giá trị gia tăng, nhằm đưa ra đề xuất với Chính phủ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng kịp thời, không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2023.
Chiều nay (21/8), tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev đang có chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Chiều nay (21/8), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym - Jomart Tokayev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tiếp tục chương trình phiên họp 25, chiều ngày 18/8, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Ủy ban TVQH cho rằng việc đưa nhiều thông tin cá nhân vào thẻ căn cước công dân dẫn đến tăng nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân. Do vậy đề nghị cần giải pháp chỉ cấp quyền đọc thông tin tích hợp trong căn cước công dân phù hợp với yêu cầu quản lý, giao dịch của công dân trong từng trường hợp cụ thể.
Sáng nay (18/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch chi tiết và các Đề cương báo cáo giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'.
Chiều 18/8, UBTVQH đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Đối với vấn đề, có nên đổi tên gọi thành Luật Căn cước hay không tiếp tục có những quan điểm trái chiều.
Cũng trong sáng 18/8, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Chủ tịch Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023'. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng đoàn giám sát điều hành nội dung này.
Một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này, đó là việc Chính phủ đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu thay vì phải nhận BHXH một lần.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sáng 17/8, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo luật đã quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết 28 của TƯ về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH); trong đó đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, để thể hiện quan điểm 'bao trùm, không bỏ lại ai phía sau' đòi hỏi cần quan tâm thấu đáo và làm rõ các cơ sở của việc điều chỉnh, bổ sung.
Tiếp tục chương trình phiên họp 25, chiều 16/8, cho ý kiến vào dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa đổi cần khắc phục những sơ hở, bất cập, chồng chéo có nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá trong lĩnh vực đất đai để hạn chế việc bỏ tiền đặt trước, thao túng thị trường.
Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 16/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 403 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 16/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáng 14/8, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Nhiều vấn đề được các đại biểu cho ý kiến đề nghị làm rõ, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn. Dự án Luật này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sắp tới.
Sau một buổi làm việc tích cực, Phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, giá trị, làm cơ sở để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội .
'Giới hạn của nhà giáo là giới hạn của năng lực đổi mới'. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, thực tế được đoàn giám sát chỉ ra là tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại tất cả các cấp học trên cả nước. Cùng với thiếu cơ sở vật chất, thì thừa thiếu giáo viên là bất cập khiến chương trình đổi mới giáo dục phổ thông chưa đạt như kỳ vọng.
Chiều 14/8, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đoàn giám sát về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát. Vấn đề có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa của nhà nước hay không tiếp tục là một trong những vấn đề làm nóng phiên họp.
Cũng trong sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 657/2019 quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định trong Luật Công an nhân dân năm 2018.
Sáng 14/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 25. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là phiên họp thường vụ Quốc hội có nội dung lớn nhất từ đầu năm cho tới nay, với 20 nội dung quan trọng, chủ yếu tập trung vào công tác giám sát, lập pháp chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15.
Ngay trong chiều 11/8, tại cuộc làm việc cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 25 tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, báo cáo giám sát phải phân tích rõ ưu điểm, khuyết điểm khi triển khai thực hiện 3 chương trình, đồng thời các kiến nghị, giải pháp trong dự thảo Báo cáo cần sát, đúng, trúng với thực tiễn.
Sáng 11/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Indonesia và Iran theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội các nước này. Trước đó, chiều qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm và làm việc tại tỉnh Isfahan của Iran, tiếp Tỉnh trưởng Isfahan Reza Mortazavi.
Sáng 09/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Selahvarzi, Chủ tịch Phòng Thương mại, công nghiệp, mỏ và nông nghiệp Iran cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và dược phẩm của nước này.
Sáng 09/8, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Iran. Cùng dự có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; Lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Ngoại giao Iran cùng hàng trăm đại biểu đến từ các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Iran.