Đánh thức tiềm năng phát triển đất 'Chín Rồng'

Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất 'Chín Rồng' vươn tầm cao mới.

Vực dậy thế mạnh miền Tây

Đối với 'đầu tàu' kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cần những 'toa tàu' từ vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển. Nếu TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, dịch vụ, phân phối lớn nhất miền Nam thì ĐBSCL cũng là vùng nguyên liệu lúa, cá, tôm, trái cây lớn nhất cả nước. Sự kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL sẽ giúp đánh thức thế mạnh của nhau, mang lại lợi ích trước nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN).

Làm gì để thúc đẩy hiệu quả liên kết vùng ĐBSCL?

Liên kết là động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thế nhưng, kết quả thực thi liên kết được các chuyên gia đánh giá chỉ dừng lại ở ban hành các quy hoạch, nghị quyết và quyết định, tức việc cụ thể hóa để tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội vẫn rất ít.

Liên kết TP. Hồ Chí Minh với vùng đất 'Chín Rồng'

Nếu như TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của miền Nam thì các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL được ví như những toa tàu hàng hóa phía sau. Khi đầu tàu và toa tàu liên kết chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau thì cả đoàn tàu cùng tiến lên mạnh mẽ. Việc mở rộng hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL như một đòi hỏi tất yếu.

Gắn kết ĐBSCL từ Mekong Connect

Tăng cường liên kết nội vùng và liên kết với đầu tàu kinh tế TP. Hồ Chí Minh để hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với ĐBSCL. Khi xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, kết hợp cơ chế đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, sẽ tạo điều kiện để đất 'Chín Rồng' bứt phá.

Trả lời cử tri về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Hiện nay, người lao động nông thôn vẫn có xu hướng tìm kiếm việc làm tại các tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến việc phải sống xa nhà, không có điều kiện gắn bó với gia đình. Đồng thời, tiền lương còn thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong các lần tiếp xúc đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, cử tri đề nghị chính quyền địa phương cần có chính sách thu hút nhà đầu tư về An Giang, xây dựng thêm khu công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ.

Hạ tầng giao thông phát triển tạo đà thúc đẩy thị trường bất động sản Tây Nam Bộ cất cánh

Hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản, quỹ đất lớn và giá bán hợp lý... chính là những hấp lực khiến nhiều tập đoàn, nhà đầu tư đổ bộ đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực Tây Nam Bộ.

Quy hoạch đô thị vùng theo hướng bền vững

Dự báo vào cuối thế kỷ XXI, khi mực nước biển dâng lên từ 0,5 - 1m, khoảng 1/3 vùng ĐBSCL sẽ bị ngập lụt, là vùng bị mất đất lớn nhất thế giới. Nếu không có giải pháp ứng phó đồng bộ thì 35% dân số vùng ĐBSCL, với 39% diện tích chịu ảnh hưởng. Do vậy, nâng tỷ lệ đô thị hóa và quy hoạch đô thị đồng bộ là giải pháp cấp bách để ổn định đời sống người dân miền Tây về lâu dài.

Vị thế An Giang giữa ĐBSCL

Trong Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, An Giang giữ vai trò quan trọng về trung tâm lúa gạo, thủy sản, trái cây, có lợi thế lớn về kinh tế biên giới, là cửa ngõ giao thương giữa vùng ĐBSCL với các nước trong khối ASEAN. Vai trò và vị trí quan trọng của tỉnh đang dần được phát huy.

Liên kết 'đánh thức' kinh tế vùng ĐBSCL

Những lợi thế của vùng ĐBSCL có thể sẽ vẫn 'ngủ quên' nếu doanh nghiệp (DN) mỗi tỉnh tiếp tục hoạt động rời rạc, khép kín, 'giấu bài' lẫn nhau. Bên cạnh thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL để thống nhất chung về mặt quản lý nhà nước, cần tạo pháp nhân và vị thế của Hội đồng các Hiệp hội DN ĐBSCL nhằm tăng cường kết nối giao thương, hợp tác 'đánh thức' kinh tế vùng đất 'Chín Rồng'.

Phát triển đô thị bền vững 'vùng đất chín rồng'

Đồng bằng sông Cửu Long đã có bước tiến dài trong quy hoạch và phát triển đô thị. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển đô thị bền vững đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn so với dự báo. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đang ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.

Phát triển đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần kiến tạo đặc biệt để thích ứng nước biển dâng

Với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dự báo có tới hơn 1/3 diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt, mất đất lớn nhất thế giới...

Phát triển đô thị bền vững ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ góp phần làm giảm tác động xấu của môi trường lên cuộc sống của người dân, tạo không gian, môi trường sống xanh.

Phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL - Bài 1: Thích ứng với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Vùng đã có bước tiến dài trong việc quy hoạch và phát triển đô thị song cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do đó, việc phát triển đô thị bền vững đòi hỏi sự điều tiết hài hòa với bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề nổi bật mà chính quyền địa phương trong vùng cùng với chuyên gia, nhà hoạch định chính sách phải đặc biệt quan tâm để có những định hướng quy hoạch, phát triển đô thị lâu dài, thiết thực, ổn định.

Quy hoạch phát triển đô thị Đồng bằng sông Cửu Long, Ban Kinh tế Trung ương lưu ý 3 vấn đề

Là vùng đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu, được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới, quy hoạch và phát triển đô thị Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải tích hợp khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Tích hợp rủi ro vào quy hoạch và chính sách phát triển đô thị vùng ĐBSCL

Là vùng đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu, được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới, quy hoạch và phát triển bền vững đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đòi hỏi phải tích hợp được các rủi ro để có chính sách phát triển bền vững…

Hội thảo Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 18/7, tại thành phố Vị Thanh đã diễn ra Hội thảo Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và UBND tỉnh Hậu Giang cùng phối hợp tổ chức.

