Tại Gia Lai, hiện, tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế mới đạt khoảng 90%. Còn gần 22.000 học sinh, sinh viên chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế.
Nơi công tác đạt nông thôn mới, GV bậc 4 hạng 3 có lương và phụ cấp 8 triệu đồng. Trước đó, khi xã thuộc xã vùng III, GV có thu nhập 10 triệu đồng.
Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16-9-2021 của Ủy ban Dân tộc (gọi tắt là Quyết định 612) ra đời đã khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Song, cũng không thể phủ nhận, các quyết định này đang có tác động đến công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo Bộ trưởng, có những nơi có nhiều trường có ngành nghề trùng nhau, dẫn đến số học viên không đáp ứng được yêu cầu, khó tìm việc sau khi đào tạo xong.
Chiều 17.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chủ trì phiên họp Thường trực mở rộng, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2022.
Trong khó khăn do tác động từ Quyết định 861 và Quyết định 612, ở nhiều nơi đã xuất hiện cách làm hay, cho hiệu quả thiết thực ban đầu, mà câu chuyện ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Sơn Lư (Quan Sơn) là một điển hình.
Thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nhiều người dân đã không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Cuộc sống của nhiều người dân vốn đã khó, không có BHYT càng khiến nguy cơ tái nghèo hiện hữu mỗi khi họ ốm đau, bệnh tật.
Kể từ khi Quyết định 861 và Quyết định 612 có hiệu lực, hàng nghìn học sinh (HS) phải đi buổi đến trường, không còn được hưởng chế độ bán trú. Kinh phí tổ chức nấu ăn cho các cháu HS mầm non cũng bị cắt giảm... Trong khi điều kiện kinh tế của đa phần người dân vừa thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn còn chưa khác trước là bao, thì việc học tập của nhiều em nhỏ đã trở nên bấp bênh.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Quyết định 861-PV) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16-9-2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Quyết định 612-PV), tỉnh Thanh Hóa còn 21 xã, 132 thôn đặc biệt khó khăn, giảm 79 xã, 554 thôn so với giai đoạn 2016-2020.
Dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên được Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất ban đầu với tổng chiều dài khoảng 23,56 km, điểm đầu tại quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ (đoạn tuyến tránh thị trấn Thốt Nốt), điểm cuối dự án tại Km 65 (giáo xứ Cần Xây), TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Hà Nội sẽ ủy quyền cho UBND cấp huyện giải quyết một số thủ tục hành chính gồm cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh nằm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã có văn bản giao các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian thực hiện các chính sách đối với đối tượng ở các địa bàn không còn là đặc biệt khó khăn theo thời gian và phù hợp với từng chính sách.
Phát biểu tại hội trường tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua rà soát, hiện còn 12 chính sách do các bộ, ngành quản lý có áp dụng cho các đối tượng nằm trong xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) không tiếp tục được hưởng là 406 xã và hơn 6.000 thôn. Tuy vậy, dù các xã đã thoát khỏi diện ĐBKK, vẫn còn các hộ đồng bào DTTS còn khó khăn. Chỉ ra thực tế này, Bộ trưởng đề xuất, sửa đổi bổ sung các chính sách theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian với các đối tượng không còn nằm ở địa bàn ĐBKK.
Ủy ban Dân tộc thống nhất bổ sung chính sách kéo dài thời gian với nhóm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, tuy nhiên vẫn còn các hộ đồng bào dân tộc khó khăn
Tại phiên họp toàn thể lần thứ ba, Hội đồng Dân tộc đã cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả khảo sát 'Tác động của việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển', theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 612 của Ủy ban Dân tộc.
Trước những thay đổi của thực tế, quy chế tổ chức, hoạt động và những chế độ chính sách trong các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) cũng cần sự điều chỉnh để phù hợp hơn.
Sở GD&ĐT đã hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 PTDTNT năm học 2022 – 2023 với hàng loạt yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển.
Khảo sát, đánh giá tác động của Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 612 của Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các xã Khu vực III, khu vực II, khu vực I và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Thanh Hóa, Đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã ghi nhận tình trạng nhiều người đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác.
Do có sự thay đổi chính sách đối với học sinh bán trú, có tình trạng học sinh nghỉ học hoặc căng lều bạt quanh trường để sống tạm trong khi các cơ sở vật chất khu vực nội trú lại bỏ không.