Phát triển đô thị vùng ĐBSCL đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu

Các quy hoạch phát triển đô thị tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phải đảm bảo phải tích hợp được các yêu cầu về khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo 'Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long' được tổ chức tại Hậu Giang

Sáng 18-7-2023 tại Hội trường số 2, Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Hội thảo 'Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long' (ĐBSCL). Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức. Đây là hội thảo chuyên đề thứ 3 trong chuỗi 4 hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp và các đô thị đại diện cho các vùng tổ chức để góp phần triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24-1-2022 của Bộ Chính trị về 'Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045' và Nghị quyết 148-NQ/CP ngày 11-11-2022 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị.

Tăng mật độ đô thị, ưu tiên phòng chống thiên tai trong phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

Theo ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, việc phát triển đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần theo hướng tăng mật độ, ưu tiên đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch đô thị vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Sáng 18/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp và UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo 'Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững ĐBSCL tại Hậu Giang'.

Ban Kinh tế Trung ương: 6 đô thị ở ĐBSCL có nguy cơ ngập cao

Theo Ban Kinh tế Trung ương, dự báo đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng 0,5-1 m kéo theo khoảng 39% diện tích, 35% dân số ĐBSCL chịu ảnh hưởng, trong đó một số đô thị lớn và trung bình có nguy cơ ngập cao.

Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội thảo Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm rõ mô hình đô thị phát triển bền vững cho vùng.

'Căn bệnh' thiếu vật liệu cho cao tốc ĐBSCL: Lựa chọn chữa trị hay chấp nhận nặng hơn?

Thiếu cát gây ra những tác động rất lớn về mặt môi trường, xã hội cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là căn 'căn bệnh' mà cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp đều nhận thức được. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu gia tăng khai thác cát của vùng phục vụ việc xây dựng cao tốc thời gian tới. Vậy, chọn cách 'chữa trị' hay để căn bệnh này nặng hơn đang là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng và tổ chức tư vấn.

Cần Thơ đề xuất kết nối đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đầu tư đường cao tốc trên cao

Một loạt dự án động lực đang được Cần Thơ đề xuất gồm Dự án kết nối đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đầu tư xây dựng đường cao tốc trên cao, cầu Ô Môn, Cảng cargo logistics hàng không…

Miền Tây tính lấy cát biển làm đường cao tốc do thiếu cát sông

Thời gian qua, các dự án giao thông lớn trên cả nước bị chậm tiến độ, lý do theo như chủ đầu tư và nhà thầu là thiếu đất, cát cho san lấp mặt bằng và cát cho xây dựng.

Miền Tây trên bản đồ giao thông mới

Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ.

Phát huy vị thế An Giang

Ngày 24/9/2020, phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (nay là Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) tin tưởng: 'Với truyền thống cách mạng kiên cường, tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và đổi mới, tôi tin tưởng rằng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh An Giang sẽ đạt được những bước tiến mới mạnh mẽ, xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, góp phần quan trọng và tích cực vào sự phát triển chung của cả nước'.

Để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh

Có vị trí đặc biệt quan trọng, nhiều lợi thế về nông nghiệp, thủy sản, nhưng thời gian qua Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa phát huy được tiềm năng. Đã đến lúc cần những cú hích đủ mạnh để khu vực này khẳng định vị thế vững chắc, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

'Thời điểm vàng' để phát triển logistics Đồng bằng sông Cửu Long

Logistics là 'mạch máu' của nền kinh tế. Trong thời gian qua tình trạng ứ đọng nông sản, chờ giải cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy đó là chỉ dấu của sự tắc nghẽn giữa khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, sự vận hành của hệ thống tiêu thụ, trong đó có sự yếu kém của hệ thống logistics.

Khởi động 'giấc mơ' đường sắt miền Tây

Theo các tài liệu lịch sử, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km cũng là đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885. Sau 83 năm ghi dấu sự tồn tại của mình, vì nhiều lý do, chuyến xe lửa cuối cùng của miền Tây đã ngừng hoạt động từ năm 1958. Và cho đến nay tuyến đường sắt duy nhất còn vắng bóng ở ĐBSCL - vùng kinh tế nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước.

'Định vị' lại ngành lúa gạo: yêu cầu tất yếu là nâng cao thu nhập của nông dân

Việc thành lập trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long là điều cần thiết để giúp ngành này phát triển bền vững, mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Thế nhưng, làm sao để hiện thực hóa được mục tiêu đề ra?

Phát triển bền vững không gian biển gắn với kinh tế biển vùng Tây Nam bộ

Sáng 3-12, tại TP. Phú Quốc (Kiên Giang), UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hội thảo phát triển bền vững không gian biển gắn với kinh tế biển vùng Tây Nam bộ.

Khơi thông cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Mặc dù được quy hoạch và triển khai từ khá sớm, nhưng đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long mới xây dựng được hơn 90 km của hai dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận. Nhưng kể cả như vậy thì hai tuyến đường này chỉ mới ở giai đoạn 1 và cũng đang rơi vào quá tải, dù cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới đưa vào khai thác trong năm 2022. Trong khi đó, theo Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến

Chậm chạp cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW, đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến sẽ hoàn thành khoảng 1.180km đường bộ cao tốc. Đây sẽ là động lực giúp các địa phương trong vùng cất cánh.

Cao tốc ĐBSCL - Bài 1: Không theo kịp tốc độ phát triển

Đầu tư cao tốc ở ĐBSCL hiện không theo kịp nhu cầu phát triển của các địa phương, ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của vùng.